Ngày đầu lên sàn Nasdaq Mỹ, giá trị vốn hóa của VinFast tăng hơn 85 tỷ đô la, lọt top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu

Ngày đầu lên sàn Nasdaq Mỹ, giá trị vốn hóa của VinFast tăng hơn 85 tỷ đô la, lọt top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu

Chỉ sau 2 tiếng đầu giao dịch trên sàn Nasdaq (Mỹ), cổ phiếu VinFast đã bật tăng hơn 48%, chốt phiên đầu tiên tăng hơn 68%, đẩy vốn hóa công ty vượt 85 tỷ USD, lọt top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu. VinFast chính là thương hiệu Việt đầu tiên làm được điều “phi thường” này.

Mở đầu phiên giao dịch lúc 20h30 ngày 15/8 theo giờ Việt Nam, cổ phiếu VFS của VinFast được giao dịch ở mức 22 USD/cổ phiếu. Sau 15 phút giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VFS lùi về quanh ngưỡng 17 USD/cổ phiếu.

Nhưng sau đó cổ phiếu của VinFast nhanh chóng bật ngược trở lại. Cổ phiếu VFS kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên Nasdaq với giá vượt mức 37 USD/cổ phiếu, tăng hơn 68%. Với khoảng 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính quy mô vốn hóa của VinFast vượt 85 tỷ USD, cũng vào top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu về vốn hóa. 

Diễn biến khá trái chiều với cổ phiếu VFS, chứng quyền VFSWW sau những phút tăng đầu phiên đã đảo chiều giảm gần 14%, xuống 0,68 USD.

Lễ chào sàn của VinFast diễn ra tại Mỹ lúc 20h30 tối 15/8 (giờ Việt Nam). Tại sự kiện, Bob McCooey, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc thị trường Vốn toàn cầu của Nasdaq, cho biết “vui mừng được chào đón VinFast đến với đại gia đình Nasdaq”

Cũng tại sự kiện VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết, việc trở thành công ty niêm yết tại Mỹ là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển toàn cầu của doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là việc đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, mà đây còn là niềm tin mạnh mẽ vào tầm nhìn và tiềm năng của VinFast.

“Chúng tôi đã hướng tới mục tiêu này trong vài năm gần đây, và mặc dù thị trường chung còn nhiều khó khăn, nhưng VinFast tự hào ghi dấu mốc mới trong lịch sử của VinFast ngày hôm nay. Đây không chỉ là một ngày trọng đại với VinFast, mà còn là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng một tương lai xanh hơn cho tất cả mọi người thông qua di chuyển bền vững”, bà nói. 

Theo bà, việc niêm yết thành công này mở ra khả năng tiếp cận thị trường vốn lớn nhất thế giới và hướng đi quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

“Chúng tôi hy vọng câu chuyện của VinFast sẽ truyền cảm hứng và mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu Việt Nam cùng tiến ra thế giới”, bà nói. 

Trước đó, VinFast và Black Spade Acquisition (mã chứng khoán trên sàn NYSE: BSAQ) đã công bố hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh. Công ty niêm yết sau sáp nhập có tên là VinFast Auto Ltd.

Thông báo về việc hoàn thành hợp nhất kinh doanh được đưa ra sau khi các cổ đông của Black Spade bỏ phiếu chấp thuận giao dịch vào ngày 10/8. Sau hợp nhất, Black Spade trở thành công ty con thuộc sở hữu của VinFast và được dự kiến sẽ rút niêm yết khỏi sàn giao dịch NYSE.

Theo: dantri


VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và con đường đầy chông gai để trở thành “Tesla của Việt Nam”

Đặt cược lớn vào sự chuyển đổi toàn cầu sang xe điện, tập đoàn Vingroup nói chung và VinFast nói riêng còn rất nhiều chông gai để tới mục tiêu tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xe điện, hướng đến mục tiêu trở thành “Tesla của Việt Nam”.

Mặc dù đặt cược lớn vào sự chuyển đổi toàn cầu sang xe điện, tập đoàn Vingroup đã phải vật lộn để tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xe điện của mình. Nhất là trong bối cảnh bởi thị trường trong nước chậm tiếp nhận điện khí hóa và việc phát triển ở Mỹ cũng không hề đơn giản.

VinFast, nhánh xe điện của tập đoàn Vingroup, tự hào có một cơ sở sản xuất tiên tiến trên đảo Cát Hải ở thành phố cảng Hải Phòng.

Đây là “cơ sở sản xuất đẳng cấp thế giới với 90% quy trình được tự động hóa“, Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết trong chuyến thăm địa điểm gần đây. “Sức mạnh của VinFast nằm ở tốc độ”, bà Thủy nói. “Chúng tôi có thể làm những việc mà các nhà sản xuất hiện có với hệ thống (ra quyết định) phức tạp không thể làm được.”

Năm 2019, VinFast trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất xe chạy bằng xăng trong nước. VinFast đã chuyển sang xe điện vào năm 2021 trong nỗ lực thúc đẩy quá trình điện khí hóa toàn cầu, và từ bỏ hoàn toàn việc sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2022.

