Cận cảnh biểu tượng xe cơ bắp Mỹ – AC Cobra GT Roadster thế hệ mới: Chỉ 250 chiếc được chế tạo mỗi năm, giá đắt như siêu xe

Giữ đúng truyền thống của những người tiền nhiệm, mẫu xe cơ bắp Mỹ AC Cobra GT Roadster sẽ có trọng lượng dưới 1,5 tấn và sở hữu động cơ V8 “cơ bắp” Mỹ.

Sau khi được công bố vào cuối tháng 3 vừa qua, mẫu xe thể thao mui trần AC Cobra GT Roadster thế hệ mới đã chính thức ra mắt toàn cầu tại London, Anh Quốc.

Bắt đầu được thiết kế từ con số 0, AC Cobra GT Roadster là một chiếc xe thể thao hiện đại tiên tiến, được sản xuất bằng công nghệ và quy trình kỹ thuật mới nhất. Nhưng nó vẫn trung thành với tinh thần của những chiếc AC Cobra đầu tiên những năm 1960.

Chiếc roadster mới là kết quả của khoản đầu tư trị giá hàng triệu Euro được duy trì trong gần 4 năm. Chỉ 250 chiếc GT Roadster dự kiến sẽ được sản xuất cho các thị trường trên toàn Thế giới mỗi năm, với năm sản xuất đầu tiên đã có người đặt cọc hết.

Lớn hơn đáng kể so với AC Cobra ban đầu, GT Roadster mới bắt kịp 50 năm phát triển thiết kế. Nó phù hợp với cả những người cao trên 1,83m và sử dụng các công nghệ điều khiển cùng hệ động lực hiện đại.

Khung gầm mới có chiều dài cơ sở 2570mm – dài hơn 284mm so với AC Cobra Mk. VI, nhưng chiều dài tổng thể của xe chỉ tăng thêm 110mm, lên tới 4225mm.

Bề rộng vệt bánh cũng đã được tối ưu hóa, cùng với sự phân bổ trọng lượng và trọng tâm mang lại lợi ích đáng kể đối với cảm giác lái.

Cực kỳ nhẹ và có độ cứng xoắn đặc biệt, chassis khung không gian bằng nhôm ép đùn cao cấp đã được thiết kế cho một chiếc xe mui trần. Được bao bọc bởi thân bằng sợi carbon chỉ nặng dưới 50kg, trọng lượng của AC Cobra mới vẫn dưới 1450kg.

Một lần nữa, AC Cobra sử dụng động cơ V8 có nguồn gốc từ Ford với dung tích 5.0 lít và 2 sự lựa chọn nạp khí tự nhiên hoặc siêu nạp. Ở cấu hình tăng áp, động cơ này cho công suất 654 mã lực và mô-men xoắn 780Nm để tăng tốc từ 0-96km/h trong 3,4 giây.

Trong khi đó bỏ bộ siêu nạp, công suất sẽ giảm xuống còn 454 mã lực và mô-men xoắn 570Nm. Đi kèm động cơ là hệ dẫn động cầu sau, cùng hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 10 cấp tiên tiến với lẫy chuyển số gắn trên vô lăng.

Tại Anh Quốc, chiếc xe có giá lên tới 285.000 Bảng (tương đương 8,097 tỷ đồng). Để mua xe, khách hàng cần trực tiếp liên hệ với AC Cars để hãng cử nhân viên tư vấn độc lập hỗ trợ đặt hàng.

https://tapchisieuxe.com/sau-hon-3-nam-phat-trien-huyen-thoai-ac-cobra-duoc-hoi-sinh-voi-mau-cobra-gt-roadster-gia-chi-gan-8-ty.html

Sau hơn 3 năm phát triển, huyền thoại AC Cobra được hồi sinh với mẫu Cobra GT Roadster giá chỉ gần 8 tỷ

Sau hơn 3 năm phát triển, mẫu Cobra GT Roadster thế hệ mới vẫn mang những nét thiết kế đặc trưng của chiếc AC Cobra của những năm 1960.

 Sau nhiều năm chờ đợi, AC Cars đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên của chiếc Cobra GT Roadster sau hơn 3 năm phát triển. Chiếc xe này được xem là sự kế thừa của dòng xe AC Cobra huyền thoại, vốn được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1967.

