Cổ phiếu VinFast “đạp gió rẽ sóng” lên đỉnh mới, vốn hóa vượt 191 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 16 thế giới

Cổ phiếu VinFast "đạp gió rẽ sóng" lên đỉnh mới, vốn hóa vượt 191 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 16 thế giới

Kết thúc phiên giao dịch 28/8 trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VFS của VinFast đóng cửa với mức giá 82,35 USD/cp, tăng 13,58 USD/cp (19,75%) so với phiên giao dịch trước. Trong phiên, có lúc VFS đạt mức 89,35 USD/CP, cao nhất từ trước tới nay. Gía trị vốn hóa vượt 191 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 16 thế giới.

Phiên premarket đầy hưng phấn dường như báo hiệu một phiên giao dịch ngày 28/8 sôi động cho cổ phiếu VFS của VinFast. VFS có lúc tăng khoảng 30% tiến sát mốc 90 USD/cp.

Cổ phiếu VinFast có thời điểm sát mốc 90 USD trong phiên 28/8, vốn hóa vượt tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp "tỷ đô" trên sàn chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Tính đến 22h27 (giờ Việt Nam), giá cổ phiếu VFS ở mức 89,35 USD/cổ phiếu, khối lượng giao dịch mã cổ phiếu này hơn 7,3 triệu cổ phiếu, nâng vốn hóa thị trường lên xấp xỉ 206 tỷ USD.

Hiện vốn hoá VinFast đã leo lên vị trí thứ 3 trên bản đồ vốn hoá các doanh nghiệp xe điện trên thế giới, bỏ xa hàng loạt tên tuổi trong ngành công nghiệp ô tô như Porsche, BYD, Mercedes, BMW, Volkswagen, Stellantis, Ferrari,…, bám sát Toyota ở vị trí thứ hai với vốn hoá 225 tỷ USD và sau Tesla (757 tỷ USD).

Kết thúc phiên giao dịch 28/8 trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VFS của VinFast đóng cửa với mức giá 82,35 USD/cp, tăng 13,58 USD/cp (19,75%) so với phiên giao dịch trước. (Ảnh chụp màn hình)

Đây là con số rất lớn, trong hơn 23 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa từng có cái tên nào chạm đến mức mức vốn hóa trên ngay cả trong giai đoạn thăng hoa nhất.

Đặc biệt, mức vốn hóa trên ngưỡng 200 tỷ USD của VinFast cao hơn tổng giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp “tỷ đô” (vốn hoá trên 1 tỷ USD) của thị trường Việt Nam. Tính hết phiên 28/8, sàn chứng khoán Việt có 49 doanh nghiệp tỷ đô, tổng giá trị vốn hoá chỉ khoảng 173 tỷ đồng.

Cổ phiếu VinFast có thời điểm sát mốc 90 USD trong phiên 28/8, vốn hóa vượt tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp "tỷ đô" trên sàn chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2.

Trong bối cảnh cổ phiếu VinFast bứt phá mạnh, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng vọt.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, nhà sáng lập VinFast ghi nhận khối tài sản lên đến 71,7 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã leo lên vị trí thứ 16 trong danh sách tỷ phú USD theo bình chọn của Forbes.

Ở tầm châu lục, Chủ tịch Vingroup đứng ở vị trí người giàu thứ 2 châu Á chỉ sau tỷ phú Mukesh Ambani (94,7 tỷ USD).

Cổ phiếu VinFast có thời điểm sát mốc 90 USD trong phiên 28/8, vốn hóa vượt tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp "tỷ đô" trên sàn chứng khoán Việt Nam - Ảnh 3.

Cần lưu ý, lượng cổ phiếu lưu hành tự do của VinFast ở mức rất thấp với 4,5 triệu đơn vị so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được niêm yết.

Theo CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy, số lượng cổ phiếu lớn hơn dự kiến sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng 6 tháng đến một năm tới.

Dù vậy, việc đưa thêm cổ phiếu VinFast sẽ không ồ ạt, dự kiến khoảng 3 triệu cổ phiếu sẽ được đưa ra thêm trong lần đầu và khoảng 30 triệu sau đó.

Theo: Nhịp Sống Thị Trường

Công ty của Mỹ lý giải vì sao cổ phiếu VinFast tăng hơn 300% chỉ trong 1 tuần, đứng thứ 2 thị trường xe điện chỉ sau Tesla

The Motley Fool, một công ty tư vấn đầu tư và tài chính tư nhân có trụ sở tại Alexandria, Virginia, Mỹ, đã cố gắng lý giải cú tăng ngoạn mục của cổ phiếu VinFast (VFS) trong tuần qua.

Trong bài viết về cổ phiếu hãng xe điện VinFast trên trang chủ, The Motley Fool, công ty tư vấn đầu tư có tuổi đời hơn 30 năm (thành lập tháng 7/1993), đã dẫn nhiều thông tin về thương hiệu xe điện Việt Nam đang thu hút sự chú ý với cú tăng ngoạn mục sau khi chào sàn Nasdaq.

