Sau màn “rung chuông” lên đỉnh Nasdaq, cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm sâu, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ còn 21,2 tỷ USD

Sau màn "rung chuông" lên đỉnh, cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm sâu, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ còn 21,2 tỷ USD

Sau ngày mở màn hoành tráng trên sàn chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Vốn hóa còn 35 tỷ USD. Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm.

Giảm 58%, vốn hóa vẫn thứ 4 khối xe điện

Mở cửa phiên giao dịch ngày 18/8 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (đêm 18/8 giờ Việt Nam) cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast xác lập giá mở cửa là 19,64 USD (mức giá tham chiếu 20 USD/cp), rồi nhanh chóng giảm tiếp. Có lúc, cổ phiếu VFS giảm hơn 30% xuống gần 13 USD.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/8 (rạng sáng ngày 19/8 giờ Việt Nam), VFS giảm 23% so với phiên liền trước, xuống còn 15,4 USD.

Như vậy, so với mức giá đóng cửa phiên đầu tiên 15/8 (hơn 37 USD), cổ phiếu VinFast giảm 58,4%. Vốn hóa của VinFast còn 35,4 tỷ USD.

Với mức vốn hóa này, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng , đứng thứ 4 trong số các hãng xe ô tô điện trên thế giới, xếp trên Rivian (19,5 tỷ USD)., sau BYD (84 tỷ USD) và Li Auto (38,4 tỷ USD) của Trung Quốc.

Tesla vẫn ở vị trí đầu tiên với gần 683 tỷ USD tính tới ngày 18/8. 

Còn so với các hãng xe ô tô thế giới nói chung, VinFast Auto đứng thứ 14.

Tính tới hết ngày 18/8, vốn hóa của VinFast Auto đứng thứ 14 trên thế giới.

Trước đó, trong phiên chào sàn 15/8, với vốn hóa 85 tỷ USD, VinFast Auto của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp trên cả Mercedes-Benz (80 tỷ USD), BMW (71 tỷ USD), Volkswagen (70,8 tỷ USD), Ferrari (56 tỷ USD), Honda (48 tỷ USD), Ford (47,8 tỷ USD), GM (46 tỷ USD)…

Với hơn 35 tỷ USD như hiện tại, VinFast Auto vẫn đứng trên Hyundai (33 tỷ USD), Kia (23,6 tỷ USD), Nissan (16,4 tỷ USD)… Tuy nhiên, vị trí này dự kiến còn biến động nhiều.

Khó khăn còn nhiều

Trong cuộc họp báo trực tuyến ngay sau phiên đầu tiên, CEO VinFast bà Lê Thị Thu Thủy thừa nhận “bất ngờ” khi cổ phiếu lên 37 USD trong phiên chào sàn và không chuẩn bị cho kịch bản cổ phiếu VFS lên mức giá này.

Trước đó, theo bà Thủy, khi đi hỏi các ngân hàng đầu tư, hầu hết đều nói là cổ phiếu sẽ đỏ, tức là VFS sẽ giảm xuống dưới 10 USD/cp trong phiên đầu tiên. Lãnh đạo VinFast và các cộng sự ban đầu chỉ tin đạt vốn hóa trên 23 tỷ USD, “nhưng không ngờ tới 85 tỷ USD”.

Biến động tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Biểu đồ: M. Hà)

Tới hết ngày 18/8, theo Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn 21,2 tỷ USD, xếp thứ 78 trên thế giới.

Hôm 17/8, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng còn ở mức 37,5 tỷ USD, xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, đứng trên vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott (xếp thứ 36).

Trong phiên ngày 16/8, Forbes có thời điểm đánh giá tỷ phú Vượng có 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới. Tuy nhiên, tạp chí này sau đó vài giờ điều chỉnh xuống mức khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg ở mức hơn 44 tỷ USD.

