Tập đoàn Vingroup của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng phá kỷ lục về doanh thu nhờ “con bài chiến lược” này đây?

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng phá kỷ lục về doanh thu nhờ "con bài chiến lược" này đây?

Mức doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng của Tập đoàn Vingroup đã phá kỷ lục, đạt hơn 134.200 tỷ đồng, trong đó thành công của xe điện VinFast chính là một trong những lý do cho mức đột phá này.

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) hôm nay (24/10) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng năm 2023. Theo đó, trong quý III, Vingroup đạt tổng cộng 47.948 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 66,8% so với cùng kỳ; lãi trước thuế 4.475 tỷ đồng, bằng 85,2% cùng kỳ; lãi sau thuế 567 tỷ đồng, tăng 12%.

Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt 134.207 tỷ đồng, mức kỷ lục trong lịch sử của tập đoàn này, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. 

Lý giải cho sự tăng trưởng này, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng cho hay chủ yếu nhờ tốc độ bàn giao các bất động sản thấp tầng và tăng trưởng mạnh của doanh thu bán xe điện so với cùng kỳ năm 2022. Các lĩnh vực khác gồm bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí và sản xuất đều ghi nhận tăng trưởng tốt.

Sau khi khấu trừ các chi phí, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vingroup ở mức 12.375 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng đạt 1.556 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.

Với lĩnh vực công nghệ – công nghiệp, tính đến 30/9, VinFast đã có 126 showrooms theo mô hình 1S, 2S, 3S, đại lý ủy quyền, trong đó 91 showrooms tại Việt Nam và 25 tại thị trường quốc tế.

Ở nhóm thương mại dịch vụ, tính đến hết tháng 9, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi (bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính) đạt 108.400 tỷ đồng, tăng 118% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế vượt kế hoạch năm đề ra, đạt 32.400 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.

Với Vincom Retail, lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 7.449 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.341 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 43% và 72% so với cùng kỳ. 

Ở lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Vinpearl cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh với số đêm phòng đã bán trong quý III tăng 34% so với cùng kỳ và hồi phục hơn 90% so với cùng kỳ 2019. 

Theo: Dantri

VinFast mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á bắt đầu từ Indonesia: Sẽ huy động thêm “rất nhiều vốn”

Bà Lê Thị Thu Thủy – CEO VinFast toàn cầu đã chia sẻ trong bài phỏng vấn mới đây với Bloomberg TV.

VinFast sẽ ‘tấn công mạnh’ thị trường Đông Nam Á, huy động ‘rất nhiều vốn’ - Ảnh 1.

Theo Giám đốc điều hành Lê Thị Thu Thủy, nhà sản xuất xe điện (EV) Việt Nam là VinFast Auto có kế hoạch thâm nhập mạnh mẽ thị trường Đông Nam Á, bắt đầu từ Indonesia và dự kiến huy động được “rất nhiều vốn” để thúc đẩy kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình, Bloomberg đưa tin hôm 16/10.

Trong một cuộc phỏng vấn với Rishaad Salamat và Yvonne Man của Bloomberg TV, bà cho biết công ty dự kiến đạt mục tiêu bán 45.000 – 50.000 xe trong năm nay.

Bà Thủy cũng tin rằng Đông Nam Á có rất nhiều tiềm năng khi các chính phủ đang tìm cách thúc đẩy xe điện với các mục tiêu táo bạo. “Chúng tôi có ý định tiến vào ASEAN một cách tích cực, bắt đầu từ Indonesia”, bà Thủy nói.

Tháng trước, VinFast công bố kế hoạch mở rộng thêm 7 thị trường châu Á, trong đó có Indonesia. Công ty cũng đặt mục tiêu bắt đầu giao xe vào năm tới và mở nhà máy ở Indonesia vào năm 2026. Hãng đã bàn giao 10.027 ô tô điện và 28.220 xe máy điện trong quý III. Tổng lượng xe đã bàn giao tính đến hết quý III là 28.727 xe.

Bà Thủy cho biết VinFast sẽ tìm cách huy động “rất nhiều vốn” trong tương lai cho các kế hoạch phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ trông cậy vào sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ trong 18 tháng tới.

Hồi tháng 5, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast có thể có lãi sau năm 2025 nếu hoạt động kinh doanh “suôn sẻ” và điểm hòa vốn sẽ đến vào cuối năm 2024.

VinFast chính thức IPO hồi tháng 8 và sẽ phát hành 76 triệu cổ phiếu ra thị trường, mặc dù một phần sẽ phải đối mặt với tình trạng giao dịch giới hạn, theo bà Thủy. VinFast đang “thực hiện nhiều giao dịch” để có thêm nhà đầu tư, bà Thủy chia sẻ.

