Điểm mặt bộ 3 siêu phẩm tốc độ “bất khả chiến bại”: Đâu là “chiến binh” sáng giá nhất?

Những phiên bản tốc độ giới hạn độc nhất đến từ các thương hiệu đình đám như Bugatti, Pagani Utopia và Hennessey sẽ là những chiến binh sáng giá nhất cho làn đua khốc liệt này.

Thiên nga đen” Bugatti W16 Mistral

Bugatti Mistral Roadster sẽ là mẫu siêu xe cuối cùng của Bugatti được trang bị khối động cơ huyền thoại W16.

 Được phát triển trên nền tảng hypercar Chiron, W16 Mistral sở hữu phong cách Speedster cổ điển với cột A thiết kế ngắn hơn và không được trang bị mui xe.

Tại triển lãm The Quail, Bugatti chính thức vén màn siêu phẩm mới nhất – chiếc W16 Mistral. Hãng xe công bố đây là chiếc Bugatti cuối cùng được trang bị động cơ W16.

Được phát triển trên nền tảng hypercar Chiron, W16 Mistral sở hữu phong cách Speedster cổ điển với cột A thiết kế ngắn hơn và không được trang bị mui xe.

Cảm hứng thiết kế nên chiếc W16 Mistral đến từ mẫu Type 57 Roadster Grand Raid đời 1934, bên cạnh nhiều chi tiết thừa hưởng từ bản concept Veyron Barchetta 2008.

Cảm hứng thiết kế nên chiếc W16 Mistral đến từ mẫu Bugatti Type 57 Roadster Grand Raid đời 1934, bên cạnh nhiều chi tiết thừa hưởng từ bản concept Veyron Barchetta 2008.

 W16 Mistral là mẫu Bugatti mui trần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây. Tên gọi của chiếc xe được lấy cảm hứng từ loại gió mùa lạnh và khô, đặc trưng tại Pháp.

W16 Mistral là mẫu Bugatti mui trần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây. Tên gọi của chiếc xe được lấy cảm hứng từ loại gió mùa lạnh và khô, đặc trưng tại Pháp.

 Nhìn từ phía trước, đầu xe là sự pha trộn giữa 2 mẫu La Voiture Noire và Divo. Lưới tản nhiệt hình móng ngựa được mở rộng hơn để tăng khả làm mát cho bộ tản nhiệt.

Nhìn từ phía trước, đầu xe là sự pha trộn giữa 2 mẫu Bugatti La Voiture Noire và Bugatti Divo. Lưới tản nhiệt hình móng ngựa được mở rộng hơn để tăng khả làm mát cho bộ tản nhiệt.

 Hệ thống đèn pha LED được thiết kế phân tầng theo chiều dọc, tương đồng với siêu phẩm La Voiture Noire. Logo "Mistral" được chạm nổi bên trong chi tiết này.

Hệ thống đèn pha LED được thiết kế phân tầng theo chiều dọc, tương đồng với siêu phẩm La Voiture Noire. Logo “Mistral” được chạm nổi bên trong chi tiết này.

 Phong cách Speedster được thể hiện rõ hơn với phần kính chắn gió và kính cửa sổ thấp. Họa tiết của bộ mâm sở hữu thiết kế tương tự mẫu La Voiture Noire.

Phong cách Speedster được thể hiện rõ hơn với phần kính chắn gió và kính cửa sổ thấp. Họa tiết của bộ mâm sở hữu thiết kế tương tự mẫu La Voiture Noire.

 Một chi tiết tương tự như trên mẫu Divo là quốc kỳ của Pháp được đặt phía sau hốc bánh xe cầu trước.

Một chi tiết tương tự như trên mẫu Divo là quốc kỳ của Pháp được đặt phía sau hốc bánh xe cầu trước.

 Khe gió C-Line cỡ lớn thường gặp trên các mẫu Chiron đã được thay thế bởi cấu hình cửa hút gió nhỏ nằm ở 2 bên hông và ống lấy gió lớn nằm sau tựa đầu.

Khe gió C-Line cỡ lớn thường gặp trên các mẫu Bugatti Chiron đã được thay thế bởi cấu hình cửa hút gió nhỏ nằm ở 2 bên hông và ống lấy gió lớn nằm sau tựa đầu.

 Thiết kế 2 ống lấy gió lớn cho động cơ gợi nhắc đến mẫu hypercar Veyron. Chi tiết này được làm từ sợi carbon, đồng thời đóng vai trò khung bảo vệ trong trường hợp lật xe.

Thiết kế 2 ống lấy gió lớn cho động cơ gợi nhắc đến mẫu hypercar Veyron. Chi tiết này được làm từ sợi carbon, đồng thời đóng vai trò khung bảo vệ trong trường hợp lật xe.

