Trong tháng 12 vừa qua, tưởng chừng sẽ khép lại mà không có biến động nào trong phân khúc siêu xe, xe thể thao nhưng bất ngờ thay một loạt “siêu phẩm” đã bất ngờ xuất hiện.
Ford GT
Cách đây ít lâu Ford vừa công bố sẽ tạo ra 22 chiếc Ford GT Mk IV dành cho đường đua, chính thức khép lại vòng đời của siêu xe Ford GT thế hệ thứ 3.
Trong lúc đó, một công ty mang tên GT1 có trụ sở tại Pontiac, Mỹ đã tuyên bố tái sản xuất thế hệ GT thứ 2 với số lượng giới hạn 30 chiếc – lần này cũng chỉ là những mẫu xe đua “chạy trường”. Mỗi chiếc sẽ có giá dự kiến khoảng 1,2 triệu USD.
GT1 được thành lập bởi Fred Calero – một nhà đầu tư là “fan cứng” của dòng Ford GT. Dù để mua được siêu xe này từ Ford không dễ, nhưng ông hiện đang sở hữu một chiếc đời 2005, 2006 và 2020.
Một ngày nọ, khi đang đọc một diễn đàn GT trên internet, Calero đã tìm thấy một thông tin thú vị.
Hóa ra ngoài 4.000 chiếc được sản xuất Ford đã chế tạo thêm vài chục bộ khung của GT thế hệ thứ 2 để dự trữ phụ tùng sửa chữa. Nhưng sau hơn một thập kỷ, hãng không cần phải giữ chúng nữa.
Calero có ý tưởng mua một bộ khung và biến nó thành một chiếc xe đua. Sau đó, bạn và đồng nghiệp của ông ấy, Jeremy Sutton – người đã làm việc cho bộ phận SVT của Ford khi ban đầu hãng này phát triển GT, đã tư vấn ông mua toàn bộ số lượng khung còn lại.
Có tất cả 30 bộ, vì vậy Calero đã thành lập một công ty mới có tên GT1 để phát triển một chiếc ô tô hoàn chỉnh.
Sau khi có khung, GT1 đã mua lại các khuôn thân xe bằng sợi carbon từ công ty Thụy Sĩ Matech – đơn vị đã chế tạo những chiếc xe đua Ford GT1 để thi đấu trong thập niên đầu của Thế kỷ XX, đồng thời điều chỉnh chúng để dễ sản xuất số lượng lớn hơn và áp dụng các cải tiến khí động học mới nhất.
Một hệ thống treo hiệu suất cao mới cũng được thiết kế bởi Multimatic – đối tác giúp Ford sản xuất GT thế hệ thứ 3.
GT1 đã mở xưởng lắp ráp tại trường đua tư nhân M1 Conference ở Pontiac, Michigan và lắp đặt động cơ V8 7.0 lít tăng áp kép Roush Yates có công suất 1.400 mã lực.
Nhờ đó những chiếc Ford GT thế hệ thứ 2 “tái sinh” này có thể đạt tốc độ 0-100km/h trong dưới 3 giây và vượt quá mức 320km/h, bất chấp việc có thêm cánh đuôi cản gió hơn. Chiếc xe lăn bánh trên vành nhôm nén siêu nhẹ của Forgeline.
Sau 3 năm ở giai đoạn phát triển, hiện tại chiếc GT1 đầu tiên đã có thể lăn bánh thử nghiệm và hiện công ty đang tiếp tục tiến tới bước sản xuất hàng loạt.
Theo Calero dự tính, GT1 sẽ sản xuất 4 chiếc trong năm 2023. Kể từ năm 2024, cứ mỗi quý hãng sẽ lại tạo ra 4 chiếc cho tới khi hết 30 bộ khung.
Ngoài GT1, Calero hiện đang làm chủ một số công ty, chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Nhưng ông chia sẻ rằng “không công ty nào khiến tôi phải bỏ công sức của mình như thế này. Đó là thứ tôi thích làm”.
Radical SR3 XXR
Radical SR3 XXR là một mẫu xe đua cỡ nhỏ những đã được cải tiếng rất nhiều khi nó chỉ nặng 660kg, trang bị máy 1.5l nhưng sở hữu sức mạnh lên tới 232 mã lực.
