Siêu biển số đắt nhất thế giới có chủ nhân: Chỉ có 1 số nhưng đại gia chốt mua với giá nghe thôi đã thấy phi lý

Không phải tứ quý hay ngũ quý, một biển số xe chỉ có 1 số vừa được đấu giá lên tới 15 triệu USD, hơn 350 tỷ đồng.

Một đại gia giấu tên đã bỏ ra con số kỷ lục 55 triệu dirham (15 triệu USD, hơn 350 tỷ đồng) để tậu về biển số xe hiếm tại Dubai, qua đó phá vỡ kỷ lục cũng được giới nhà giàu Trung Đông thiết lập cách đây hơn một thập kỷ.

Để so sánh, con số trên cao suýt soát bằng xe đắt nhất thế giới trước đây là Bugatti La Voiture Noire (giá sau thuế là khoảng 18 triệu USD). 

Biển số đắt nhất thế giới vừa được bán thành công ở Dubai - Ảnh 2.

Cụ thể, nhà đấu giá Emirates Auction LLC đã đấu giá thành công biển số P 7 (với chữ P lùi hẳn ra rìa chỉ để lại số 7 chính giữa) vào thứ 7 tuần trước.

Số tiền thu về từ biển số này sẽ được gửi cho chương trình viện trợ lương thực toàn cầu có tên 1 Billion Meals Endowment của Quốc vương Dubai, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Rashid. Trong năm ngoái chương trình này đã cung cấp hơn 1 tỉ suất ăn cho người nghèo tại hơn 50 quốc gia trên toàn cầu.

Biển số đắt nhất thế giới vừa được bán thành công ở Dubai - Ảnh 2.
Biển số P 7 được đấu giá thành công ở mức kỷ lục mới trong bầu không khí bùng nổ tại sự kiện tổ chức cuối tuần qua

Trong nhiều năm qua, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã thực hiện tổ chức bán đấu giá biển số xe – “thú chơi” được giới siêu giàu tại đây coi là biểu tượng của quyền lực và sự xa xỉ, để làm từ thiện.

Số tiền kỷ lục thu được trước đây thu về từ một buổi đấu giá như vậy là 52,2 triệu dirham (tương đương khoảng 14,2 triệu USD) do thương gia Saeed Abdul Ghaffar Khouri trả cho biển số “1”. Tuy nhiên, danh tính người mua lần này được giấu kín.

Trên thực tế, việc đấu giá biển số đẹp công khai không phải là chuyện hiếm. Cũng trong năm 2023 này, một đại gia giấu tên tại Hồng Kông đã đấu giá biển số “R” với số tiền “chỉ” 3,2 triệu USD.

Biển số đắt nhất thế giới vừa được bán thành công ở Dubai - Ảnh 3.
Biển số 1 đắt giá nhất trước đây xuất hiện trên một chiếc Rolls-Royce Cullinan. Theo tìm hiểu chủ biển số đẹp tại Dubai có thể nhượng lại biển của mình bất cứ lúc nào nhưng có lẽ chẳng mấy ai làm vậy khi biển số tương đương với quyền lực, tầm vóc tại khu vực này

Tuy nhiên, riêng tại Dubai, biển số xe còn là một biểu tượng quyền lực có ảnh hưởng cực lớn tới lối sống hàng ngày.

Thương gia Balvinder Singh Sahni, người từng mua biển số D 5 vào 2016 với số tiền 33 triệu dirham (gần 9 triệu USD) cho biết ông từng bị từ chối tiếp đón ở khách sạn hạng sang Burj Al Arab vào 2006 vì “biển số xe có quá nhiều chữ số”.

Chỉ những ai có biển số xe 2 chữ số hoặc phải đặt chỗ từ trước mới được tiếp đón. Khi nghe về cơ hội đấu giá biển số và việc 100% số tiền thu về được làm từ thiện, ông đã không ngần ngại bỏ ra khoản tiền trên.

Tạm thời tổ chức kỷ lục thế giới Guinness chưa bình luận gì về kỷ lục mới được thiết lập trên.

Từ vụ Ferrari 488 GTB ‘rơi’ biển số: Đẳng cấp chơi siêu xe hay coi thường pháp luật?