Tất cả những bước đi đó đều được tiến hành một cách “thần tốc”, không theo một lối mòn nào từ ngành công nghiệp chế tạo lâu đời như ngành sản xuất ô tô.

Tuy nhiên, con đường theo đuổi ngành chế tạo ô tô không trải đầy hoa hồng đối với thương hiệu ô tô Việt đầy non trẻ. Còn đó rất nhiều khó khăn, thách thức đến cả từ nguyên nhân bên ngoài và nội tại bên trong mà VinFast phải đối mặt.

Những khó khăn VinFast phải đối mặt

Nhà máy Hải Phòng không thể hoạt động hết công suất trong bối cảnh nhu cầu trong nước ảm đạm. Thị trường xe 4 bánh của Việt Nam còn nhỏ, với quy mô hàng năm từ 400.000 đến 500.000 chiếc, và năm nay còn có thể thấp hơn nữa do nhu cầu thấp.

Năm 2022, nếu tính tổng toàn bộ các mẫu xe VinFast bán ra trên thị trường, doanh số năm 2022 của hãng xe Việt đạt 24.042 xe. Trong khi đó, theo dữ liệu từ VAMA, Hyundai Thành Công và VinFast, lượng xe bán ra trong năm 2022 đạt mức hơn 500.000 xe. Như vậy, xe hơi VinFast chiếm khoảng 4,8% thị phần ô tô Việt Nam, con số không đáng kể so với các ông lớn khác đã vào Việt Nam lâu năm.

Xe điện, bao gồm cả xe điện của các đối thủ như Tesla, Hyundai, Wuling…tương đối hiếm khi xuất hiện trên đường phố. Hạ tầng sạc và thời gian sạc là một trong những rào cản của xe điện so với xe đốt trong ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, các vấn đề liên quan đến phần mềm của xe điện VinFast cũng liên tục được nhắc đến, như vấn đề xe vận hành hiệu năng thấp (con rùa), điều hòa không mát do ưu tiên tối ưu hóa cho pin, lỗi bình accquy 12V nhanh hết điện….cũng là người tiêu dùng khá băn khoăn trước khi cân nhắc có nên mua ô tô điện VinFast vào thời điểm này hay không.

Trong khi cố gắng nuôi dưỡng thị trường trong nước, VinFast cũng có ý định giành lấy một phần thị trường khổng lồ ở Hoa Kỳ, nhưng mọi chuyện cũng không hề đơn giản.

Những lô xe điện đầu tiên của VinFast đã đặt chân tới Mỹ, tuy nhiên, số lượng bán ra không nhiều. Ngay sau khi bàn giao những chiếc xe đầu tiên, thì xe điện VinFast phải thu hồi do lỗi phần mềm.

Theo Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), số xe bị lỗi là toàn bộ lô hàng 999 chiếc mà VinFast đã đưa sang Mỹ cùng một đợt. Trong đó có 111 chiếc đã giao đến tay khách hàng, 153 chiếc thuộc đội xe dịch vụ, số còn lại vẫn thuộc sở hữu của VinFast.

999 mẫu VinFast Vf8 tại Mỹ bị thu hồi do lỗi phần mềm 

Do phải đầu tư nhiều vào trả trước, hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty – bao gồm cả xe điện – lỗ 14 nghìn tỷ đồng (khoảng 590 triệu USD) trong nửa đầu năm 2023, cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái từ khoản lỗ 16 nghìn tỷ đồng.

Doanh thu của toàn tập đoàn đã tăng lên trong 10 năm qua, nhưng lợi nhuận không theo kịp, khiến tập đoàn rơi vào tình trạng lỗ ròng vào năm 2021. Tổng tài sản của tập đoàn tăng nhanh sau năm 2019, nhưng khi tập đoàn bắt đầu sản xuất xe chạy xăng, hiệu quả tài sản của nó xấu đi. Giá cổ phiếu của Vingroup hiện chưa bằng một nửa so với mức đỉnh trước khi bắt đầu sản xuất xe điện.

Còn đó những cơ hội cho VinFast

Dù muốn hay không, chúng ta đều phải thừa nhận, xe điện chính là xu thế trong tương lai gần, và là chìa khóa dẫn tới thành công trong ngành công nghiệp ô tô tương lai. Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu ô tô trong nửa đầu năm 2023, vượt mặt Nhật Bản, nhờ sự đóng góp lớn của xe điện.

Các nhà sản xuất ô tô lớn Trung Quốc đã xuất khẩu tới 2,14 triệu xe từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tăng 76% so với năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu xe năng lượng mới bao gồm xe điện, xe PHEV hybrid và xe dùng pin nhiên liệu đã tăng hơn gấp đôi nửa đầu năm 2023, chiếm tới 25% tổng lượng xe xuất khẩu của Trung Quốc.

Thành công của các hãng xe điện Trung Quốc chỉ ra rõ, với những thương hiệu non trẻ trên thị trường, cách duy nhất để có thể vượt lên trên các gã khổng lồ khác, là bắt kịp xu thế mới của ngành công nghiệp ô tô, chính là xe năng lượng mới.