Radical Motorsport vừa công bố chi tiết chiếc Radical SR3 XXR hoàn toàn mới của mình.
Khi cải tiến mẫu xe bán chạy nhất của hãng là SR3, công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh đã tập trung vào hiệu suất, sự hữu dụng và độ bền trong khi vẫn giữ được bản chất khiến nó trở thành chiếc xe đua mang tính biểu tượng nhất từ trước đến nay: sự nhẹ nhàng và động lực lái.
Với hơn 1.500 chiếc đã được bán cho đến nay, có thể nói SR3 là một trong những sản phẩm thành công nhất trong lịch sử của thương hiệu Radical Motorsport.
Chiếc xe đua này chiếm phần lớn các danh hiệu trong 12 giải vô địch Radical Cup khác nhau trên toàn thế giới và cho mùa giải 2023, thương hiệu này có một sự bổ sung bất ngờ mới cho đội hình.
Radical SR3 XXR là một phiên bản cải tiến và mạnh mẽ hơn của chiếc xe hiện có, hiện đã có sẵn để đặt hàng.
Điểm nổi bật của trang trí mới cho chiếc xe đua này là động cơ 1.5 lít mới, được phát triển hoàn toàn bởi chinh thương hiệu này.
Với công suất 232 mã lực, mẫu xe này cũng có thể chạy bằng nhiên liệu sinh học, điều này khiến SR3 XXR trở thành mẫu xe đua có khả năng chạy bằng nhiên liệu sinh học.
Bộ phận công suất cao mang lại cho cỗ máy trọng lượng nhẹ tỷ lệ công suất trên trọng lượng ấn tượng hơn 350 mã lực/tấn.
Các tính năng tiêu chuẩn mới khác không có sẵn trước đây hoặc tùy chọn có sẵn trên SR3 bao gồm bộ giới hạn pit mới giúp giữ tốc độ của xe ở giới hạn tốc độ pit trong trường đua.
Một điểm mới nữa là thiết kế vây cá mập đuôi trung tâm lấy cảm hứng từ LMP mà Radical nói rằng chi tiết này giúp mang lại những cải tiến khí động học cho sự ổn định khi vào cua và giữa góc cua.
Danh sách các tùy chọn bổ sung bao gồm bộ chia sợi carbon và bộ khuếch tán phía sau bằng sợi carbon.
Một nâng cấp quan trọng khác so với SR3 tiêu chuẩn là hệ thống phanh mới. Hệ thống phanh của xe đã được phát triển với sự hợp tác của AP Racing và sẽ mang lại hiệu suất được cải thiện nhờ giảm khối lượng không có lò xo và cải thiện cảm giác bàn đạp.
Bổ sung cho những cải tiến về phần cứng là một loạt các điều chỉnh hệ thống truyền động, bao gồm hệ thống tra dầu được thiết kế lại, hiệu chỉnh động cơ và hộp số mới, cảm biến thành phần nhiên liệu cho phép sử dụng nhiên liệu sinh học và những thứ khác.
Mục tiêu chính thương hiệu bên cạnh việc cải thiện hiệu suất là độ bền cao hơn khi tải nặng.
SR3 XXR mới hiện đã có sẵn để đặt hàng thông qua mạng lưới bán lẻ toàn cầu của Radical với các đại lý ở 21 quốc gia trên thế giới.
Chiếc xe đua sẽ đi vào sản xuất vào tháng 2 năm sau với những đợt giao hàng đầu tiên dự kiến vào cuối tháng đó.
Bertone GB110
Bertone GB110 là một siêu xe giới hạn chạy bằng nhiên liệu tái chế từ nhựa thu về từ rác thải nhưng sở hữu sức mạnh lên tới 1.100 mã lực, khả năng tăng tốc từ 0 – 100 km/h chỉ trong chưa đây 3 giây.
Bertone là hãng tùy biến và thiết kế huyền thoại của Ý. Đơn vị này đứng sau hàng chục mẫu xe, từ ít tên tuổi tới danh tiếng như Lamborghini Miura hay Lamborghini Countach. Trong tuần này, họ đã hé lộ dự án mới nhất là siêu xe GB110.