Cách đây ít ngày, vụ việc chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB “rơi” biển số vẫn chưa có hồi kết. Chủ xe cho hay biển số xe đã bị “rơi” ra trong quá trình va chạm. Tuy nhiên trên thực tế ẩn sau lời khai này là một “phong cách” chơi khác thường đã tồn tại từ lâu.

1. Siêu xe “rơi biển”, không chỉ riêng ở Việt Nam

Vụ việc siêu xe Ferrari 488 GTB bị tạm giữ vào ngày 10/5 vừa qua với hàng loạt lỗi vi phạm như “Điều khiển xe không gắn đủ biển số”, “không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” đã lập tức gây xôn xao trong cộng đồng giới chơi xe Việt Nam. Đặc biệt, lời khai tại cơ quan công an của người điều khiển siêu xe biện minh rằng biển số xe bị rơi, chưa kịp gắn lại khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Thực tế ngược lại với những lời khai trên khi từ lâu đã tồn tại một phong cách chơi xe “khác người” ở Việt Nam. Nó quen thuộc đến nỗi trong rất nhiều cuộc vui mà đoàn siêu xe xuống phố, rất nhiều chiếc xe triệu đô cùng nhau “rơi” biển số phía trước. Ngay cả với chiếc Ferrari 488 GTB trước khi bị tạm giữ, nó đã xuất hiện thường xuyên trên đường, lên clip review xe và cũng bị “rơi” biển số.

Điển hình nhất gần đây nhất là VietRally do đại gia Minh Nhựa tổ chức hồi giữa tháng 4/2021 có tới 1/5 trong số 20 siêu xe không có biển phía trước hoặc “lách luật” bằng cách để biển số sau kính lái.

Xa hơn chút là hành trình Car Passion tổ chức tháng 3/2018, ngay khi vừa ra khỏi khách sạn Marriott (Hà Nội) vài trăm mét, hai chiếc Lamborghini Aventador S và Huracan LP610-4 đã bị CSGT dừng kiểm tra vì lỗi không gắn biển số trước.

Hay sau chiến thắng của Việt Nam trong trận vòng 1/8 với Jordan tối 21/1/2019, ca sĩ Tuấn Hưng cùng vợ đã lái chiếc siêu xe Lamborghini màu đỏ xuống phố Hà Nội ăn mừng nhưng xe không có biển số phía trước dù trên kính lái có đủ tem đăng kiểm và tem phí bảo trì đường bộ.

Không chỉ trong nước mà việc siêu xe “rớt” biển số phía trước cũng khá phổ biến ở nước ngoài dù điều này là phạm luật. Cảnh sát Anh trong nhiều năm qua đã liên tục phạt nặng các chủ siêu xe vì lỗi không có biển số phía trước.

Điển hình nhất vào ngày 23/4/2019, cảnh sát ở Lancashire đã dừng chiếc siêu xe Ferrari 488 màu đỏ vì chạy quá tốc độ, nhưng chủ chiếc xe này còn phạm lỗi nặng hơn khi không có giấy tờ xe và biển số phía trước cũng không có.

Luật pháp Anh quốc quy định, tất cả các xe ô tô được sản xuất từ ​​năm 1938 đến nay khi lưu thông phải có biển số ở phía trước và phía sau. Ngay cả việc đặt biển số phía sau kính lái cũng là phạm luật và nếu vi phạm chủ xe sẽ bị phạt tới 1.000 bảng Anh (khoảng 32,5 triệu VND).

Không chỉ ở Anh mà đa số các quốc gia trên thế giới cũng đều bắt buộc ô tô phải có biển số đủ cả trước và sau. Nhưng với nhiều chủ xe giàu có, họ lại cho rằng việc này khá phiền phức. “Chiếc xe trông thật hoàn hảo, tôi chỉ không chịu nổi việc phải đục lỗ lên thân hình đẹp đẽ ấy để gắn một thứ xấu xí là biển số”, chủ chiếc McLaren MP4-12C trả lời tờ Dailymail khi bị cảnh sát Đài Loan tạm giữ xe vì lỗi không có biển số.