 Hệ thống đèn hậu được thiết kế với dạng chữ X, giúp tăng khả năng làm mát cho khoang động cơ. Phong cách này cũng từng xuất hiện trên mẫu xe đua Bugatti Bolide.

Hệ thống đèn hậu được thiết kế với dạng chữ X, giúp tăng khả năng làm mát cho khoang động cơ. Phong cách này cũng từng xuất hiện trên mẫu xe đua Bugatti Bolide.

 Ký tự "Bugatti" được thiết kế dạng 3 chiều, tích hợp trực tiếp vào hệ thống đèn hậu.

Ký tự “Bugatti” được thiết kế dạng 3 chiều, tích hợp trực tiếp vào hệ thống đèn hậu.

Bên cạnh phối màu đen – vàng truyền thống, Bugatti cho phép khách hàng có thể thỏa sức sáng tạo với nhiều lựa chọn màu sắc ngoại thất và nội thất, chất liệu trang trí…

Nội thất mang tông màu vàng - đen. Đây chính là phối màu yêu thích, thường xuất hiện trên những mẫu xe cá nhân của nhà sáng lập thương hiệu - ông Ettore Bugatti.

Nội thất mang tông màu vàng – đen. Đây chính là phối màu yêu thích, thường xuất hiện trên những mẫu xe cá nhân của nhà sáng lập thương hiệu – ông Ettore Bugatti.

Cần số được làm từ chất liệu gỗ cao cấp và hổ phách. Đặc biệt hơn, bức tượng "Dancing Elephant" (chú voi nhảy múa) của Rembrandt Bugatti được đặt vào khối hổ phách.

Cần số được làm từ chất liệu gỗ cao cấp và hổ phách. Đặc biệt hơn, bức tượng “Dancing Elephant” (chú voi nhảy múa) của Rembrandt Bugatti được đặt vào khối hổ phách.

 Mang đến sức mạnh cho W16 Mistral vẫn là khối động cơ W16 dung tích 8.0L được trang bị 4 bộ turbo, công suất tối đa 1.600 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.600 Nm.

Mang đến sức mạnh cho W16 Mistral vẫn là khối động cơ W16 dung tích 8.0L được trang bị 4 bộ turbo, công suất tối đa 1.600 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.600 Nm.

 Bugatti cho biết chiếc xe có thể "dễ dàng đạt tới vận tốc lên đến 420 km/h". Thương hiệu mong muốn W16 Mistral sẽ phá vỡ kỷ lục mẫu xe mui trần nhanh nhất thế giới.

Bugatti cho biết chiếc xe có thể “dễ dàng đạt tới vận tốc lên đến 420 km/h”. Thương hiệu mong muốn W16 Mistral sẽ phá vỡ kỷ lục mẫu xe mui trần nhanh nhất thế giới.

 Vào năm 2013, một mẫu roadster khác của Bugatti là Grand Sport Vitesse đã đạt kỷ lục tốc độ 409 km/h, trước khi bị chiếc Hennessey Venom GT Spyder vượt qua vào năm 2016.

Vào năm 2013, một mẫu roadster khác của Bugatti là Grand Sport Vitesse đã đạt kỷ lục tốc độ 409 km/h, trước khi bị chiếc Hennessey Venom GT Spyder vượt qua vào năm 2016.

 Bugatti W16 Mistral là phiên bản giới hạn 99 chiếc toàn cầu, cùng mức giá khởi điểm khoảng 5 triệu USD. Hãng xe cũng công bố toàn bộ 99 chiếc đều đã có chủ sở hữu.

Bugatti W16 Mistral là phiên bản giới hạn 99 chiếc toàn cầu, cùng mức giá khởi điểm khoảng 5 triệu USD. Hãng xe cũng công bố toàn bộ 99 chiếc đều đã có chủ sở hữu.

 Trong tương lai, Bugatti sẽ hợp tác cùng thương hiệu xe điện Rimac. Theo giám đốc điều hành Mate Rimac, mẫu xe mới của Bugatti sẽ được trang bị công nghệ hybrid.

Trong tương lai, Bugatti sẽ hợp tác cùng thương hiệu xe điện Rimac. Theo giám đốc điều hành Mate Rimac, mẫu xe mới của Bugatti sẽ được trang bị công nghệ hybrid.

“Cuồng Phong” Hennessey Venom F5 Revolution

Sau bản coupe thông thường với mục đích đánh bại các kỷ lục tốc độ và biến thể mui trần, hãng siêu xe Mỹ Hennessey lại vừa bổ sung thêm một biến thể thứ 3 cho mẫu hypercar Venom F5.