Để khuyến khích những người tiêu dùng còn nghi ngờ về xe điện, VinFast đã đưa ra nhiều chính sách kinh doanh táo bạo chưa từng có trên thị trường. Công ty tiên phong trong việc khuyến khích người dùng đặt mua xe ngay từ khi còn trên bản vẽ, chưa thành hình trên thực tế. Cách làm này đã chứng minh có hiệu quả, khi số lượng đặt cọc các mẫu xe điện mới của VinFast là không hề thấp.

Thương hiệu xe hơi Việt Nam còn công bố chính sách hậu mãi đặc biệt có thời hạn cho người dùng xe VinFast trên toàn cầu. Tất cả sự cố phát sinh do lỗi từ nhà sản xuất được VinFast xử lý triệt để tại xưởng, đồng thời hỗ trợ người dùng bằng voucher hoặc tiền mặt, tùy theo nhóm lỗi và hạn mức từng thị trường.

Công ty thậm chí đã tuyên bố dịch vụ mua lại những chiếc xe điện VinFast đã qua sử dụng sau 5 năm, nhằm tăng niềm tin cho các chủ sở hữu xe điện VinFast.

Ngoài việc lắp đặt các cơ sở sạc tại các khu vực đô thị như Hà Nội, Vingroup đang sản xuất pin ô tô cùng với Công ty Công nghệ Amperex đương đại của Trung Quốc (CATL) và cũng đã bắt đầu tái chế pin. VinGroup đã tham gia vào thị trường taxi EV với thương hiệu taxi xanh GSM và hợp tác với các công ty dịch vụ vận tải, công ty khởi nghiệp ứng dụng gọi xe.

Các công ty trong Vingroup bổ sung cho nhau và chuyên môn của chúng tôi có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp”, bà Thủy nói.

Tại Mỹ, ngày 29/7/2023, VinFast chính thức khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện tại hạt Chatham, Bắc Carolina, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường tại khu vực Bắc Mỹ.

Nhà máy VinFast tại Bắc Carolina có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD, trên quy mô 733 ha và được chia thành 5 phân khu sản xuất chính, bao gồm: xưởng hàn thân vỏ, xưởng lắp ráp,xưởng dập, xưởng sơn và trung tâm năng lượng.

Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung sản xuất các mẫu xe điện VF 7, VF 8 và VF 9 để đáp ứng nhu cầu thị trường với công suất dự kiến là 150.000 xe/năm. Nguồn cung linh kiện phục vụ sản xuất sẽ được ưu tiên mua tại Mỹ, Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Ông Phạm Nhật Vượng vẫn tràn đầy niềm tin vào tiềm năng phát triển của VinFast: “Đến năm 2024, doanh số sẽ đạt 60.000 đến 70.000 xe và EBITA [thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao] sẽ hòa vốn,” nhà sáng lập Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết vào tháng 5. “Chúng tôi sẽ có thể tạo ra lợi nhuận trong năm tài chính 2025.”

Ông Phạm Nhật Vượng là một người nhạy bén chấp nhận rủi ro và nhanh chóng từ bỏ công việc kinh doanh khi anh ấy thấy chúng thất bại. Trước đây, công ty đã từng lấn sân sang điện thoại thông minh và TV, nhưng ông Vượng đã quyết định rút lui chỉ sau hai hoặc ba năm.

Đó là lý do tại sao quyết định của ông vào mùa xuân này để hỗ trợ VinFast với 1 tỷ đô la từ tài sản cá nhân của chính mình có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy cam kết sâu sắc của ông đối với hoạt động kinh doanh xe điện.

Trong bối cảnh đại dịch và chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Vượng chia sẻ VinFast may mắn khi nhận được sự ủng hộ của các cổ đông lớn, qua đó chia sẻ và “gánh” rất nhiều chi phí để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp.

Đến nay khi thị trường đã dần ổn định, VinFast cũng đã phát triển đầy đủ các phân khúc xe thì chỉ cần thị trường khởi sắc trở lại, “VinFast sẽ sớm mang lại niềm vui tài chính cho mọi người, song không phải ngày một ngày hai, mà lâu dài”, ông Vượng khẳng định.

Năm nay, sản lượng bán xe VinFast được dự báo sẽ đạt khoảng 45.000 – 50.000 chiếc, sang năm có thể tăng gấp đôi. Ông Vượng kỳ vọng đến hết năm 2024 nếu việc kinh doanh diễn ra theo đúng kế hoạch, sản lượng bán xe đạt 60.000 – 70.000 chiếc thì tiến đến năm 2025, VinFast sẽ không còn cần sự hỗ trợ tài chính từ cổ đông. Theo đó đến hết năm 2025 công ty xe điện này sẽ bắt đầu có lãi.

Những điểm vượt trội của VinFast VF8 so với xe điện của Tesla | Tạp Chí Siêu Xe

Tham khảo thông tin từ Nikkei

Theo Thanh Niên Việt / Tạp Chí Bốn Bánh

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top