Sản xuất giới hạn ở mức 33 chiếc, Bertone GB110 là dự án đầu tiên của hãng tùy biến Ý dưới thời chủ mới.
Hệ truyền động xe không được làm rõ, hãng chỉ cho biết công suất lẫn mô-men xoắn xe đều ở mức 1.100 đơn vị, còn số vòng tua máy tối đa lên tới 8.400 vòng tua/phút.
Hộp số sử dụng là loại 7 cấp không rõ chi tiết, hệ dẫn động 2 cầu. Hệ thống treo là loại xương đòn kép độc lập cả trước và sau.
Một điểm đặc biệt trên Bertone GB110 là xe chạy bằng nhiên liệu chế tạo từ nhựa tái chế và loại nhiên liệu này có thể là độc quyền do mình hãng cung cấp. Không rõ Bertone định cung cấp nhiên liệu cho khách hàng của mình ra sao, nhưng có thể xe chạy bằng nhiên liệu thường.
Khả năng tăng tốc 0 – 100 km/h của Bertone GB110 trong 2,79 giây, 0 – 200 km/h trong 6,79 giây và 0 – 300 km/h trong 14 giây. Tốc độ tối đa xe được giới hạn ở 380 km/h.
Những thông số trên không thể giúp ta đoán được khung gầm xe sử dụng mượn nguyên gốc từ hãng nào dù Bertone khẳng định mình sử dụng linh kiện từ “một hãng xe Đức”.
Bugatti Chiron Profilée
Bugatti Chiron Profilée sẽ nằm giữa Chiron Sport và Pur Sport tuy nhiên nó lại không được hãng sản xuất đại trà vì phải nhường chỗ cho Bugatti Chiron Pur Sport và những mẫu xe khác của Bugatti.
Trong một vũ trụ song song khác – nơi mà Bugatti quyết định sản xuất nhiều hơn 500 chiếc Chiron, có thể sẽ nhiều đại gia hơn sẽ được sở hữu Bugatti Chiron Profilée.
Phiên bản đặc biệt này ra đời trong bối cảnh khi các khách hàng của Bugatti đòi hỏi một mẫu xe đem tới cảm giác lái “sắc như dao cạo” trên đường đua như Bugatti Chiron Pur Sport, nhưng không kèm theo chiếc cánh đuôi cố định mà họ cho là xấu xí.
Khi mà mỗi khách hàng đều phải trả ít nhất khoảng tầm 2 triệu USD để sở hữu một chiếc xe, đương nhiên Bugatti phải tìm cách chiều lòng họ. Đó là lý do hãng đã bắt đầu phát triển Bugatti Chiron Profilée.
Nhưng cuối cùng Pur Sport lại thành công hơn mong đợi của Bugatti, khiến 60 chiếc xe mà hãng dự định sản xuất đã nhanh chóng “cháy hàng”.
Do trước đây hãng từng tự đặt ra mục tiêu chỉ sản xuất 500 chiếc Bugatti Chiron, dự án Profilée đã bị loại bỏ để nhường “slot” cho các phiên bản đặc biệt hơn như Bugatti Centodieci, Mistral hay Bugatti La Voiture Noire.
Nhưng cuối cùng do tự thấy Chiron Profilée “quá đẹp để bị lãng quên và nằm ở trong bảo tàng”, Bugatti cuối cùng đã hoàn thiện nốt chiếc xe thử nghiệm độc nhất để quyết định ra mắt nó ngày hôm nay.
Cái tên của xe được đặt nhằm vinh danh những chiếc Bugatti Type 46 và Type 50 trong quá khứ, vốn do con trai của nhà sáng lập hãng Ettore Bugatti – Jean Bugatti thiết kế.
Điểm đặc biệt nhất so với Pur Sport và cũng là lý do để Bugatti phát triển Chiron Profilée là cánh đuôi phía sau.
Vẫn có dạng cánh cố định, nhưng nó nhỏ hơn và vuốt thuôn về phía sau để đồng thời đóng 2 vai trò: tạo lực nén không khí và dẫn khí nóng từ khoang động cơ về phía sau.
Ngoài ra màu sơn xanh nhạt Argent Atlantique và bộ mâm 5 cánh đặc biệt cũng không xuất hiện trên bất kỳ chiếc Chiron nào khác. Nửa dưới của thân xe là sợi carbon trần với lớp phủ trong suốt màu xanh Bugatti Blu Royal.