Có tên gọi Hennessey Venom F5 Revolution, mục tiêu của phiên bản mới này đó là rút ngắn tối đa thời gian hoàn thành các vòng đua bằng cách tăng lực nén khí động học, cân chỉnh động cơ và hệ treo.

Cung cấp sức mạnh cho Hennessey Venom F5 Revolution tiếp tục là động cơ V8 “Fury” 6,6 lít tăng áp kép của Hennessey, được hiệu chỉnh để sử dụng cho các đường đua.

Nó tạo ra công suất 1.817 mã lực và mô-men xoắn 1.617Nm – không đổi so với mọi chiếc F5 khác. Tuy nhiên trọng lượng của chiếc xe đã nhẹ hơn khi chỉ đạt “dưới 1.360kg”.

Hennessey đã thực hiện hầu hết các thay đổi đối với khí động học và hệ thống treo của xe.

Một cánh gió sau lớn rộng như chiều ngang thân xe, có thể điều chỉnh cùng các vây và cánh chia gió khác nhau đã giúp tạo ra 362kg lực nén không khí ở 300km/h.

Con số đó tăng lên thành 635kg ở tốc độ 400km/h. Sức mạnh truyền tới bánh sau thông qua hộp số ly hợp đơn tự động.

Hennessey đã lắp một bộ chia gió lớn hơn bằng sợi carbon phía trước để ngăn không khí tràn vào gầm xe. Một bộ khuếch tán phía sau giúp dẫn bất kỳ luồng không khí nào đi qua bên dưới.

Các vây ở phía trước bánh xe giúp tăng thêm độ bám để cải thiện khả năng ổn định vào cua, trong khi một hốc gió gắn trên nóc sẽ cung cấp không khí vào khoang động cơ.

Chiếc xe có hệ thống treo xương đòn kép được Hennessey cân chỉnh lại, dù hãng không nói chi tiết chính xác các cải tiến là gì. Công ty cũng trang bị cho Venom F5 Revolution bộ giảm chấn có thể điều chỉnh bằng các công cụ đơn giản.

Bánh xe hợp kim mới, lớn hơn cung cấp bề mặt tiếp xúc với đường lớn hơn, giúp tăng cường khả năng vào cua và dừng của xe.

Hennessey sẽ cung cấp F5 Revolution với hệ thống ghi dữ liệu vận hành trên đường đua, cho phép theo dõi tình trạng hoạt động của xe thời gian thực.

Nó theo dõi thời gian vòng đua, mức chênh lệch thời gian hoàn thành mỗi vòng, lực gia tốc G vào cua và các thông tin khác. 

Chiếc xe sẽ ra mắt công chúng toàn cầu sau một tuần nữa tại cuộc thi xe Miami Motorcar Cavalcade Concours d’Elegance vào ngày 15 tháng 1.

Hennessey có kế hoạch chỉ sản xuất 24 chiếc Hennessey Venom F5 Revolution, với mỗi chiếc có giá khởi điểm 2,7 triệu USD. Hiện tại đa phần số xe này đã có chủ, theo Hennessey cho biết.

Bướm đêm” Pagani Utopia V12

Sau Pagani Zonda với cửa ngang truyền thống, đến Pagani Huayra với sự phá cách kiểu cánh chim và nội thất đẳng cấp, đến nay, Pagani trình làng siêu xe mới tinh thứ 3 của mình với tên gọi Utopia mang thiết kế “tân cổ giao duyên” cùng với kiểu cửa mới, lần đầu áp dụng cho dòng xe Pagani là cánh bướm.

Chỉ sản xuất giới hạn 99 chiếc xe Pagani Utopia và toàn bộ đã tìm thấy chủ nhân ngay từ khi xe còn trên bản vẽ. Giá bán mỗi chiếc từ 2,5 triệu đô la tức khoảng 60 tỷ đồng, đắt hơn phiên bản trước là Pagani Huayra đến 1,2 triệu đô la. Utopia được hãng Pagani nhấn mạnh 3 tiêu chí đó là sự đơn giản, nhẹ nhàng và niềm vui khi lái xe.

Điều đầu tiên trong 3 phẩm chất liệt kê trên là Pagani không cho Utopia chạy theo số đông của các nhà sản xuất siêu xe khác để cung cấp một hệ thống truyền động hybrid.

Utopia được trang bị khối động cơ V12 6.0 lít tăng áp kép với góc 60 độ giữa các xi-lanh của Mercedes-AMG. Khối động cơ này có khả năng sản sinh công suất 852 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn 1100 Nm từ 2.800 đến 5.900 vòng/phút. Động cơ của xe đủ sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải của California theo chia sẻ từ phía thương hiệu.

