Với kinh tế eo hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu những mẫu xe hạng siêu sang, vì cậy nhiều người chọn mua xe cũ thay vì chọn xe mới, tuy nhiên không phải “giấc mơ” nào cũng đẹp, và chủ xe Rolls-Royce Phantom sau đây là ví dụ.
Mới đây, một chiếc Rolls-Royce Phantom đời 2004 đã được rao bán qua Câu lạc bộ ô tô Beverley Hills (Mỹ) với giá khoảng 70.000 USD (1,78 tỷ VNĐ).
Con số này dường như là một món hời đối với một chiếc sedan hạng siêu sang như Phantom bởi mẫu xe này có mức giá mua mới lên đến 320.000 USD (8,1 tỷ VNĐ) vào thời điểm năm 2004, hay 531.000 USD (13,5 tỷ VNĐ) ở thời điểm hiện tại nếu xét tới yếu tố lạm phát.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã sở hữu chiếc Rolls-Royce Phantom này, thì mức giá sửa chữa của xe cũng khiến nhiều chủ xe có hầu bao không dư dả phải đau đầu.
Theo lịch sử bảo dưỡng được công bố, Rolls-Royce Phantom này từng có hóa đơn sửa chữa với chi phí lên tới 78.913 USD (hơn 2 tỷ VNĐ), cao hơn gần 9.000 USD so với mức giá bán lại.
Mặc dù việc công khai lịch sử sửa chữa thể hiện sự chăm sóc kỹ lưỡng của chủ cũ đối với chiếc Rolls-Royce Phantom này, tuy nhiên, người mua cũng cần cân nhắc cẩn thận, bởi không phải ai cũng đủ tiềm lực kinh tế để chi trả cho những hóa đơn đắt đỏ như vậy.
Hóa đơn cho thấy phần chi phí lớn nhất là công thợ (khoảng 42.000 USD – 1,069 tỷ VNĐ), trong khi các phụ tùng cần thay thế, sửa chữa cũng có giá cao gấp nhiều lần các mẫu xe thông thường.
Chẳng hạn như, chi phí sửa đèn hậu tiêu tốn tới 1.662,36 USD (42,3 triệu VNĐ), chỉnh sửa ghế điện tốn 3.737 USD (95 triệu VNĐ), thay phanh tốn 9.629,79 USD (hơn 245 triệu VNĐ)…
Chiếc Rolls-Royce Phantom này được trang bị bộ mâm hợp kim, cửa sau mở ngược, ghế trước chỉnh điện, khay pinic phía sau và logo Spirit of Ecstasy trên nắp ca-pô có cơ chế tự thụt xuống để chống trộm. Dưới nắp ca-pô là động cơ động cơ V12 6.8 lít cho công suất cực đại lên tới 453 mã lực.
Theo: Tuoitrethudo
Đang đẹp và cân đối, tự dưng Rolls-Royce biến đầu chiếc SUV Cullinan trở nên lệch lạc sau facelift
“Biệt thự di động” Rolls-Royce Cullinan vừa có bản nâng cấp lớn giữa vòng đời Series II với nhiều thay đổi đáng giá – ngoại trừ phần đầu mới với cản trước như vay mượn từ một mẫu BMW nào đó.
Những chiếc Rolls-Royce thường có vẻ đẹp uy nghi trường tồn với thời gian. Đó là lý do dù đã ra mắt từ năm 2018 nhưng tới tận thời điểm hiện tại, không mấy ai có thể nói một chiếc Rolls-Royce Cullinan là lạc hậu mỗi khi thấy nó lăn bánh trên đường.
Mặc dù vậy Rolls-Royce vẫn tiến hành nâng cấp giữa vòng đời cho chiếc xe để tạo ra Cullinan Series II. Theo hãng, đợt nâng cấp này nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng đông nhất mua Cullinan: những người ở độ tuổi trung bình 43 và tự lái xe.
Bắt đầu từ phía trước, Cullinan mới đã có cụm đèn trước LED projector mới mảnh dẻ hơn, kết hợp với 2 dải LED định vị hình chữ L ngược mới và cụm lưới tản nhiệt thanh mảnh hơn; lần đầu tiên có đèn nền tương tự như người anh em Spectre.
