“Ếch chiến” Porsche 911 GT3 bất ngờ có một cuộc đời mới khi “biến hình” thành xe thể thao mui trần không kính Ruf R Spyder

"Ếch chiến" Porsche 911 GT3 bất ngờ có một cuộc đời mới khi "biến hình" thành xe thể thao mui trần không kính Ruf R Spyder

Hãng xe Đức dựa trên nền tảng của Porsche 911 GT3 vừa gây “sốc” ở tuần lễ hội xe Monterey được tổ chức tại Mỹ với chiếc R Spyder mui trần không kính.

Hãng xe Đức dựa trên nền tảng Porsche – Ruf vừa gây “sốc” ở tuần lễ hội xe Monterey được tổ chức tại Mỹ với chiếc R Spyder. Về cơ bản, đây là một chiếc Porsche 911 GT3 thế hệ 911.2 đời trước nhưng được sửa đổi triệt để nhằm trở thành một mẫu roadster 2 chỗ mui trần hoàn toàn.

Ý tưởng này nghe có vẻ giống chiếc Porsche 911 Speedster với số lượng giới hạn 1.948 chiếc được ra mắt vào năm 2019, nhưng Ruf R Spyder còn cực đoan hơn nữa.

Không giống như 911 Speedster, Ruf R Spyder loại bỏ kính chắn gió phía trước, cửa sổ bên và mui vải tháo lắp thủ công để có trải nghiệm lái xe ngoài trời thực sự.

Nó cũng có vách ngăn giữa hai ghế và sàn sau làm bằng sợi carbon đặt làm riêng, tích hợp cánh gió đuôi vịt có lỗ thông gió. Các tính năng thú vị khác là camera thay gương gắn trên chắn bùn trước và không có tay nắm cửa.

Người lái xe và hành khách phía trước được tách biệt bởi một gióng nằm giữa, mỗi người đều có mão chắn gió nhỏ của riêng mình. Điều thú vị là đồng hồ đặc trưng thường được gắn ở trung tâm của bảng điều khiển trên mỗi chiếc Porsche lại thò ra ngoài qua một lỗ trên gióng  ngăn.

Chưa dừng lại ở đó, gióng này cũng là ống dẫn chứa khí nạp cho động cơ ở phía sau. Bên dưới phía sau, Ruf đã thêm một ngăn đặc biệt cho mũ bảo hiểm, cho thấy đây là một bản độ tập trung vào đường đua.

Ruf R Spyder được trang bị động cơ 6 xi-lanh phẳng 4.0 lít hút khí tự nhiên từ GT3, kết hợp với hộp số sàn 6 cấp. Động cơ có hệ thống van dẫn động với cánh tay đòn được phủ DLC, cùng với thời gian đóng mở van nạp và van xả biến thiên.

Ruf không công bố số liệu công suất nhưng động cơ tiêu chuẩn sản sinh công suất lên tới 513 mã lực trên 991.2 GT3 RS. Hệ thống treo của R Spyder bao gồm thanh chống McPherson ở phía trước và hệ thống treo liên kết 5 điểm phía sau, trong khi chiếc xe được trang bị phanh carbon-gốm.

Ruf không cho biết liệu họ có kế hoạch sản xuất thêm chiếc R Spyder hay không, khi mỗi chiếc xe này đòi hỏi phải có “xác” của một chiếc 991.2 GT3. Tuy nhiên dù là siêu xe độc bản hay giới hạn số lượng, có thể khẳng định chắc chắn R Spyder sẽ rất đắt.

Theo NgheNhinVietNam

Nhà sản xuất pin Trung Quốc chi 3.540 tỉ mua 15 triệu cổ phiếu của VFS với giá 10 USD/CP, sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast

Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion đối tác chiến lược của VinFast đã đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu của Hãng xe điện VinFast với giá 10 USD/cp. Thương vụ này trị giá 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỉ đồng), tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS

Theo bản cáo bạch của VinFast ngày 30/6/2023, nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast và hãng Gotion Inc. đã ký thỏa thuận đăng ký mua cổ phiếu phổ thông.