Người mua có thể lựa chọn hộp số sàn tự động bảy cấp mà Pagani tuyên bố là hộp số chuyển số nhanh nhất có thể với bánh răng xoắn. Ngoài ra thương hiệu còn đem tới tùy chọn hộp số sàn bảy cấp thực thụ với một bàn đạp ly hợp và cầu sau có bộ vi sai cơ điện.

So với Huayra và Zonda, Utopia có thiết kế tối giản về mặt diện mạo tổng thể và thương hiệu chỉ giữ lại các yếu tố khí động học chủ động một cách tinh tế để giữ lại các đường nét ấn tượng của phần thân xe.

Cơ thể của Pagani Utopia không chỉ được đảm bảo bởi sự đơn giản của hệ thống truyền động mà còn bởi cấu trúc cốt lõi không sử dụng sợi carbon đơn thuần, thay vào đó, nó được làm bằng Carbo-Titanium có độ bền cao được cấp bằng sáng chế bởi Pagani. Sự kết hợp của cấu trúc trung tâm Carbo-Titanium, thân xe carbon nhẹ và khung phụ hợp kim crom giúp Utopia chỉ nặng 1.280 kg.

Các chi tiết thiết kế ấn tượng khác bao gồm việc tiếp tục sử dụng dây da để cố định nắp capo trước/sau kiểu “vỏ sò”, khoang đựng hành lý được đặt phía sau. Utopia có cửa mở dạng cánh bướm, một trang bị thuận tiện để sau này có bản mui trần, cánh cửa này vẫn được trang bị, không loại bỏ hẳn như kiểu cửa cánh chim của Huayra.

Utopia đặt trên bánh xe hợp kim 21 inch ở phía trước và 22 ở phía sau và còn có các cánh gạt hình tua-bin để dẫn khí nóng ra khỏi hệ thống phanh.

Nóc xe tích hợp hai cửa sổ và một màn hình nhỏ phía sau, một phần mặt sau sử dụng kính giúp cho phép người xem có thể nhìn thấy động cơ V12 mà còn hiện ra một số thiết kế ở trung tâm của bảng điều khiển. Đèn pha và đèn hậu LED của xe thiết kế rất đẳng cấp.

Về nội thất, Utopia sở hữu thiết kế hoài cổ, đi ngược lại với những mẫu xe hiện đại khi sử dụng nhiều màn hình kỹ thuật số. Xe chỉ có một màn hình duy nhất giữa đồng hồ tốc độ analog và máy đo tốc độ.

Mẫu xe này không có màn hình thông tin giải trí, bảng điều khiển được thiết kế với một dãy thiết bị, công tắc và điều khiển HVAC. Thương hiệu cũng đã gia công vô lăng và bàn đạp từ các khối kim loại.

Cabin xe được xây dựng và hoàn thiện theo tiêu chuẩn khiến nhiều người có thể so sánh với các siêu xe khác nhưng ở đẳng cấp hypercar, nơi chủ xe chỉ thích ngắm và lái thay vì vuốt trên màn hình, điều này là quá dễ hiểu.

Vô lăng xe Pagani Utopia được đúc từ một khối nhôm duy nhất, cũng như các bàn đạp riêng lẻ, và cần số lộ thiên vốn là đặc sản của Pagani từ thời Huayra trở về đây.

Trong khi Zonda được đặt theo tên của một cơn gió và Pagani Huayra theo tên của một vị thần gió, thì danh hiệu của Utopia có nguồn gốc từ tư tưởng trí tuệ thời Trung cổ. “Đối với nhà triết học Thomas More vào năm 1516, Utopia là một nơi không tồn tại và kể từ đó cái tên này đã được đặt cho những địa điểm lý tưởng mà chúng ta mơ ước.”

Pagani cũng đã đầu tư thời gian và tiền bạc để giúp Pagani Utopia có thể hợp pháp lưu thông trên hầu hết các liên bang ở Hoa Kỳ, thay vì chỉ với mục đích trưng bày. Giám đốc tiếp thị Christopher Pagani xác nhận rằng toàn bộ 99 xe được sản xuất đã có người mua, mặc dù mức giá không hề rẻ, từ 2,5 triệu đô la.

Nhưng với danh tiếng và sự đẳng cấp của thương hiệu xe Pagani, số tiền này như món đầu tư và chỉ 1 năm sau đó, giá trị của xe Pagani Utopia có thể tăng thêm từ nửa triệu đến vài triệu đô la là bình thường.

https://www.youtube.com/watch?v=y7MRZAQ3m-M&list=RDCMUChe8fjO-LdDVjP6EPoazgfw&index=24
Siêu SUV Mercedes hơn chục tỷ Sơn Tùng M-TP mới tậu có gì đặc biệt? | Tạp Chí Siêu Xe

Tạp Chí Siêu Xe tổng hợp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top