VinFast VF e34 ngày càng xuất hiện nhiều tại Malaysia: Thị trường tiếp theo “cánh chim chữ V” sẽ tỏa sáng?

VinFast VF e34 ngày càng xuát hiện nhiều tại Malaysia: Thị trường tiếp theo "cánh chim chữ V" sẽ tỏa sáng?

Hình ảnh mẫu xe điện VinFast VF e34 xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy Malaysia có thể là thị trường tiếp theo hãng xe Việt chính thức đặt chân đến.

Theo trang WapCar, một chiếc VinFast VF e34 với biển đăng ký ở Malaysia đã được phát hiện lăn bánh trên đường. Hình ảnh hiện đang được lan truyền trên các nhóm WhatsApp ở nước này.

VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam- Ảnh 2.
Hình ảnh chiếc VinFast VF e34 lan truyền trên WhatsApp. Ảnh: WapCar

Tháng trước, một chiếc VinFast VF e34 với biển số tạm thời đã được phát hiện cập bến Malaysia. Có vẻ đây cũng chính là chiếc bị bắt gặp trên đường phố, nhưng lần này đã có biển đăng ký chính thức.

Việc ra biển chính thức cũng cho thấy, VinFast đã được có được giấy “Phê duyệt loại xe (VTA)”. Đây là giấy tờ bắt buộc với một chiếc xe lăn bánh ở Malaysia. Thủ tục này được thiết lập để đảm bảo mọi phương tiện đã đăng ký đều đáp ứng các tiêu chí an toàn nghiêm ngặt.

VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam- Ảnh 3.
VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam- Ảnh 4.
VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam- Ảnh 5.

VinFast VF e34 từng bị bắt gặp trước đó. Khi ấy, một chiếc chưa có biển, một chiếc dùng biển tạm. Còn hình ảnh mới nhất là xe đã có biển chính thức. Ảnh: WapCar

Việc VinFast có kế hoạch gia nhập thị trường Malaysia đã được biết đến từ lâu. Sau khi đã có màn ra mắt ấn tượng tại Indonesia và Thái Lan, với hình ảnh VF e34 cập bến, rất có thể Malaysia sẽ là thị trường tiếp theo.

Triển lãm ô tô Malaysia sẽ diễn ra từ ngày 22-26/5 này. Chưa rõ VinFast có dự định ra mắt theo cách thức tương tự hai thị trường Indonesia và Malaysia (xuất hiện tại triển lãm ô tô hàng đầu nước đó) hay không.

Tờ WapCar của Malaysia đặt VinFast VF e34 bên cạnh BYD Dolphin, cho thấy khi vào thị trường này, mẫu xe Việt Nam sẽ đối đầu với chiếc xe đến từ Trung Quốc.

VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam- Ảnh 6.
Tờ báo Malaysia đặt VF e34 cạnh BYD Dolphin, song mẫu xe Trung Quốc này là dáng hatchback lai MPV, trong khi mẫu xe Việt Nam là SUV.

BYD Dolphin được bán ở Malaysia với giá quy đổi từ 542 triệu đồng. Đây được xem là một trong những mẫu xe điện (được phân phối chính thức) rẻ nhất nước này (chỉ sau Neta V).

Mẫu xe Việt Nam có kích thước tương đương BYD Dolphin, nhưng cao hơn rất nhiều. Xe có chiều dài 4.300 mm, rộng 1.768 mm và cao 1.615 mm, chiều dài cơ sở 2.610 mm. Xe được trang bị pin LFP 41,9 kWh, mang lại phạm vi lái xe lên tới 319 km ( NEDC). Động cơ phía trước tạo ra công suất 148 mã lực và 242 Nm.

Ở thị trường Indonesia, bằng cách cho thuê pin, VinFast VF e34 được bán ở với giá tương đương 94.000 RM (510 triệu đồng). Nếu giá này vẫn được duy trì khi đến Malaysia, VinFast VF e34 sẽ có giá khởi điểm thấp hơn BYD Dolphin. Nhưng khả năng này khó xảy ra, do ở Indonesia vừa hỗ trợ bằng tiền cho người mua, vừa hỗ trợ thuế cho nhà sản xuất. 

Ngoài ra, bản ở Indonesia cũng bị cắt bớt một số trang bị tiện nghi so với phiên bản ở thị trường Việt Nam (như ghế nỉ thay vì ghế da, không có cảm biến va chạm…) nên cũng làm giảm giá thành. Nếu giá ở Malaysia thấp hơn Việt Nam, nhiều khả năng những chiếc VinFast VF e34 ở đây cũng sẽ rơi vào cảnh tương tự.

