Nhà sản xuất pin Trung Quốc chi 3.540 tỉ mua 15 triệu cổ phiếu của VFS với giá 10 USD/CP, sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast

Nhà sản xuất pin Trung Quốc chi 3.540 tỉ mua 15 triệu cổ phiếu của VFS với giá 10 USD/CP, sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast

Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion đối tác chiến lược của VinFast đã đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu của Hãng xe điện VinFast với giá 10 USD/cp. Thương vụ này trị giá 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỉ đồng), tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS

Theo bản cáo bạch của VinFast ngày 30/6/2023, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast và hãng Gotion Inc. đã ký thỏa thuận đăng ký mua cổ phiếu phổ thông.

Cụ thể, Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS trong một đợt phát hành riêng lẻ với giá 10 USD/cổ phiếu. Tổng giá mua là 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Công ty pin Trung Quốc bỏ 150 triệu USD mua cổ phần VinFast

Giao dịch này được hoàn tất sau khi kết thúc hợp nhất kinh doanh của VinFast và Black Spade; và Gotion có được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, vào ngày 15/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) sau khi quá trình hợp nhất kinh doanh hoàn tất.

Theo tìm hiểu, Gotion là công ty hợp tác với Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES, trong dự án nhà máy liên doanh sản xuất pin lithium tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này có tổng mức đầu tư 275 triệu USD (hơn 6.300 tỷ đồng), trong đó, khoảng 2.400 tỷ đồng là nguồn vốn của các nhà đầu tư và 3.900 đồng từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác. Công suất thiết kế 5GWh/năm.

Tỷ lệ góp vốn dự án của VinES là 49%, còn lại Gotion chiếm 51%. Mục tiêu của dự án là phát triển và sản xuất pin sạc được sử dụng chủ yếu trong xe điện và hệ thống lưu trữ điện năng.

Gotion trực thuộc Công ty Hefei Guoxuan High-Tech Power Energy (Gotion High Tech), doanh nghiệp sản xuất pin hàng đầu của Trung Quốc. Gotion là một công ty chuyên thiết kế các giải pháp năng lượng với mục tiêu đổi mới và tạo ra thế hệ công nghệ pin kế tiếp, có trụ sở tại Thung lũng Silicon ở California, với các trung tâm R&D ở Ohio, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và châu Âu.

Gotion High Tech là công ty sản xuất hầu hết các thành phần của pin như bộ phân cực, vật liệu cathode, lõi pin và bộ quản lý pin. Hiện nay, công ty này cũng sản xuất cả pin lithium-ion, nổi tiếng nhất là loại LFP.

Hệ sinh thái các “ông lớn” ngành pin phía sau VinFast

Ngoài Gotion, vào hồi tháng 3/2021, VinFast và Công ty Công nghệ ProLogium (Đài Loan) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, VinFast và ProLogium sẽ thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn cho xe ô tô điện tại Việt Nam.

Liên doanh này sẽ được tiếp cận các bằng sáng chế và được phép sử dụng công nghệ đóng gói pin thể rắn MAB (Multi-Axis Bipolar + Technology – công nghệ lưỡng cực đa trục +) của ProLogium để sản xuất gói pin thể rắn CIM/CIP tại Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 30/10/2022, nhà sản xuất ô tô điện VinFast còn ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Công nghệ CATL về hợp tác chiến lược toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassis).

Theo Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lượt toàn cầu, CATL và VinFast dự kiến sẽ hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí. Được biết, VinFast sẽ là nhà sản xuất xe ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Gần đây nhất vào tháng 4/2023, VinES, công ty cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện thuộc Tập đoàn Vingroup công bố việc hoàn tất ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm với StoreDot, công ty Israel tiên phong trong công nghệ pin sạc siêu nhanh (XFC) cho xe điện.

Theo thỏa thuận, VinES và StoreDot sẽ cùng nghiên cứu phát triển ra các tế bào (cell) pin sạc siêu nhanh (XFC) ở nhiều dạng pin khác nhau, chuẩn bị cho việc sản xuất và cung ứng tế bào pin XFC trong tương lai.

