Cận cảnh mẫu xe điện đến từ Trung Quốc – Avatr 12 gây ấn tượng mạnh tại triển lãm IAA Mobility 2023 tại Munich, Đức

Cận cảnh mẫu xe điện đến từ Trung Quốc - Avatr 12 gây ấn tượng mạnh tại triển lãm IAA Mobility 2023 tại Munich, Đức

Mặc dù biết rõ rằng chiếc Avatr 12 này là một sản phẩm đến từ Trung Quốc nhưng công chúng và giới chuyên môn tham dự triển lãm IAA Mobility 2023 tại Munich, Đức vẫn đánh giá cao mẫu xe này ở nhiều khía cạnh.

Triển lãm IAA Mobility 2023 vừa diễn ra ở Munich, Đức đã tràn ngập các thương hiệu xe điện đến từ Trung Quốc. Trong số này, một mẫu xe có thể nói là tiêu biểu nhất, thu hút được nhiều sự chú ý nhất là chiếc xe điện mang tên Avatr 12. Đây là sản phẩm của Avatr, một công ty được thành lập bởi liên minh giữa Changan, Huawei và CATL.

Avatr ban đầu được thành lập như một dự án hợp tác giữa Changan New Energy và Nio vào năm 2018. Tuy nhiên sau đó Nio đã rời đi và nhà sản xuất pin nội địa lớn nhất tại Trung Quốc là CATL đã tham gia thay thế. Hiện tại, Changan nắm giữ hơn 40% cổ phần trong khi CATL sở hữu hơn 17%, phần còn lại thuộc về các quỹ đầu tư khác nhau.

Riêng Huawei tuy không phải cổ đông chính nhưng tham gia với vai trò đối tác chiến lược, cung cấp mô-tơ điện, phần mềm điều khiển và các bộ phận thiết yếu tạo nên chiếc xe.

Avatr 12 gây ấn tượng bởi kiểu dáng độc đáo, gợi nhớ đến Porsche Panamera với thân hình tựa như chiếc sedan hạng sang bề thế nhưng phần mui lại vuốt cong dần về phía đuôi và có cửa khoang hành lý kích thước lớn. Những người mê xe trên mạng xã hội Trung Quốc thậm chí còn so sánh Avatr 12 với… Bugatti 16C Galibier.

Cột A dốc nhiều và uốn cong, cộng với phần kính cửa sổ bên hông khá nhỏ so với tổng thể thân hình, càng củng cố thêm cho hiệu ứng thị giác nổi bật mà Avatr 12 đem lại.

Chiếc xe điện này dài 5.020 mm, rộng 1.999 mm và cao 1.460 mm, với chiều dài cơ sở đạt 3.020 mm. So với Panamera thế hệ mới nhất hiện nay, Avatr 12 ngắn hơn 29 mm, rộng hơn 62 mm và thấp hơn 37 mm.

Đặc biệt phần chiều dài cơ sở của Avatr 12 trội hơn Panamera tới 70 mm, đây là điều dễ hiểu vì thiết kế đặc thù của xe điện cần sàn phẳng để đặt bộ pin lớn. Đèn chiếu sáng hai tầng và đèn pha tích hợp vào cản trước.

Avatr 12 được thiết kế với các thành phần ẩn mình trong thân xe khi không cần đến và sẽ “bật ra” khi sử dụng, chẳng hạn như tay nắm cửa và cả cánh lướt gió khí động học ở phía đuôi xe.

Ở hai bên hông là cặp camera quan sát thay cho gương chiếu hậu truyền thống. Phía trong xe cũng có camera dùng để hiển thị hình ảnh ở sau xe, do thiết kế ngoại thất độc đáo khiến Avatr 12 không có cửa sổ sau.

Bên trong, Avatr 12 thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ tối giản và vật liệu chất lượng cao. Tại táp-lô là một màn hình cảm ứng nổi, được đặt tương đối thấp với một hàng nút vật lý bên dưới.

Hướng mắt lên trên, tại khu vực viền dưới của kính chắn gió phía trước, là một dải màn hình siêu dài 35,4 inch. Hai cạnh ngoài cùng của màn hình này sẽ hiển thị hình ảnh từ camera chiếu hậu bên hông, còn ở giữa là các phần hiển thị thông tin dành cho người lái và cho hành khách được phân chia riêng biệt. Cần số nằm ngay sau vô-lăng thể thao hình bầu dục.

Các trang bị tiện ích của Avatr 12 đều mang tính chất hiện đại như tới từ tương lai, chẳng hạn như mui kính toàn cảnh có thể tăng/giảm độ sáng bằng cơ chế điện sắc, hệ thống đèn viền nội thất thay đổi phù hợp với cảm xúc người ngồi trong xe, hệ thống tạo hương thơm với 3 mùi hương lấy cảm hứng từ thiên nhiên…

Toàn bộ nội thất bọc da Nappa, dàn âm thanh lên tới 27 loa và xe cũng trang bị bộ hỗ trợ lái Huawei Advanced Driving System 2.0 với 29 cảm biến tiên tiến, trong đó có 3 LiDAR.

Avatr 12 ra đời dựa trên nền tảng CHN do Changan, Huawei và CATL phát triển. Kiến trúc EP1 dùng pin 94,5 kWh và mang đến 2 lựa chọn về hệ thống truyền động.