Nội thất của Chiron Profilée giống như Chiron Pur Sport, ngoại trừ việc nó sang trọng hơn do được bọc da thay vì alcantara.
Trên thực tế Profilée cũng là chiếc Chiron đầu tiên sử dụng da dệt. Các miếng da được cắt thành những sợi mảnh với tổng chiều dài 2,5k, sau đó dệt lại thành tấm và bọc ở những tấm ốp cửa hai bệ trung tâm.
Bên dưới lớp vỏ, Chiron Profilée chia sẻ chung động cơ W16 4 tăng áp 1.500PS cùng cấu hình chassis tương tự Pur Sport.
Điều này nghĩa là xe cũng có tỷ số truyền của hộp số ngắn hơn 15%. giảm xóc cứng hơn 10% và trục bánh sau có góc camber âm (choãi vào trong) nhiều hơn 50% so với Chiron Sport thường.
Chính vì vậy Chiron Profilée cũng chỉ có tốc độ tối đa 380km/h, nhưng đổi lại là khả năng tăng tốc bùng nổ: 0-100km/h trong 2,3 giây và 0-200km/h trong 5,5 giây.
Bugatti không công bố trọng lượng của Chiron Profilée, nhưng chắc chắn rằng nó sẽ nặng hơn Pur Sport. So với Chiron thường, Pur Sport nhẹ hơn 50kg nhờ cánh gió và mâm bằng sợi carbon.
Vào ngày 1/2/2022 tới đây, chiếc Chiron Profilée duy nhất trên Thế giới sẽ được bán đấu giá bởi nhà RM Sotheby’s. Và xét tới yếu tố độc nhất vô nhị, chắc chắn chiếc xe sẽ không thể rẻ hơn mức vài triệu USD.
Alfa Romeo Giulia SWB Zagato
Nhà chế tác thân xe Ý Zagato lừng danh vừa công bố chiếc Alfa Romeo Giulia SWB – mẫu xe đặc biệt được thiết kế để kỷ niệm 100 năm hợp tác giữa hai công ty.
Mẫu xe này thuộc sở hữu của một nhà sưu tập người Đức, dựa trên Alfa Romeo Giulia nhưng đi kèm với chiều dài cơ sở rút ngắn. Chưa dừng lại ở đó, Giulia SWB Zagato còn có thân xe coupe hai cửa và hệ động lực “độc nhất vô nhị”. (Xem chi tiết tại đây: Diện kiến Alfa Romeo Giulia SWB Zagato – Khi sedan hóa coupe độc nhất vô nhị).
Donkervoort F22
Ngày 10/12/2022, hãng xe thể thao Hà Lan là Donkervoort đã chính thức ra mắt siêu xe thể thao thế hệ mới – mẫu Donkervoort F22.
Theo hãng tuyên bố, đây là siêu xe nhẹ nhất thế giới với trọng lượng xe ở mức chỉ 750kg. Trong khi đó, với sức mạnh 500hp/640Nm, chiếc xe chỉ mất 2,5 giây để tăng tốc 0-100km/h, nghĩa là ngang với siêu xe Ferrari SF90 Stradale.
Nhưng cũng chính vì khả năng tăng tốc cực nhanh trong khi trọng lượng nhẹ nên Donkervoort F22 còn lập một kỷ lục khác: lực gia tốc vào cua lớn nhất trong thế giới siêu xe, đạt 2,15G.
Donkervoort F22 là mẫu xe mới đầu tiên kể từ khi Denis Donkervoort lên nắm quyền điều hành công ty sau khi cha ông, là Joop Donkervoort, chuyển giao lại.
F22 là siêu xe thể thao trọng lượng cực nhẹ, cấu trúc 2 chỗ ngồi, mui trần kiểu targa, động cơ đặt giữa-trước, dẫn động cầu sau.
Thiết kế vẫn có phần di biệt với mũi xe dài và khoang lái dịch xa về phía sau, và gần gũi với các mẫu xe đua thể thao kiểu bánh trần (open-wheel).