Tham khảo: Vietnamnet

VinFast sẽ là “bệ phóng” nâng tầm doanh nghiệp Việt khi trở thành cái tên đầu tiên “rung chuông” trên đất Mỹ

“Sự xuất hiện của VinFast, theo tôi, sẽ giúp nâng vị thế Doanh nghiệp Việt Nam cũng như “rung chuông” với các nhà đầu tư quốc tế”, PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, kì vọng sau phiên giao dịch đầu tiên của VinFast trên sàn Nasdaq hôm 15/8.

Cột mốc quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam

– Ngay sau khi chốt phiên giao dịch đầu tiên trên Nasdaq Global Select Market, giá trị vốn hoá của VinFast đã lên tới 85 tỉ USD, vượt xa mức định giá 23 tỉ USD; khối lượng cổ phiếu giao dịch là 6,7 triệu, đạt giá trị gần 200 triệu USD. Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Dù ở bất cứ góc độ nào, một người nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, một người tư vấn chính sách, hay góc độ một người con dân tộc Việt, tôi đều thấy rất tự hào về sự thành công của VinFast khi niêm yết trên sàn Nasdaq. 

Từ sự kiện này, tôi thấy được sự trưởng thành vượt bậc của doanh nghiệp Việt. Sự thay đổi này là sự thay đổi về chất, rất căn bản, chứ không phải chỉ ở tăng lên về quy mô.

Minh chứng là những doanh nghiệp như VinFast đã thể hiện được tầm nhìn, những bước đi bài bản, chuyên nghiệp, dám tiên phong vươn ra thị trường toàn cầu, dám cạnh tranh ở thị trường khốc liệt nhất thế giới. Đây sẽ là khởi đầu lịch sử mang tính đột phá cho doanh nghiệp Việt.

 Hình ảnh xe điện VinFast được trưng bày tại Quảng trường Thời đại, Mỹ

– Cụ thể, ông nhìn thấy cơ hội gì với cộng đồng doanh nghiệp, rộng hơn là với nền kinh tế từ sự khởi đầu như ông nói?

Cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt là rất lớn bởi việc niêm yết của VinFast sẽ tạo ra sự chú ý đáng kể của các nhà đầu tư nước ngoài. 

Sự xuất hiện của VinFast theo tôi sẽ giúp nâng vị thế doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính thức “rung chuông” với các nhà đầu tư quốc tế về tiềm năng của các thương hiệu doanh nghiệp trong nước, nhất là khi đầu tư quốc tế đang ở trong giai đoạn cấu trúc lại và đa dạng hóa thị trường.

Không chỉ mở ra cơ hội thu hút vốn, doanh nghiệp Việt cũng có thể tìm thấy tiềm năng và cơ hội hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp trên thế giới. Đây là cơ hội của các cuộc gặp gỡ mới, đối tác mới ở tầm cỡ toàn cầu. Cơ hội như thế này là quý lắm.

– Dù ý nghĩa nhưng có ý kiến vẫn lo rằng, nhiều doanh nghiệp các nước dù có tiềm lực mạnh nhưng vẫn ngần ngại lên sàn quốc tế bởi lo lắng về chi phí, gánh nặng công bố thông tin, tuân thủ chuẩn mực cũng như lo nếu hoạt động không hiệu quả sẽ làm mất đi hình ảnh doanh nghiệp. Một VinFast còn non trẻ với chỉ 6 năm phát triển liệu có vội vàng quá không, thưa ông?

Cơ hội không phải lúc nào cũng có, nó xuất hiện, rồi mất đi. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện tại, ai chớp được cơ hội sẽ là người có có thể đi nhanh, tiến vượt, tạo dựng lợi thế cạnh tranh. 

Tôi nghĩ rằng VinFast đã nhận định đúng tình hình và quyết đoán tận dụng cơ hội. 6 năm không phải là thời gian dài nhưng với tầm nhìn, chiến lược, sự chuẩn bị và những bước đi liên kết đúng với đối tác chiến lược, tôi cho rằng VinFast không vội vàng, ngược lại có sự chuẩn bị khá bài bản, quyết đoán nhưng cũng không thiếu sự thận trọng.