Sau nhiều năm chờ đợi, AC Cars đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên của chiếc Cobra GT Roadster sau hơn 3 năm phát triển. Chiếc xe này được xem là sự kế thừa của dòng xe AC Cobra huyền thoại, vốn được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1967.

 AC Cobra GT Roadster có kích thước 4.330 x 1.960 x 1.400 mm, với trục cơ sở dài 2.570 mm. Nhiều chi tiết ngoại thất mang phong cách hiện đại như cụm đèn pha và đèn hậu LED. Kính cửa sổ được thiết kế với cột A kích thước lớn hơn, đi kèm mâm 21 inch.

AC Cobra GT Roadster có kích thước 4.330 x 1.960 x 1.400 mm, với trục cơ sở dài 2.570 mm. Nhiều chi tiết ngoại thất mang phong cách hiện đại như cụm đèn pha và đèn hậu LED. Kính cửa sổ được thiết kế với cột A kích thước lớn hơn, đi kèm mâm 21 inch.

 Với nội thất được thửa riêng theo chủ nhân chiếc xe, khoang lái của AC Cobra GT Roadster mang thiết kế công thái học, đồng thời kết hợp hài hòa giữa phong cách cũ và mới, bao gồm cả bảng đồng hồ analog và công nghệ kỹ thuật số.

Với nội thất được thửa riêng theo chủ nhân chiếc xe, khoang lái của AC Cobra GT Roadster mang thiết kế công thái học, đồng thời kết hợp hài hòa giữa phong cách cũ và mới, bao gồm cả bảng đồng hồ analog và công nghệ kỹ thuật số.

 Chiếc xe được trang bị động cơ siêu nạp Coyote V8 5.0L của Ford, mang đến công suất tối đa 663 mã lực và mô-men xoắn cực đại 780 Nm. Đi kèm với động cơ này là hệ dẫn động cầu sau và 2 tùy chọn hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 10 cấp.

Chiếc xe được trang bị động cơ siêu nạp Coyote V8 5.0L của Ford, mang đến công suất tối đa 663 mã lực và mô-men xoắn cực đại 780 Nm. Đi kèm với động cơ này là hệ dẫn động cầu sau và 2 tùy chọn hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 10 cấp.

 Khung gầm được chế tạo từ hợp kim nhôm ép đùn, giúp tổng khối lượng của xe chỉ khoảng 1.400 kg. AC Cobra GT Roadster có khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 3,4 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 278 km/h.

Khung gầm được chế tạo từ hợp kim nhôm ép đùn, giúp tổng khối lượng của xe chỉ khoảng 1.400 kg. AC Cobra GT Roadster có khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 3,4 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 278 km/h.

 AC Cobra GT Roadster đạt tiêu chuẩn để có thể sử dụng trên đường phố công cộng tại bất kỳ quốc gia nào. Thông số và hình ảnh đầy đủ của chiếc xe sẽ được công bố trong tháng 4. Mức giá khởi điểm của mẫu xe này khoảng 337.000 USD.

AC Cobra GT Roadster đạt tiêu chuẩn để có thể sử dụng trên đường phố công cộng tại bất kỳ quốc gia nào. Thông số và hình ảnh đầy đủ của chiếc xe sẽ được công bố trong tháng 4. Mức giá khởi điểm của mẫu xe này khoảng 337.000 USD.


Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Nói về văn hóa xe Mỹ không thể không nhắc tới những chiếc xe cơ bắp huyền thoại. Dòng xe này đã chinh phục các tín đồ đam mê ô tô trên khắp thế giới bởi phong cách mạnh mẽ, nam tính.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - 1955 Chevy Classic V8
1955 Chevy Classic V8

Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, xe cơ bắp (Muscle Car hay Pony Car) là tên để chỉ những chiếc xe ô tô con nhưng được trang bị động cơ và phụ tùng của xe tải. Tuy không phải là những “ông hoàng tốc độ” nhưng Muscle Car luôn toát ra vẻ đẹp quyến rũ, sức mạnh cơ bắp đặc trưng.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Văn hóa xe Mỹ luôn sùng bái kẻ mạnh, nên có thời điểm những chiếc xe cơ bắp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và đạt tới đỉnh cao vào đầu những năm 70. Thế nhưng, những vấn đề về tiêu hao nhiên liệu cũng như lượng khí thải CO2 ra môi trường khiến thời gian huy hoàng của Muscle car không kéo dài được bao lâu. Chính phủ Mỹ đã có những động thái hạn chế dòng xe này.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Dodge Charger Fast and Furious
Chiếc Dodge Charger 1970 xuất hiện bên cạnh Vin Diesel trong phim Fast and Furious