Theo: bloomberg

Taxi “ông Vượng” chính thức ra mắt thị trường Lào – Bước đi đầu tiên đưa GSM trở thành hãng gọi xe có tầm vóc khu vực và thế giới

Ngày 13/10/2023, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã xúc tiến việc nhập khẩu 150 ô tô điện VinFast vào thị trường Lào để triển khai dịch vụ taxi điện Xanh SM.

Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch tiến ra thị trường nước ngoài, đưa GSM trở thành hãng gọi xe có tầm vóc khu vực và thế giới, góp phần phổ cập xe điện tới đông đảo người dùng.

Theo kế hoạch, GSM dự kiến khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào ngay trong năm 2023, với quy mô đội xe có thể lên tới 1.000 xe VF 5 Plus và VF e34. Bước đầu, GSM sẽ phát triển dịch vụ taxi điện, tiến tới phát triển đầy đủ hệ sinh thái dịch vụ, bao gồm cho thuê xe điện cùng các dịch vụ giá trị gia tăng như đặt xe trọn gói, đặt xe du lịch, đặt xe cá nhân hoá…

Bên cạnh hoạt động tự doanh, trong tương lai, Công ty GSM Lào cũng sẽ triển khai các hoạt động B2B như bán và cho thuê ô tô điện VinFast, tương tự như mô hình đang triển khai thành công tại Việt Nam.

GSM gia nhập thị trường Lào - Chính thức trở thành hãng gọi xe quốc tế - Ảnh 1.

Với hình thức tiếp cận đa dạng, GSM sẽ từng bước kiến tạo thói quen sử dụng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong đời sống hàng ngày tại Lào, mang tới cho người dân sở tại trải nghiệm di chuyển đẳng cấp, không tiếng ồn, không phát thải. Thông qua Xanh SM taxi, GSM cũng sẽ góp phần quảng bá niềm tự hào Việt Nam – VinFast ra thị trường khu vực.

GSM gia nhập thị trường Lào - Chính thức trở thành hãng gọi xe quốc tế - Ảnh 2.

Lào là quốc gia lân cận Việt Nam, có chính sách ủng hộ và khuyến khích sử dụng xe điện trong các cơ quan nhà nước cũng như toàn dân. Mục tiêu quốc gia là đến năm 2030 sẽ có 30% tổng số xe lưu hành là xe điện và 200 trạm sạc công cộng trên cả nước.

Theo số liệu của Bộ Công chính và Giao thông Vận tải Lào, tính đến cuối năm 2022, số xe ô tô điện được đăng ký lưu hành là 1.326 xe. Riêng 4 tháng đầu năm 2023, đã có thêm 526 xe ô tô điện được nhập khẩu vào Lào. Hiện hệ thống trạm sạc tại Lào cũng đang được đầu tư xây dựng, trong đó, 17 điểm đã đi vào hoạt động.

GSM gia nhập thị trường Lào - Chính thức trở thành hãng gọi xe quốc tế - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng giám đốc GSM cho biết:“Lào là đất nước gần gũi về địa lý và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, đồng thời cũng rất cởi mở với xe điện và là lựa chọn tuyệt vời để GSM khởi phát cho chiến lược tiến ra quốc tế.

Sau Lào, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sang các nước khác nhằm nhanh chóng hiện thực hóa sứ mệnh Vì tương lai xanh cho nhân loại. Bên cạnh đó, GSM cũng đặt mục tiêu trở thành cầu nối phổ cập xe điện Việt Nam ra thế giới”.

GSM gia nhập thị trường Lào - Chính thức trở thành hãng gọi xe quốc tế - Ảnh 4.

GSM thành lập và đi vào vận hành từ tháng 4/2023 tại Việt Nam theo mô hình vận tải xanh đa nền tảng đầu tiên trên thế giới với đội xe thuần điện 100%. Chỉ sau 6 tháng hoạt động, GSM đã tăng trưởng kỷ lục về quy mô và tốc độ, thực hiện hơn 6 triệu lượt vận chuyển hành khách, được cả người tiêu dùng lẫn các đơn vị vận chuyển đánh giá cao.

GSM gia nhập thị trường Lào - Chính thức trở thành hãng gọi xe quốc tế - Ảnh 5.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2023, Xanh SM sẽ hiện diện tại 27/63 tỉnh thành trong nước và tăng quy mô đội xe lên 30.000 taxi điện và hơn 90.000 xe máy điện trong thời gian tới.

Song song với địa bàn Việt Nam, GSM cũng đang xúc tiến lộ trình vươn ra khu vực và thế giới để trở thành một Start-up gọi xe có quy mô toàn cầu, trong đó bước đầu là thị trường ASEAN, góp phần đẩy nhanh mục tiêu Vì một tương lai xanh cho nhân loại./.

Theo: Tổ Quốc

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top