Mô hình xe Rolls Royce Cullinan tỉ lệ 1:20 XLG
Ban đầu, SUV siêu sang của Rolls-Royce vẫn được gọi là Project Cullinan. Tới khi ra mắt chính thức, tên được chọn là Cullinan với hàm ý đây là mẫu xe “đẹp không tì vết, mạnh mẽ và vô cùng giá trị”. SUV đầu tiên của Rolls-Royce được đặt tên theo viên kim cương thô 3.106 carat – lớn nhất thế giới. Viên kim cương Cullinan Diamond không tì vết được tìm thấy trước đó tại một mỏ đá quý ở Nam Phi năm 1905, chỉ một năm trước khi thương hiệu Rolls-Royce ra đời.
Thật tuyệt vời khi ta sở hữu 1 chiếc mô hình được thiết kế đầy tinh tế và sống động để trưng bày trên bàn làm việc, tặng bàn bè người thân trong những dịp quan trọng hoặc thỏa mãn niềm đam mê sưu tầm. Mang cả thế giới xe đến ngôi nhà của bạn.
Phần đầu này khá đẹp và gọn gàng so với phiên bản cũ nếu chỉ dừng lại ở đây. Tuy nhiên tiếc là Rolls-Royce lại kết hợp nó với cản trước mới không ăn nhập với phần còn lại của Cullinan.
Thay vì các hốc gió vuông vức, hãng đã lựa chọn cản trước với bộ hốc hình tứ giác mà theo Rolls-Royce cho biết đã được lấy cảm hứng từ các tòa nhà chọc trời trong thành phố.
Phần cản trước mới trông như được vay mượn từ một mẫu BMW M nào đó, thể thao nhưng hoàn toàn lạc lõng với thiết kế của Cullinan. Ít nhất phần còn lại của chiếc xe vẫn đẹp mắt với cản sau truyền thống hơn, và lần đầu tiên Cullinan có lựa chọn mâm 23 inch.
Nội thất sửa đổi có bảng điều khiển kỹ thuật số toàn chiều rộng – một lần nữa lấy cảm hứng từ Spectre EV, một bức tượng nhỏ Spirit of Ecstasy nằm bên dưới đồng hồ và quyền truy cập vào ứng dụng dành riêng cho các chủ xe Rolls-Royce Whisper.
Các lựa chọn vật liệu mới bao gồm gỗ Grey Stained Ash, vải rayon làm từ tre được sử dụng trong cấu hình nội thất Duality Twill và mẫu ghế đục lỗ trông giống như những đám mây trôi trên trụ sở chính Goodwood của Rolls-Royce.
Nội thất bọc da Duality Twill mới bắt mắt sử dụng tới 2,2 triệu mũi khâu và khoảng 18km chỉ thêu. Trong khi đó mẫu ghế đục lỗ nêu trên có tổng cộng 107.000 lỗ thủng đường kính 0,8 và 1,2mm để tạo thành vân mây.
Nói thêm về nội thất, các chi tiết trang trí bằng sợi carbon của phiên bản Cullinan Black Badge trên bảng điều khiển có không dưới sáu lớp phủ bóng. Mỗi miếng ốp trong số 23 miếng phủ khắp toàn nội thất đều được đánh bóng bằng tay để đạt được độ bóng như gương và phải mất 21 ngày để hoàn thành.
Những chiếc Cullinan Black Badge Series II cũng có lưới tản nhiệt, mascot Spirit of Ecstasy và lần đầu tiên – viền cửa sổ được hoàn thiện bằng màu đen thay vì mạ crôm.
Cản sau và bậu cửa sau, cùng với ống xả cũng có màu chrome đen hiệu ứng gương và bánh xe có đường kính 23 inch lắp sẵn. Để đem tới cảm giác lái thể thao hơn, Black Badge cũng được hiệu chỉnh ga và hộp số, đồng thời giảm hành trình bàn đạp phanh.
Cả hai phiên bản Cullinan Series II đều tiếp tục sử dụng sức mạnh từ động cơ V12. Động cơ tăng áp kép tạo ra công suất 570PS ở mức tiêu chuẩn và 600PS cùng mô-men xoắn 900Nm ở phiên bản Black Badge.
Theo NgheNhinVietNam