Hai mẫu xe SUV điện VinFast VF8 và VF9 tại Paris, Pháp

Cần ủng hộ bằng cả tinh thần và hành động với DN tiên phong

– Sàn Nasdaq vốn là sân chơi có sự phân loại, sàng lọc khắc nghiệt. Thực tế, nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia đã không thể trụ lại tại đây. Với VinFast, ông nghĩ gì về triển vọng đứng vững của hãng xe Việt trên “sàn đấu” hàng đầu thế giới này?

Không có gì là dễ dàng trong cuộc chơi toàn cầu và VinFast tất nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên sàn đấu khắc nghiệt của thế giới.

Tuy nhiên, tôi tin là VinFast có thể đứng vững vì chúng ta thấy ở đây sự hội tụ của nhiều yếu tố, từ chớp thời cơ, năng lực quản trị, đối tác chiến lược, tới sự chuẩn bị về huy động nguồn lực, khả năng tiếp cận công nghệ, tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm và khát vọng chinh phục thị trường thế giới… 

Nếu thành công, VinFast sẽ không chỉ có chỗ đứng ở Mỹ mà ở bất cứ đâu trên thế giới này. Đó sẽ là quả ngọt xứng đáng cho những doanh nghiệp Việt dũng cảm, dám tiên phong.

– Từ VinFast, ông nghĩ gì về triển vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt sẽ lên sàn ngoại, để tự tin khẳng định mình và vươn tầm quốc tế?

Chắc chắn triển vọng sẽ như vậy. Việc các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường vốn quốc tế sẽ là xu hướng khách quan khi quy mô kinh tế Việt Nam đã nằm trong top 5 ASEAN. Đấy là năm 2022. 

Theo IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế. Như vậy, Việt Nam đã đủ trưởng thành để tham gia vào cuộc chơi tầm cỡ thế giới. VinFast sẽ là doanh nghiệp mở màn cho làn sóng hướng ra thế giới ấy.

VinFast VF8 lăn bánh trên đường phố Mỹ

– Ở góc độ người dân thì sao thưa ông, chúng ta có thể làm gì để tiếp sức cho doanh nghiệp trong hành trình sắp tới?

Chúng ta nên dành sự ủng hộ tối đa cho những doanh nghiệp tiên. Ai là người Việt Nam mà chẳng mong muốn đất nước mình có được vị thế sánh ngang với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Và để thể hiện sự tự hào đó, cần phải hết sức ủng hộ các doanh nghiệp Việt bằng cả tinh thần và hành động cụ thể để đồng hành cùng với các doanh nghiệp. 

Chúng ta hãy nhìn sang Nhật Bản, Hàn Quốc, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của họ cũng phải đi lên từ sự đổ nát của chiến tranh, của những khó khăn ban đầu trong quá khứ rồi mới thành công được trên thế giới như bây giờ.

Thành công của họ ngoài việc năng động, sáng tạo, dũng cảm còn nhờ một phần quan trọng từ sự ủng hộ của người dân, sự quan tâm và đồng hành của các cơ quan quản lí, của các tổ chức khoa học, viện, trường và của các hiệp hội. Chúng ta phải học tập Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Tôi luôn quan niệm rằng, muốn có một con đường phải có người đặt chân đầu tiên. Tôi tin VinFast đang là người đặt bước chân đầu tiên, là người định vị cho con đường chinh phục thế giới của doanh nghiệp Việt.

Tôi mong VinFast và các doanh nghiệp Việt khác vững bước và thành công trên con đường đó. Con đường đó sẽ rất khó khăn nhưng cũng rất vinh quang và đầy tự hào dân tộc.

Siêu xe Ferrari mới được Cường Đô La đặt mua chính hãng có gì đặc biệt? | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Vietnamnet

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top