Thứ nhất là phiên bản dẫn động cầu sau dùng 1 mô-tơ điện có công suất 230 kW (313 mã lực). Thứ hai là phiên bản dẫn động 4 bánh, với 2 mô-tơ điện gắn tại cả 2 trục bánh xe, mang lại tổng công suất 425 kW (578 mã lực).

Thông tin về quãng đường di chuyển tối đa và giá bán không được Avatr tiết lộ ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nhà sản xuất này cho biết dây chuyền sản xuất chiếc Avatr 12 đã đi vào hoạt động kể từ đầu tháng 9/2023 này và có thể sớm bàn giao xe cho những khách hàng đầu tiên tại Trung Quốc ngay trong năm nay.

Đội hình siêu xe Trung Quốc đắt giá nhất sẵn sàng nghênh chiến các ông lớn Châu Âu | Tạp Chí Siêu Xe

Tham khảo Carpassion / Avatr / Carscoops

Nhà sản xuất pin Trung Quốc chi 3.540 tỉ mua 15 triệu cổ phiếu của VFS với giá 10 USD/CP, sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast

Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion đối tác chiến lược của VinFast đã đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu của Hãng xe điện VinFast với giá 10 USD/cp. Thương vụ này trị giá 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỉ đồng), tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS

Theo bản cáo bạch của VinFast ngày 30/6/2023, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast và hãng Gotion Inc. đã ký thỏa thuận đăng ký mua cổ phiếu phổ thông.

Cụ thể, Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS trong một đợt phát hành riêng lẻ với giá 10 USD/cổ phiếu. Tổng giá mua là 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Công ty pin Trung Quốc bỏ 150 triệu USD mua cổ phần VinFast

Giao dịch này được hoàn tất sau khi kết thúc hợp nhất kinh doanh của VinFast và Black Spade; và Gotion có được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, vào ngày 15/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) sau khi quá trình hợp nhất kinh doanh hoàn tất.

Theo tìm hiểu, Gotion là công ty hợp tác với Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES, trong dự án nhà máy liên doanh sản xuất pin lithium tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này có tổng mức đầu tư 275 triệu USD (hơn 6.300 tỷ đồng), trong đó, khoảng 2.400 tỷ đồng là nguồn vốn của các nhà đầu tư và 3.900 đồng từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác. Công suất thiết kế 5GWh/năm.

Tỷ lệ góp vốn dự án của VinES là 49%, còn lại Gotion chiếm 51%. Mục tiêu của dự án là phát triển và sản xuất pin sạc được sử dụng chủ yếu trong xe điện và hệ thống lưu trữ điện năng.

Gotion trực thuộc Công ty Hefei Guoxuan High-Tech Power Energy (Gotion High Tech), doanh nghiệp sản xuất pin hàng đầu của Trung Quốc. Gotion là một công ty chuyên thiết kế các giải pháp năng lượng với mục tiêu đổi mới và tạo ra thế hệ công nghệ pin kế tiếp, có trụ sở tại Thung lũng Silicon ở California, với các trung tâm R&D ở Ohio, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và châu Âu.

Gotion High Tech là công ty sản xuất hầu hết các thành phần của pin như bộ phân cực, vật liệu cathode, lõi pin và bộ quản lý pin. Hiện nay, công ty này cũng sản xuất cả pin lithium-ion, nổi tiếng nhất là loại LFP.

Hệ sinh thái các “ông lớn” ngành pin phía sau VinFast

Ngoài Gotion, vào hồi tháng 3/2021, VinFast và Công ty Công nghệ ProLogium (Đài Loan) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, VinFast và ProLogium sẽ thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn cho xe ô tô điện tại Việt Nam.

Liên doanh này sẽ được tiếp cận các bằng sáng chế và được phép sử dụng công nghệ đóng gói pin thể rắn MAB (Multi-Axis Bipolar + Technology – công nghệ lưỡng cực đa trục +) của ProLogium để sản xuất gói pin thể rắn CIM/CIP tại Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 30/10/2022, nhà sản xuất ô tô điện VinFast còn ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Công nghệ CATL về hợp tác chiến lược toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassis).

Theo Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lượt toàn cầu, CATL và VinFast dự kiến sẽ hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí. Được biết, VinFast sẽ là nhà sản xuất xe ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Gần đây nhất vào tháng 4/2023, VinES, công ty cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện thuộc Tập đoàn Vingroup công bố việc hoàn tất ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm với StoreDot, công ty Israel tiên phong trong công nghệ pin sạc siêu nhanh (XFC) cho xe điện.

Theo thỏa thuận, VinES và StoreDot sẽ cùng nghiên cứu phát triển ra các tế bào (cell) pin sạc siêu nhanh (XFC) ở nhiều dạng pin khác nhau, chuẩn bị cho việc sản xuất và cung ứng tế bào pin XFC trong tương lai.

StoreDot sẽ cấp phép và chia sẻ công nghệ sạc siêu nhanh, VinES sẽ cung cấp và đóng góp các kinh nghiệm phát triển các dạng cell pin, triển khai sản xuất, đánh giá, chứng nhận và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự kiến, loại pin sạc siêu nhanh thế hệ đầu tiên này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2025 và áp dụng ngay cho xe điện của VinFast.

Theo: vietnamfinance

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top