Cụ thể, Gotion đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VFS trong một đợt phát hành riêng lẻ với giá 10 USD/cổ phiếu. Tổng giá mua là 150 triệu USD (khoảng 3.540 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của VinFast.

Công ty pin Trung Quốc bỏ 150 triệu USD mua cổ phần VinFast

Giao dịch này được hoàn tất sau khi kết thúc hợp nhất kinh doanh của VinFast và Black Spade; và Gotion có được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, vào ngày 15/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) sau khi quá trình hợp nhất kinh doanh hoàn tất.

Theo tìm hiểu, Gotion là công ty hợp tác với Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES, trong dự án nhà máy liên doanh sản xuất pin lithium tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này có tổng mức đầu tư 275 triệu USD (hơn 6.300 tỷ đồng), trong đó, khoảng 2.400 tỷ đồng là nguồn vốn của các nhà đầu tư và 3.900 đồng từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác. Công suất thiết kế 5GWh/năm.

Tỷ lệ góp vốn dự án của VinES là 49%, còn lại Gotion chiếm 51%. Mục tiêu của dự án là phát triển và sản xuất pin sạc được sử dụng chủ yếu trong xe điện và hệ thống lưu trữ điện năng.

Gotion trực thuộc Công ty Hefei Guoxuan High-Tech Power Energy (Gotion High Tech), doanh nghiệp sản xuất pin hàng đầu của Trung Quốc. Gotion là một công ty chuyên thiết kế các giải pháp năng lượng với mục tiêu đổi mới và tạo ra thế hệ công nghệ pin kế tiếp, có trụ sở tại Thung lũng Silicon ở California, với các trung tâm R&D ở Ohio, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và châu Âu.

Gotion High Tech là công ty sản xuất hầu hết các thành phần của pin như bộ phân cực, vật liệu cathode, lõi pin và bộ quản lý pin. Hiện nay, công ty này cũng sản xuất cả pin lithium-ion, nổi tiếng nhất là loại LFP.

Hệ sinh thái các “ông lớn” ngành pin phía sau VinFast

Ngoài Gotion, vào hồi tháng 3/2021, VinFast và Công ty Công nghệ ProLogium (Đài Loan) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, VinFast và ProLogium sẽ thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn cho xe ô tô điện tại Việt Nam.

Liên doanh này sẽ được tiếp cận các bằng sáng chế và được phép sử dụng công nghệ đóng gói pin thể rắn MAB (Multi-Axis Bipolar + Technology – công nghệ lưỡng cực đa trục +) của ProLogium để sản xuất gói pin thể rắn CIM/CIP tại Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 30/10/2022, nhà sản xuất ô tô điện VinFast còn ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Công nghệ CATL về hợp tác chiến lược toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassis).

Theo Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lượt toàn cầu, CATL và VinFast dự kiến sẽ hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí. Được biết, VinFast sẽ là nhà sản xuất xe ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Gần đây nhất vào tháng 4/2023, VinES, công ty cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện thuộc Tập đoàn Vingroup công bố việc hoàn tất ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm với StoreDot, công ty Israel tiên phong trong công nghệ pin sạc siêu nhanh (XFC) cho xe điện.

Theo thỏa thuận, VinES và StoreDot sẽ cùng nghiên cứu phát triển ra các tế bào (cell) pin sạc siêu nhanh (XFC) ở nhiều dạng pin khác nhau, chuẩn bị cho việc sản xuất và cung ứng tế bào pin XFC trong tương lai.

StoreDot sẽ cấp phép và chia sẻ công nghệ sạc siêu nhanh, VinES sẽ cung cấp và đóng góp các kinh nghiệm phát triển các dạng cell pin, triển khai sản xuất, đánh giá, chứng nhận và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự kiến, loại pin sạc siêu nhanh thế hệ đầu tiên này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2025 và áp dụng ngay cho xe điện của VinFast.

3 mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất hành tinh: Chớp mắt đã ‘mất hút’ | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: vietnamfinance

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top