The Motley Fool cho biết hãng xe điện Việt đang ngày càng xuất nhiều ô tô hơn tới Mỹ và đang xây dựng một nhà máy tại đây.

Chuyện gì đã xảy ra?

Chỉ hơn 10 ngày kể từ khi cổ phiếu VinFast Auto (VFS) bắt đầu giao dịch tại Mỹ thông qua một công ty SPAC, mức tăng của cổ phiếu này đã khiến thị trường “choáng váng”.

Công ty tư vấn đầu tư của Mỹ lý giải vì sao cổ phiếu VinFast tăng hơn 300% chỉ trong 1 tuần - Ảnh 1.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong tuần, cổ phiếu VinFast xác lập mức tăng hơn 310%, The Motley Fool mô tả.

VinFast là doanh nghiệp như thế nào?

Đây là một phần của VinGroup, toàn đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhà sản xuất xe điện Việt Nam đã tạo được tiếng vang lớn từ trước khi IPO tại Mỹ. Công ty cho biết doanh số bán hàng đã tăng đáng kể trong năm nay khi cố gắng thâm nhập vào thị trường Mỹ và châu Âu.

The Motley Fool dẫn thông tin từ BNI Research cho biết VinFast là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần xe điện ở Việt Nam.

Hồi đầu tuần, cổ phiếu VinFast đã tăng gấp đôi sau khi mang tới cho những người quan tâm một cái nhìn thoáng qua về các phương tiện sử dụng năng lượng điện mà hãng đang sản xuất. Công ty vừa công bố xếp hạng của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) với dòng SUV 7 chỗ có tên VinFast VF9 – vượt qua cả kỳ vọng của hãng.

VinFast cho biết bản VF9 Eco có phạm vi hoạt động được EPA chứng nhận là 330 dặm trong khi phiên bản VF9 Plus có phạm vi hoạt động được EPA chứng nhận là 291 dặm. Các mẫu xe này có giá lần lượt là 83.000 USD và 91.000 USD với hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến.

Điều quan trọng là VinFast cho biết mẫu VF9, dù đã được bán tại Việt Nam, nhưng hãng đang dự kiến xuất khẩu mẫu xe này sang Bắc Mỹ trong năm nay. Đây là mẫu xe thứ 2 mà VinFast dành cho thị trường Bắc Mỹ. Đến nay, hãng đã đưa 2 lô SUV kích thước nhỏ hơn là VF8 sang thị trường Mỹ.

VinFast cũng đã công bố một con số quan trọng trong tuần này để cung cấp cho thị trường thông tin về hoạt động sản xuất và bán hàng của hãng.

Cụ thể, VinFast đã giao 11.300 xe điện trong nửa đầu năm 2023 và có 26.000 xe đặt trước tính đến ngày 30/6. Cũng tính tới thời điểm đó, công ty có 122 showroom ô tô điện, bao gồm cả một số ở châu Âu….

Những con số hiện tại ra sao?

VinFast hiện có công suất sản xuất hàng năm là 300.000 chiếc và dự kiến tăng thêm 150.000 chiếc nếu nhà máy đầu tiên ở Mỹ đi vào hoạt động sản xuất năm 2025 theo kế hoạch.

Cơ sở sản xuất ở North Carolina cũng là nhà máy xe điện đầu tiên của VinFast ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đà tăng của cổ phiếu, vốn hóa VinFast đã vượt 130 tỷ USD.

The Motley Fool là ai?

Công ty tư vấn đầu tư và tài chính tư nhân này được thành lập tháng 7/1993 bởi anh em David Gardner và Tom Gardner, cùng với Todd Etter và Erik Rydholm. Công ty hiện có khoảng 300 nhân viên trên toàn thế giới.

Cái tên The Motley Fool cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Theo công ty, đây là tên một chú hề trong vở kịch “As You Like It” của đại thi hào William Shakespeare. Chú hề có tên Fool này đặc biệt bởi có thể nói sự thật với vua và nữ hoàng mà không bị chặt đầu. Bên cạnh sự hài hước thâm sâu, Fool cũng không bao giờ ngần ngại đặt câu hỏi để làm sáng tỏ mọi điều.

“Theo cách tương tự, chúng tôi mong muốn nói lên sự thật về tiền bạc và đầu tư đồng thời cung cấp những tư vấn tài chính cho mọi người ở mọi hoàn cảnh cũng như trình độ và kinh nghiệm của họ”, The Motley Fool cho biết trong phần giới thiệu về mình.

[Chi tiết] xe thể thao Porsche 911 carrera 2021: Thông số, nội thất, ngoại thất… | Tạp Chí Siêu Xe

Tham khảo: The Motley Fool / Theo Nhịp sống Thị trường

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top