StoreDot sẽ cấp phép và chia sẻ công nghệ sạc siêu nhanh, VinES sẽ cung cấp và đóng góp các kinh nghiệm phát triển các dạng cell pin, triển khai sản xuất, đánh giá, chứng nhận và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự kiến, loại pin sạc siêu nhanh thế hệ đầu tiên này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2025 và áp dụng ngay cho xe điện của VinFast.

Theo: vietnamfinance

Sau ngày mở màn thăng hoa, cổ phiếu VinFast giảm tiếp, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ còn 21,2 tỷ USD

Sau ngày mở màn hoành tráng, cổ phiếu VinFast tiếp tục giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Vốn hóa còn 35 tỷ USD. Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm.

Giảm 58%, vốn hóa vẫn thứ 4 khối xe điện

Mở cửa phiên giao dịch ngày 18/8 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (đêm 18/8 giờ Việt Nam) cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast xác lập giá mở cửa là 19,64 USD (mức giá tham chiếu 20 USD/cp), rồi nhanh chóng giảm tiếp. Có lúc, cổ phiếu VFS giảm hơn 30% xuống gần 13 USD.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/8 (rạng sáng ngày 19/8 giờ Việt Nam), VFS giảm 23% so với phiên liền trước, xuống còn 15,4 USD.

Như vậy, so với mức giá đóng cửa phiên đầu tiên 15/8 (hơn 37 USD), cổ phiếu VinFast giảm 58,4%. Vốn hóa của VinFast còn 35,4 tỷ USD.

Với mức vốn hóa này, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng , đứng thứ 4 trong số các hãng xe ô tô điện trên thế giới, xếp trên Rivian (19,5 tỷ USD)., sau BYD (84 tỷ USD) và Li Auto (38,4 tỷ USD) của Trung Quốc.

Tesla vẫn ở vị trí đầu tiên với gần 683 tỷ USD tính tới ngày 18/8. 

Còn so với các hãng xe ô tô thế giới nói chung, VinFast Auto đứng thứ 14.

Tính tới hết ngày 18/8, vốn hóa của VinFast Auto đứng thứ 14 trên thế giới.

Trước đó, trong phiên chào sàn 15/8, với vốn hóa 85 tỷ USD, VinFast Auto của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp trên cả Mercedes-Benz (80 tỷ USD), BMW (71 tỷ USD), Volkswagen (70,8 tỷ USD), Ferrari (56 tỷ USD), Honda (48 tỷ USD), Ford (47,8 tỷ USD), GM (46 tỷ USD)…

Với hơn 35 tỷ USD như hiện tại, VinFast Auto vẫn đứng trên Hyundai (33 tỷ USD), Kia (23,6 tỷ USD), Nissan (16,4 tỷ USD)… Tuy nhiên, vị trí này dự kiến còn biến động nhiều.

Khó khăn còn nhiều

Trong cuộc họp báo trực tuyến ngay sau phiên đầu tiên, CEO VinFast bà Lê Thị Thu Thủy thừa nhận “bất ngờ” khi cổ phiếu lên 37 USD trong phiên chào sàn và không chuẩn bị cho kịch bản cổ phiếu VFS lên mức giá này.

Trước đó, theo bà Thủy, khi đi hỏi các ngân hàng đầu tư, hầu hết đều nói là cổ phiếu sẽ đỏ, tức là VFS sẽ giảm xuống dưới 10 USD/cp trong phiên đầu tiên. Lãnh đạo VinFast và các cộng sự ban đầu chỉ tin đạt vốn hóa trên 23 tỷ USD, “nhưng không ngờ tới 85 tỷ USD”.

Biến động tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Biểu đồ: M. Hà)

Tới hết ngày 18/8, theo Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn 21,2 tỷ USD, xếp thứ 78 trên thế giới.

Hôm 17/8, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng còn ở mức 37,5 tỷ USD, xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, đứng trên vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott (xếp thứ 36).

Trong phiên ngày 16/8, Forbes có thời điểm đánh giá tỷ phú Vượng có 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới. Tuy nhiên, tạp chí này sau đó vài giờ điều chỉnh xuống mức khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg ở mức hơn 44 tỷ USD.

Soi BMW M5 CS 2022 – xe thương mại nhanh, mạnh nhất lịch sử BMW | Tạp Chí Siêu Xe

Tham khảo: Vietnamnet

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top