Khác biệt chỉ xảy ra ở Mỹ, nơi quy định gắn biển số lại theo luật pháp của từng bang. Hiện có 19/50 tiểu bang cho phép việc chủ xe đặt biển số phía trước là tùy chọn. Mới nhất có Texas đã đề xuất đưa siêu xe, siêu sang vào danh sách các loại xe được phép không gắn biển số phía trước, giống như xe máy kéo, rơ móc, xe máy.

2. Đẳng cấp hay sự coi thường pháp luật?

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay càng có nhiều dòng siêu xe thể thao được thiết kế với tính khí động học rất cao, mũi xe thường đi theo xu hướng nhọn kiểu phi thuyền, gầm thấp cùng vật liệu chế tạo đắt đỏ như sợi carbon. Chính vì vậy, nhiều chủ xe coi đó là những thứ tạo nên đẳng cấp khi họ lái xe và cảm thấy mất giá trị khi phải gắn vào một chiếc biển số bằng kim loại rẻ tiền.

Trên diễn đàn pistonheads – một cộng đồng dành cho người mê xe ở Anh quốc, thành viên có nicknam “Lordbluf” đã đăng một câu hỏi rất được quan tâm: “Tôi sẽ mua một chiếc Aventador S vào tuần tới. Và thật sự cảm thấy thật xấu xí khi gắn biển số phía trước. Tôi biết một số người sẽ bỏ qua việc gắn biển số như thường thấy trên những chiếc Ferrari. Tôi thắc mắc liệu việc này có thu hút nhiều sự chú ý từ cảnh sát không?”.

Có nhiều quan điểm đồng tình với Lordbluf, nhưng phần lớn đều cho rằng hãy cứ làm điều mình thích nếu…sẵn tiền đóng phạt. Họ cảnh báo rằng ở Anh, camera ngoài đường phố còn nhiều hơn cả người dân. Có người còn mỉa mai “tôi đã nghĩ mũ bảo hiểm đi xe máy đã che đi khuôn mặt đáng yêu của tôi, nhưng vẫn phải đội vì sự an toàn. Gắn biển số xe cũng là cách tôn trọng pháp luật”.

Tại Việt Nam, luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ tại khoản 3, Điều 53 về điều khiện tham gia giao thông của xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, với mức xử phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng với cá nhân, tổ chức từ 8 triệu đến 12 triệu đồng nếu vi phạm. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Trao đổi với P/V, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên Tổ trưởng Xử lý vi phạm – Đội CSGT số 1 Công an Hà Nội khẳng định: “Mọi chiếc xe ra đường phải có biển số theo quy định. Đó có thể là biển tạm thời hoặc biển chính thức. Đối với xe nhập khẩu mới về, cơ quan chức năng sẽ cấp cho biển tạm thời trong 30 ngày để chủ xe có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký theo quy định.

Riêng những trường hợp không gắn biển đúng quy định, lực lượng tuần tra kiểm soát, hoặc các chốt chặn trên đường đều có quyền dừng phương tiện để kiểm tra và lập biên bản xử phạt”.

Tuy luật đã có từ lâu nhưng dường như lâu nay một số người trong giới chơi siêu xe trong nước vẫn cố tình vi phạm, như một cách thể hiện đẳng cấp và đam mê. Trong khi đó, việc phát hiện và xử phạt của cơ quan chức năng vẫn chưa nghiêm.

Để chấm dứt tình trạng này, các chế tài đã ban hành cần phải được thực hiện nghiêm túc. Bản thân giới chơi xe- những người có tiền và địa vị trong xã hội cũng cần thay đổi và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, đam mê nhưng không phạm luật. Có như vậy, “thú chơi siêu xe” mới thực sự là “chất”“đẳng cấp” đúng như tên gọi.

https://www.youtube.com/watch?v=ABWe8eT9zgw&list=RDCMUChe8fjO-LdDVjP6EPoazgfw&index=4
Chi tiết Bugatti Bolide – Siêu phẩm “điên rồ” 1825 mã lực, trên 500 km/h | Tạp Chí Siêu Xe

Tạp Chí Siêu Xe tổng hợp /Theo Thể thao & Văn hóa

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top