Nắp ca-pô mở ngược, hai cửa xe mở kiểu cánh bướm và đầu thoát ống xả bố trí hai bên hông cũng là điểm nhấn khác biệt về thiết kế của F22.
Trên thực tế, dù là mẫu xe hoàn toàn mới song F22 vẫn được kế thừa tinh hoa thiết kế và công nghệ sáng tạo từ các mẫu xe tiêu biểu của Donkervoort trước nay, đặc biệt gần gũi nhất là siêu xe D8 GTO.
Những phiên bản tối ưu của Donkervoort D8 GTO cũng đã có khả năng tăng tốc ấn tượng 0-100km/h mất 2,6 giây và lực gia tốc đạt 2G. Như vậy có thể thấy hiệu năng của mẫu F22 mới đã được cải thiện hơn nữa so với dòng D8 GTO.
Donkervoort F22 có thiết kế khung sườn mới, kiểu thép ống kết hợp với cấu trúc hybrid tối ưu trọng lượng.
Sức mạnh đến từ động cơ I5 2.5L tăng áp turbocharged nguyên bản chế tạo bởi Audi Sport nhưng đã được Donkervoort hiệu chỉnh để đạt mức công suất 500 mã lực và mô-men xoắn 640Nm, kết hợp cùng hộp số sàn 5 cấp có bước chuyển số ngắn và hệ dẫn động cầu sau, vi sai chống trượt kiểu Torsen.
Xe có hệ thống treo trước và sau đều kiểu độc lập tay đòn kép Wishbone. Lốp trước kích cỡ 235/40R18 và lốp sau 275/35R19.
Cảm giác lái của Donkervoort F22 được cho là rất thuần khiết thể thao và thậm chí còn kịch tính thú vị nhờ trọng lượng cực nhẹ trong khi công suất cao, lực gia tốc vào cua lớn đem lại cảm giác gần gũi với các xe đua thể thức.
Như đã nhấn mạnh ở trên, chiếc F22 tăng tốc 0-100km/h chỉ mất 2,5 giây, 0-200km/h mất 7,5 giây và vận tốc tối đa đạt 290km/h.
Chiếc F22 có trục cơ sở 2.420mm, tổng thể (Dài x Rộng x Cao) tương ứng (4.039 x 1.912 x 1.105)mm.
Theo Donkervoort cho biết, hãng sẽ sản xuất giới hạn 75 chiếc F22, trong đó đã có 50 chiếc được bán ngay từ khi xuất hiện bản vẽ phác thảo. Thị trường bán ra của F22 ở cả khu vực Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Âu và nhiều nơi khác.
Giá bán khởi điểm của F22 tại các thị trường châu Âu là từ 245.000 Euro (chưa bao gồm thuế). Những chiếc Donkervoort F22 đầu tiên sẽ được giao tới tay khách hàng vào Tháng 1/2023.
Ford GT Mk IV
Vào tháng 10 vừa qua, Ford từng tuyên bố “khai tử” siêu xe GT thế hệ thứ 3 khi công bố phiên bản đặc biệt cuối cùng mang tên LM Edition, với số lượng sản xuất chỉ 22 chiếc.
Tuy nhiên định nghĩa “cuối cùng” ở đây chỉ dành cho những chiếc GT dân dụng – hãng đã dành một phiên bản “đời chót” còn lại chỉ dành cho đường đua. Và tới nay chiếc xe đó mới được công bố với tên gọi Ford GT Mk IV. (Xem chi tiết tại: Tưởng đã bị “khai tử”, Ford còn cố làm một siêu xe GT “đời chót” nhưng lại đẹp chưa từng thấy).
Mercedes-AMG GT2
Mặc dù dòng coupe GT sắp bị “khai tử” thế hệ đầu tiên, nhưng Mercedes-AMG vẫn tiếp tục công bố một phiên bản đua của chiếc xe.
Có tên gọi Mercedes-AMG GT2, đây là chiếc xe đua “khủng” nhất dựa trên dòng AMG GT từng được tạo ra và sẽ nằm trên những chiếc GT3 hay GT4 thường thấy. (Xem chi tiết tại đây: Diện kiến Mercedes-AMG GT2 – Xe đua “chất” nhất trong lịch sử, nhưng yếu hơn cả bản thương mại).
Tạp Chí Siêu Xe tổng hợp