Đề xuất cho phép lắp đặt sử dụng trạm sạc cho xe điện trong bến xe khách: Cần lắm những chính sách giúp xe điện ngày càng phát triển!

Đề xuất cho phép lắp đặt sử dụng trạm sạc cho xe điện trong bến xe khách: Cần lắm những chính sách giúp xe điện ngày càng phát triển!

Bộ GTVT đang dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (sửa đổi, bổ sung QCVN 45:2012/BGTVT) đề xuất bổ sung quy định cho phép lắp đặt sử dụng trạm sạc cho xe điện trong phạm vi bến xe khách.

Cụ thể, các công trình dịch vụ thương mại khuyến khích xây dựng bao gồm: Trung tâm thương mại; khách sạn, nhà nghỉ; nhà hàng phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe; trạm cấp nhiên liệu; trạm sạc cho xe điện; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; nơi rửa xe; nhà để xe nhiều tầng và trung tâm dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới.

Dự thảo lần này xây dựng thêm quy định các bến xe khách được xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị phòng và chống cháy, chữa cháy theo đúng quy định.

Dự thảo lắp trạm sạc xe điện trong các bến xe: Cục Đường bộ có trách nhiệm gì?- Ảnh 1.
Một trạm sạc xe điện của Vìnfast. Ảnh: VF

Đối với quy định về kiểm tra, giám sát thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bến xe khách, dự thảo bãi bỏ quy định: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng thanh tra đường bộ tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động của bến xe khách, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo các bến xe khách luôn duy trì và thực hiện đúng các quy định của quy chuẩn và các quy định pháp luật liên quan khác.

Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xây dựng phần mềm quản lý bến xe khách toàn quốc; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách QCVN 45: 2012/BGTVT đã được sửa đổi lần 1 vào năm 2015, là tài liệu buộc thực hiện quy định điều kiện cơ sở vật chất; các yêu cầu trong việc lập quy hoạch, đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý khai thác bến xe khách.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 12/2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, các bến xe khách trên toàn quốc phải tuân thủ quy chuẩn quốc gia về bến xe khách.

Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, cần bổ sung quy định về trạm sạc điện trong phạm vi bến xe khách. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan thì việc sửa đổi quy chuẩn QCVN 45:2012/BGTVT sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động của bến xe khách trên toàn quốc.

Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung quy chuẩn còn góp phần nâng cao lượng, hiệu quả công tác quản lý bến xe khách trên toàn quốc. Do đó, cần thiết sửa đổi lần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách.

Porsche Panamera – Saloon Thể Thao Hạng Sang thay đổi định nghĩa về xe Porsche | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: danviet

Chỉ khoảng 3 năm nữa xe điện sẽ rẻ ngang thậm chỉ rẻ hơn xe xăng nhờ phương thức và kỷ thuật sản xuất được cải tiến

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí sản xuất ô tô điện sẽ sớm rẻ hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong, giúp cho giá bán của hai dòng xe có thể ngang bằng nhau trong tương lai.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, chỉ trong vòng 3 năm tới, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ rẻ hơn so với các xe chạy bằng động cơ đốt trong có cùng kích thước.

Từ đó, giá bán lẻ xe ô tô điện sẽ được kéo xuống ngang bằng, thậm chí có thể rẻ hơn xe động cơ đốt trong vào năm 2027.

Công nghệ đúc siêu lớn Gigacasting là chìa khóa giúp các nhà sản xuất ô tô tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất xe điện.

Điều này có được là nhờ kỹ thuật và phương pháp sản xuất ngày càng được cải tiến. Trong đó, Gartner lấy công nghệ Gigacasting của Tesla làm ví dụ điển hình.

Về cơ bản, đây là công nghệ tiên tiến cho phép đúc gần như toàn bộ gầm xe điện thành một tấm nguyên khối.

Nhờ đó, nhà sản xuất xe điện sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân công, chi phí và không gian nhà máy, thay thế nhiều robot hàn các bộ phận ô tô lại với nhau bằng một máy duy nhất. Công nghệ này cũng cho phép các hãng rút ngắn vòng đời của dòng sản phẩm, từ đó đưa ra các mẫu mã mới nhanh hơn.

Tuy nhiên theo công ty Gartner, dù công nghệ Gigacasting của Tesla có thể giúp hạ thấp chi phí và thời gian sản xuất nhưng lại khiến chi phí sửa chữa bị đội lên cao.

Bởi lẽ khi nhiều bộ phận được sản xuất thành một khối, khi xảy ra hỏng hóc ở một chi tiết, khả năng phải sửa cả phần khác hoặc tháo dỡ cả xe để tiếp cận được bộ phận bị hỏng là rất cao.

Theo Automotive News, chi phí sửa xe điện trung bình hiện tại là 4.474 USD. Tuy nhiên, các báo cáo của họ lại chỉ ra rằng chủ xe thực tế phải bỏ ra trung bình tới 5.552 USD để sửa phương tiện. Con số này cao hơn 27% so với mặt bằng chung của thị trường.

Điểm trừ lớn nhất của các xe điện sản xuất bằng công nghệ Gigacasting là chi phí sửa chữa thường rất cao.

Công ty Gartner dự đoán rằng đến năm 2027, chi phí sửa chữa trung bình của một “tai nạn nghiêm trọng” liên quan đến thân và pin xe điện sẽ tăng lên 30%.

Thậm chí một số xe bị hỏng nặng có thể sẽ phải bỏ đi bởi chi phí sửa chữa có thể vượt quá giá trị còn lại của xe. Bên cạnh đó, việc chi phí sửa chữa xe điện đắt hơn có thể dẫn đến giá bảo hiểm cũng tăng theo.

Theo: Tienphong

“Anh hàng xóm khó tính” thử nghiệm thành công “taxi bay” điện không người lái đầu tiên trên thế giới

Công ty Công nghệ AutoFlight Thượng Hải, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc “taxi bay” điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch.

AutoFlight – công ty công nghệ cao của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải là nhà sản xuất eVTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện).

Vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, công ty này đã thực hiện chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới.

Chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời mà không có người lái, khởi hành từ cảng Xà Khẩu Cruise Home ở thành phố Thâm Quyến và đáp tại cảng Cửu Châu ở thành phố Chu Hải, đều thuộc miền Nam Trung Quốc.

Thời gian của chuyến bay chỉ trong vòng 20 phút với quãng đường dài hơn 55 km, trong khi đó nếu di chuyển bằng ô tô thì phải mất tới 3 tiếng.

Chiếc eVTOL được đặt tên là Prosperity (Thịnh Vượng), có phạm vi hoạt động lên đến 250 km, vận tốc tối đa là 200 km/h và có thể chở tối đa 5 người. “Taxi bay” điện hoạt động mà không cần sân bay và đường băng truyền thống.

Điểm đặc biệt của Prosperity là khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như một trực thăng, sau đó sẽ chuyển sang chế độ bay cánh cố định như máy bay truyền thống.

So với trực thăng, Prosperity có những ưu điểm như độ an toàn cao, chi phí hành khách thấp, chi phí bảo trì thấp, không gây nhiều tiếng ồn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.

Nó được vận hành hoàn toàn bằng điện và hành khách có thể đặt chuyến đi một cách thuận tiện thông qua ứng dụng điện thoại, cho phép di chuyển nhanh trong đô thị và liên thành phố.

Tian Yu – Người sáng lập/Giám đốc điều hành và đồng chủ tịch của AutoFlight cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với các nhà chức trách địa phương và đối tác quốc tế.

Tham khảo: The Sun

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top