Theo Đời sống Pháp luật

Hơn nửa số ôtô điện của “ông lớn” Tesla trên toàn cầu là xe “Made in China”?

Sản lượng tại nhà máy Gigafactory ở Thượng Hải (Trung Quốc) thường xuyên chiếm khoảng 51% tổng sản lượng xe điện Tesla trên toàn cầu.

 Model 3 là một trong 2 mẫu xe được sản xuất tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải. Ảnh: Car and Driver.

Model 3 là một trong 2 mẫu xe được sản xuất tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải. Ảnh: Car and Driver.

Theo InsideEVs, nhà máy Gigafactory của Tesla ở Thượng Hải (Trung Quốc) đang là nơi cung cấp phần lớn ôtô điện thương hiệu này cho khách hàng toàn cầu. Nhà máy này là một trong 4 cơ sở sản xuất ôtô điện của Tesla đang hoạt động trên khắp thế giới, bên cạnh các Gigafactory khác tại 2 tiểu bang California và Texas của Mỹ cùng một Gigafactory ở Berlin (Đức).

Dù Tesla chỉ báo cáo dữ liệu sản xuất toàn cầu chứ không đi sâu vào chi tiết về sản lượng của từng nhà máy, InsideEVs đã xem xét số liệu do Hiệp hội Ôtô du lịch Trung Quốc (CAAM) cung cấp và nhận ra hơn nửa ôtô điện thương hiệu Tesla trên thị trường được sản xuất tại nhà máy của hãng ở Thượng Hải.

Lấy ví dụ ở quý đầu năm nay, Tesla xác nhận đã hoàn thành sản xuất 433.371 xe điện trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng tại Gigafactory Thượng Hải theo dữ liệu do CAAM cung cấp là 220.876 xe trong cùng kỳ, tương đương gần 51% tổng sản lượng.

Thậm chí, InsideEVs cho hay nhà máy Gigafactory Thượng Hải đã duy trì tỷ trọng xấp xỉ 51% tổng sản lượng xe điện mà Tesla đạt được trong liên tiếp 7 quý gần nhất.

Duy nhất vào quý II/2022, cơ sở sản xuất này chỉ đóng góp 43,5% tổng sản lượng của hãng sản xuất xe điện nước Mỹ. Theo InsideEVs, sự sụt giảm này xuất phát từ những đợt đóng cửa tạm thời để nâng cấp của nhà máy Gigafactory Thượng Hải.

 Lượng ôtô xuất xưởng từ Gigafactory Thượng Hải (màu xanh lá) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xe điện Tesla. Ảnh: InsideEVs.

Lượng ôtô xuất xưởng từ Gigafactory Thượng Hải (màu xanh lá) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xe điện Tesla. Ảnh: InsideEVs.

Dữ liệu nói trên cho thấy tầm quan trọng của Gigafactory Thượng Hải đối với Tesla. Được biết, cơ sở sản xuất ở Trung Quốc là nơi phụ trách xuất xưởng Model 3 và Model Y cho khách hàng tại đất nước tỷ dân, bên cạnh xuất khẩu đi các quốc gia châu Á, châu Âu, Canada, Australia cùng nhiều thị trường khác.

Gigafactory Thượng Hải được Tesla khởi công vào tháng 1/2019 và đến tháng 12 cùng năm, lô xe Model 3 đầu tiên sản xuất tại đây đã được bàn giao đến tay khách hàng. Cơ sở này sau đó được mở rộng để sản xuất thêm Model Y và Tesla đã chính thức bàn giao những mẫu Model Y “Made in China” cho khách hàng vào ngày 18/1/2021.

Báo cáo quý IV/2023 của Tesla cho thấy Gigafactory Thượng Hải đang là nhà máy sản xuất ôtô điện lớn nhất thế giới với công suất thường niên hơn 950.000 xe. Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng tích lũy tại nhà máy này đạt khoảng 2,5 triệu xe, trong khi tổng số xe điện mà Tesla sản xuất từ trước đến nay rơi vào khoảng 6 triệu xe.

 Gigafactory Thượng Hải có vai trò quan trọng với Tesla. Ảnh: Bloomberg.

