Các nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí sản xuất ô tô điện sẽ sớm rẻ hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong, giúp cho giá bán của hai dòng xe có thể ngang bằng nhau trong tương lai.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, chỉ trong vòng 3 năm tới, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ rẻ hơn so với các xe chạy bằng động cơ đốt trong có cùng kích thước.
Từ đó, giá bán lẻ xe ô tô điện sẽ được kéo xuống ngang bằng, thậm chí có thể rẻ hơn xe động cơ đốt trong vào năm 2027.
Điều này có được là nhờ kỹ thuật và phương pháp sản xuất ngày càng được cải tiến. Trong đó, Gartner lấy công nghệ Gigacasting của Tesla làm ví dụ điển hình.
Về cơ bản, đây là công nghệ tiên tiến cho phép đúc gần như toàn bộ gầm xe điện thành một tấm nguyên khối.
Nhờ đó, nhà sản xuất xe điện sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân công, chi phí và không gian nhà máy, thay thế nhiều robot hàn các bộ phận ô tô lại với nhau bằng một máy duy nhất. Công nghệ này cũng cho phép các hãng rút ngắn vòng đời của dòng sản phẩm, từ đó đưa ra các mẫu mã mới nhanh hơn.
Tuy nhiên theo công ty Gartner, dù công nghệ Gigacasting của Tesla có thể giúp hạ thấp chi phí và thời gian sản xuất nhưng lại khiến chi phí sửa chữa bị đội lên cao.
Bởi lẽ khi nhiều bộ phận được sản xuất thành một khối, khi xảy ra hỏng hóc ở một chi tiết, khả năng phải sửa cả phần khác hoặc tháo dỡ cả xe để tiếp cận được bộ phận bị hỏng là rất cao.
Theo Automotive News, chi phí sửa xe điện trung bình hiện tại là 4.474 USD. Tuy nhiên, các báo cáo của họ lại chỉ ra rằng chủ xe thực tế phải bỏ ra trung bình tới 5.552 USD để sửa phương tiện. Con số này cao hơn 27% so với mặt bằng chung của thị trường.
Công ty Gartner dự đoán rằng đến năm 2027, chi phí sửa chữa trung bình của một “tai nạn nghiêm trọng” liên quan đến thân và pin xe điện sẽ tăng lên 30%.
Thậm chí một số xe bị hỏng nặng có thể sẽ phải bỏ đi bởi chi phí sửa chữa có thể vượt quá giá trị còn lại của xe. Bên cạnh đó, việc chi phí sửa chữa xe điện đắt hơn có thể dẫn đến giá bảo hiểm cũng tăng theo.
Theo: Tienphong
“Anh hàng xóm khó tính” thử nghiệm thành công “taxi bay” điện không người lái đầu tiên trên thế giới
Công ty Công nghệ AutoFlight Thượng Hải, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc “taxi bay” điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch.
AutoFlight – công ty công nghệ cao của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải là nhà sản xuất eVTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện).
Vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, công ty này đã thực hiện chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới.
Chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời mà không có người lái, khởi hành từ cảng Xà Khẩu Cruise Home ở thành phố Thâm Quyến và đáp tại cảng Cửu Châu ở thành phố Chu Hải, đều thuộc miền Nam Trung Quốc.
Thời gian của chuyến bay chỉ trong vòng 20 phút với quãng đường dài hơn 55 km, trong khi đó nếu di chuyển bằng ô tô thì phải mất tới 3 tiếng.
Chiếc eVTOL được đặt tên là Prosperity (Thịnh Vượng), có phạm vi hoạt động lên đến 250 km, vận tốc tối đa là 200 km/h và có thể chở tối đa 5 người. “Taxi bay” điện hoạt động mà không cần sân bay và đường băng truyền thống.
Điểm đặc biệt của Prosperity là khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như một trực thăng, sau đó sẽ chuyển sang chế độ bay cánh cố định như máy bay truyền thống.
So với trực thăng, Prosperity có những ưu điểm như độ an toàn cao, chi phí hành khách thấp, chi phí bảo trì thấp, không gây nhiều tiếng ồn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.
Nó được vận hành hoàn toàn bằng điện và hành khách có thể đặt chuyến đi một cách thuận tiện thông qua ứng dụng điện thoại, cho phép di chuyển nhanh trong đô thị và liên thành phố.
Tian Yu – Người sáng lập/Giám đốc điều hành và đồng chủ tịch của AutoFlight cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với các nhà chức trách địa phương và đối tác quốc tế.
Tham khảo: The Sun
“Ế chổng vó” tại Việt Nam nhưng Isuzu D-Max vừa cho ra mắt phiên bản đặc biệt X-Series với diện mạo vô cùng ấn tượng
Isuzu mới đây đã chính thức giới thiệu phiên bản đặc biệt của mẫu bán tải Isuzu D-Max mang tên X-Series 2024 tại Thái Lan với nhiều thay đổi về ngoại thất mang đến một diện mạo mới thể thao và cuốn hút hơn.
Được phát triển dựa trên phiên bản cập nhật 2024 của D-Max mới ra mắt vào cuối năm ngoái, Isuzu D-Max X-Series mới có rất nhiều điểm nhấn đặc biệt về ngoại thất. Đầu tiên là lưới tản nhiệt ba chiều mới được sơn đen kết hợp với 2 nan ngang màu đỏ Garnet Red.
Bên cạnh đó, xe còn có 2 vạch sơn chạy dọc nắp ca-pô và cửa thùng sau, mâm xe hợp kim 18 inch mới có màu đen bóng, đi kèm với điểm nhấn màu đỏ. Xe được cung cấp các lựa chọn màu sơn ngoại thất trắng Dolomite White Pearl và màu đen Bavarian Black Mica.
Di chuyển vào bên trong, nội thất của D-Max X-Series đậm chất thể thao với tông màu đen chủ đạo, đồng thời cũng được tô điểm bởi một số điểm nhấn màu đỏ nổi bật.
Từ ghế ngồi bọc da màu đen với đường chỉ khâu màu đỏ, và đường chỉ khâu màu đỏ cũng xuất hiện trên vô lăng, cần số đến cách Isuzu sử dụng logo X màu đỏ trên bảng táp-lô và ghế ngồi, D-Max X-Series dễ dàng thu hút người dùng bằng một không gian cabin thể thao, năng động, rất phù hợp với vẻ ngoài hầm hố và phong cách.
Thậm chí, ngay cả cụm đồng hồ đo kỹ thuật số cũng có màu đỏ thể thao. Về mặt công nghệ, Isuzu đã trang bị cho chiếc xe bán tải hệ thống thông tin giải trí với màn hình cảm ứng mới, hỗ trợ kết nối Apple CarPlay/Android Auto không dây và lẫy chuyển số chỉ dành riêng cho biến thể sử dụng hộp số tự động.
Dưới nắp ca-pô, D-Max X-Series 2024 được trang bị động cơ diesel tăng áp 1.9L, sản sinh công suất tối đa 150PS và mô-men xoắn cực đại 350 Nm. Động cơ được kết hợp với hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp.
Theo: autodaily