Phải mất một khoảng thời gian rất dài, người ta mới lại thấy được sự trở lại của dòng xe cơ bắp. Chính những bộ phim điện ảnh bom tấn như Fast and Furious đã góp phần khơi gợi lại niềm tự hào về một dòng xe vốn từng bị.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Xe cơ bắp luôn là niềm tự hào của người Mỹ bởi sự đặc trưng và mạnh mẽ. Không chỉ được bản thân người Mỹ yêu thích mà xe cơ bắp đã trở thành ước mơ, khao khát và tình yêu của nhiều người chơi xe trên thế giới. Các thương hiệu xe cơ bắp đình đám nhất của Mỹ từ trước đến nay phải kể đến Chrysler, Dodge, Ford, Pontiac, Shelby hay Chevrolet. Có thể nhiều người sẽ biết đến những cái tên này, nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị đằng sau chúng.

Lịch sử

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Ford Model T
Ford Model T là chiếc xe đầu tiên trên thế giới phục vụ tầng lớp trung lưu

Trong những năm 1950, sự phát triển kinh tế bùng nổ sau chiến tranh đã tạo nên một thế hệ thanh thiếu niên giàu có, đủ sức mua những chiếc “siêu xe” uống xăng như nước.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Lúc này, xe hơi trở thành phương tiện thể hiện phong cách chứ không đơn thuần là phương tiện đi lại như trước. Chúng phản ánh lối sống, địa vị của chủ sở hữu.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - 1976 Chevrolet Malibu
Bản độ của 1976 Chevrolet Malibu

Người ta thường hỏi nhau về dung tích máy, số lượng xy-lanh hay công suất cực đại của chiếc xe trong những lần gặp gỡ. Họ cũng bắt đầu “độ” chiếc xe của mình để trở nên nổi bật. Nắm bắt nhu cầu này, các hãng đua nhau tăng dung tích xy-lanh và sức mạnh.

Từ đường phố cho tới những bài hát

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng
Những chiếc xe hơi thể thao uống xăng như nước từng là biểu tượng của nước Mỹ thập niên 60

Xe cơ bắp bắt đầu trở thành một phần văn hoá Mỹ, không chỉ trên các đường phố hay câu lạc bộ tại địa phương mà còn trong thế giới giải trí. Trong phim, các ngôi sao thường xuất hiện cùng chiếc xe hơi thời thượng. James Dean và chiếc xe của ông đã trở thành biểu tượng của “sự nổi loạn không có nguyên nhân”.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Pontiac GTO Judge
Pontiac GTO Judge

Chiếc Pontiac GTO Judge từng xuất hiện trong đoạn phim quảng cáo cùng nhóm nhạc rock có tên “Paul Revere and the Raiders” đã hát một bài về chiếc GTO ở dưới đáy hồ. Đây được xem là video nhạc rốc đầu tiên từng được sản xuất.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Ngay cả những ca khúc hit của những năm 60 đã cuốn hút một thế hệ vào lối sống tập trung vào ôtô và những cô gái. Những chiếc xe hơi xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong đời sống văn hoá của người Mỹ.

Điện ảnh và những chiếc xe độ

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Xe độ trong Fast and the Furious
Xe độ trong Fast and the Furious trở thành một phần văn hoá chơi xe của người Mỹ.