Gigafactory Thượng Hải có vai trò quan trọng với Tesla. Ảnh: Bloomberg.

Chuyên trang InsideEVs nhận định Gigafactory Thượng Hải có thể sẽ tiếp tục duy trì vai trò quan trọng với Tesla trong vòng vài năm kế tiếp. Nhà máy của hãng tại Đức chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất, trong khi cơ sở sản xuất ở Texas (Mỹ) dường như được định hướng tập trung sản xuất các mẫu bán tải điện Cybertruck.

Hồi đầu năm, chuyên trang Car News China dẫn số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho hay nước này đã hoàn thành xuất khẩu hơn 5,2 triệu ôtô trong năm 2023. Thành tích này giúp Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới trong năm vừa rồi.

Năm ngoái, Chery là đơn vị xuất khẩu ôtô từ Trung Quốc nhiều nhất với tổng cộng 922.830 xe. Tesla Trung Quốc cũng đóng góp 344.078 xe vào sản lượng xuất khẩu chung của quốc gia tỷ dân trong năm 2023.

Theo: Znews

“Thùng tôn di động” Tesla Cybertruck liên tục gặp sự cố ngay sau khi bàn giao tới khách hàng, phải gọi cứu hộ

Sau vài km di chuyển, chủ nhân chiếc Tesla Cybertruck đã hiện thông báo lỗi, khiến chủ xe phải khởi động lại nhiều lần và kết thúc bằng việc gọi cứu hộ để đưa vào trung tâm sửa chữa của Tesla.

Tesla Cybertruck gặp sự cố nghiêm trọng ngay sau bàn giao, phải gọi cứu hộ - 1
Cybertruck trên đường phố (Ảnh: Top Gear).

Vừa qua, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra với chiếc Tesla Cybertruck ngay sau khi được bàn giao.

Sau hơn 1km di chuyển, chủ chiếc xe đã phải gọi cứu hộ vì cụm dây điện hạ áp bị lỗi. Vụ việc này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về chất lượng sản phẩm của Tesla, vấn đề mà thương hiệu này từng nhiều lần bị chỉ trích.

Tesla Cybertruck gặp sự cố nghiêm trọng ngay sau bàn giao, phải gọi cứu hộ - 2
Màn hình cảnh báo sự cố trên xe Cybertruck (Ảnh: Gear Down Youtube).

Thomas Remo, người dẫn chương trình của kênh YouTube Gear Down, đã trực tiếp trải qua sự cố này. Anh đã mời khán giả theo dõi quá trình nhận chiếc xe bán tải mới của mình. Sau vài phút khám phá các tính năng của xe, anh ấy ngồi lên ghế lái và cho xe di chuyển bình thường.

Khi đang đi trên phố, màn hình trung tâm của xe đã nhấp nháy đỏ cùng với tiếng kêu bíp liên tục. Tuy nhiên, Remo không lập tức quay lại showroom. Anh tiếp tục lái thêm một đoạn nữa trước khi chiếc xe bị hạn chế tốc độ chỉ còn vài km/h và buộc anh phải dừng lại. Sau khi khởi động lại, chiếc xe hoạt động bình thường và lỗi không xuất hiện nữa.

Thế nhưng, mỗi lần bật chế độ Beast (hiệu suất cao) của xe, chiếc Cybertruck lại rơi vào tình trạng cũ và điều này đã khiến Remo thực sự thất vọng. Lỗi này đã xuất hiện 5 lần trong quãng đường 71km đầu tiên, đến mức chủ xe đã quá quen với việc phải nhanh chóng khởi động lại chiếc xe giữa đường phố.

Tuy nhiên, Remo đã đánh giá sai về sự nghiêm trọng của vấn đề. Chiếc xe tải điện một lần nữa bị buộc dừng trong cơn mưa và anh lại phải tiếp tục gọi cứu hộ.

Tesla Cybertruck gặp sự cố nghiêm trọng ngay sau bàn giao, phải gọi cứu hộ - 3
Mô tả lỗi từ bộ phận dịch vụ của Tesla (Ảnh: Gear Down/Youtube).

Trong tài liệu của Bộ phận dịch vụ của Tesla, vấn đề được mô tả liên quan đến cụm dây điện hạ áp kết nối với khu vực phụ trợ. Đội ngũ Tesla đã thay thế miễn phí và sau đó chiếc Cybertruck hoạt động bình thường trở lại .

Theo: Dan tri

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top