Năm 2001, loạt phim Fast & Furious của Universal Pictures chiếm giữ vị trí số một tại phòng vé, doanh thu vượt trội so với chi phí sản xuất. Các ngôi sao xuất hiện trong phim cùng những chiếc xe đặc biệt.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Với những chiếc xe hào nhoáng và âm nhạc nóng bỏng, các cô gái bốc lửa, loạt phim này trở thành biểu tượng văn hoá hiện đại của giới trẻ Mỹ ngày nay. Ngoài dàn diễn viên nổi tiếng, nhiều khán giả tới rạp chỉ để ngắm nhìn những chiếc xe mơ ước.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - 1970 Dodge Charger
1970 Dodge Charger của nhân vật Dominic Toretto

Cũng từ loạt phim Fast & Furious, những hãng độ xe bắt đầu ăn nên làm ra bởi giới trẻ Mỹ tin rằng độ xe cho phép họ thoả mãn sự sáng tạo và có cảm giác như đang “xây dựng ước mơ cho riêng bạn”.

Bảo thủ và thuần khiết

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Bảo thủ trong thiết kế với ngoại thất “vuông thành sắc cạnh”, các đường nét cứng cáp, cục mịch khiến không phải ai cũng thấy được vẻ hấp dẫn từ bộ khung này.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Dodge Viper SRT10
Nội thất chiếc 2010 Dodge Viper SRT10

Về phần nội thất, mọi người sẽ không đòi hỏi gì nhiều ngoài sự “cơ bắp” của chiếc xe, chấp nhận nội thất “vừa đủ”, trang bị nghèo nàn hơn hẳn các mẫu xe thể thao đến từ châu Âu hay Nhật Bản.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Dodge Viper VX
Dodge Viper VX

Chiếc Dodge Viper một trong những mẫu xe đậm chất Mỹ nhất, ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình thế hệ động cơ của dòng xe bán tải. Điều này có vẻ nghịch lý với một chiếc xe thể thao đậm chất cơ bắp. Nhưng không, Chủ tịch Robert A. (Bob) Lutz – người nắm giữ ý tưởng phát triển Dodge Viper – cực kỳ bảo thủ trong việc không muốn các công nghệ hiện đại như các thiết bị điện tử, phanh chống bó cứng hay dẫn động 4 bánh ảnh hưởng tới sự thuần khiết của một chiếc xe dẫn động cầu sau và khó thuần chủng.

Chính ông là một trong các quan chức điều hành chi nhánh chế tạo xe bán tải của Chrysler, nên việc mang khối động cơ nặng 323 kg, đạt công suất tối đa 400 mã lực ở 4.600 vòng/phút cùng mô-men xoắn 630 Nm (3.600 vòng/phút) vào “đứa con” của mình cũng là điều dễ hiểu.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - Pontiac GTO 1966
Chiếc Pontiac GTO 1966 với động cơ V8 dung tích 6,6L

Việc vẫn trang bị các khối động cơ dung tích lớn, thuần khiết khiến cho những mẫu xe cơ bắp Mỹ luôn được coi là “uống xăng như uống nước”. Tuy nhiên, ngày nay dòng xe cơ bắp này đã phát triển một cách mạnh mẽ, doanh số của các dòng xe trên vẫn không ngừng tăng lên dù cho giá xăng dầu vẫn cao ngất ngưỡng.

Khó thuần chủng

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng
Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Chính việc không sử dụng nhiều đến công nghệ hiện đại, bỏ đi những công nghệ hỗ trợ lái xe, đặt trong nắp ca pô những khối động cơ nặng cả trăm kg nguyên bản, dung tích cực lớn khiến cho việc chinh phục được những cỗ xe cơ bắp này luôn là một thử thách kể cả với những tay lái nhiều kinh nghiệm.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng - 1967 Pontiac GTO
1967 Pontiac GTO

Ý nghĩa thất sự của của cụm từ GTO trong tên các mẫu xe ngày nay như Ferrari 250 GTO, Pontiac GTO… là viết tắt của “Gran Turismo Omologato”, trong tiếng Ý có nghĩa là xe hiệu suất cao, cụm từ đã từng được khai sinh cùng với những mẫu xe cơ bắp Mỹ.

Văn hóa xe cơ bắp Mỹ: Bảo thủ, thuần khiết và khó thuần chủng

Chrysler và các mẫu xe cơ bắp của mình vốn nổi tiếng với dòng động cơ HEMI V8. Do kích thước “đồ sộ” của khối động cơ này, chúng được gọi là động cơ “Voi”.

Koenigsegg Regera và Pagani Huayra – 2 siêu xe đắt nhất Việt Nam | Tạp Chí Siêu Xe

Theo NgheNhinVietNam /accars.eu

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top