Nhóm sinh viên Việt chế tạo mô hình xe đua F1 mini – Chạy cả xăng và điện, tốc độ tối đa 75 km/h

Một nhóm nam sinh trường Đại học Lạc Hồng chế tạo xe đua Go-kart (F1 mini) chạy hai loại nhiên liệu xăng và điện, đạt tốc độ tối đa 75 km/h.

Nhóm sinh viên Lê Ngọc Tuấn Anh và Nguyễn Đình Chiến và Trần Tiến Anh, khoa cơ – điện tử phát triển loại xe này khi tham gia cuộc thi thiết kế xe Go-kart do trường tổ chức.

Trưởng nhóm Lê Ngọc Tuấn Anh cho biết, các xe Go-kart trên thị trường chủ yếu sử dụng động cơ xăng.

Chiếc go-kart nhóm chế tạo sử dụng động cơ hybrid, trong đó máy xăng của xe Honda GX200, là loại xi-lanh đơn 4 thì, dung tích 196 phân khối.

Môtơ điện là loại xoay chiều, công suất tối đa 1 kW. Xe đạt tốc độ tối đa 75 km/h. Xe đã chạy 68 km, tiêu hao hơn 3 lít xăng. Nguồn điện cho động cơ điện tích hợp trong pin lithium 48V thời gian sử dụng 40 phút.

https://www.youtube.com/watch?v=kpWIsc5ruz4

Thiết kế và thử nghiệm hoạt động xe Go-kart chạy điện và xăng. Video: NVCC

Bắt đầu nghiên cứu xe Go-kart từ tháng 9/2021, ba sinh viên tạo ra mô hình xe hybrid gồm các bộ phận như động cơ đốt trong, động cơ điện, hộp số CVT, hộp số lùi, cơ cấu lái, phanh, hệ thống điện, truyền tải…

Phần khung được coi là bộ phận quan trọng của xe được thiết kế giúp khả năng đạt tốc độ cao.

Khung xe, bệ đỡ động cơ làm bằng sắt, cơ cấu truyền động làm bằng nhôm, hộp đựng thiết bị điện làm bằng nhựa… Xe có chiều dài 1,5 m, rộng 1 m, cao 1,2 m, nặng khoảng 200 kg.

Tuấn Anh cho biết, hiện xe hoạt động hai động cơ cùng lúc. Sắp tới, nhóm tiếp tục phát triển bộ điều chỉnh tự động theo vận tốc và thao tác người lái để luân phiên sử dụng động cơ xăng và điện tương tự các loại ôtô hybrid trên thị trường.

“Nhóm từng làm thử bộ điều chỉnh này nhưng nó không hoạt động theo ý muốn nên sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thời gian tới”, Tuấn Anh nói.

Theo nhóm, việc kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện sẽ giúp khởi động xe nhanh hơn, cũng như đạt tốc độ cao trong thời gian ngắn.

Xe do nhóm thiết kế với ý tưởng ứng dụng công nghệ hybrid. Ảnh: NVCC
Xe do nhóm thiết kế với ý tưởng ứng dụng công nghệ hybrid. Ảnh: NVCC

Theo tính toán, xe có giá khoảng 20 triệu đồng, một số sản phẩm cùng loại trên thị trường có giá khoảng 30 triệu đồng.

Tuấn Anh kỳ vọng mức chi phí hợp lý cùng với sự phát triển các đường đua tại Việt Nam, sản phẩm có thể đến với nhiều người đam mê trở thành tay đua F1.

Theo TS Hoàng Ngọc Tân, trưởng bộ môn kỹ thuật ôtô, Đại học Lạc Hồng, công nghệ hybrid đã được phát triển trên nhiều dòng ôtô trên thị trường, tuy nhiên riêng với Go-kart chưa có nhiều đơn vị trong nước ứng dụng.

Ông cho rằng, việc nhóm đưa ý tưởng sử dụng công nghệ hybird trên xe Go-kart là rất đáng khích lệ.

Việc sử dụng hai nguồn năng lượng giúp xe thải ít khói hơn, nhưng để đánh giá yếu tố tiết kiệm năng lượng hơn so với xe chạy xăng thông thường cần có dữ liệu mới khẳng định.

Go-kart còn gọi là F1 mini là xe đua bốn bánh nhỏ, xuất xứ ở Mỹ trong những năm 1950, sau đó phổ biến ở nhiều nước châu Âu.

Đây được coi là loại xe “nhập môn” của những tay đua F1 khi họ sử dụng để tập luyện và lái trên đường đua.

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây đã hình thành những trường đua tại Bình Dương theo chuẩn quốc tế dành cho Go-kart.


7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Đĩa phanh

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Năm 1950 tại giải LeMans hệ thống đĩa phanh được phát triển trên những chiếc xe đua của đội Jaguar. 1980 nó được nâng cấp thành phanh đĩa carbon ceramic cho đội đua Porsche cũng tại giải đua này. Đến ngày này sau gần hai mươi năm một vài chiếc xe sang mới được trang bị bộ phanh đắt đỏ này.

Động cơ tăng áp Turbo Charge

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Khởi nguồn từ những cỗ máy tăng áp sơ khai, năm 1919 một công ty Mỹ tên là General Electric phát minh ra không cơ tăng áp cho máy bay, mãi tới năm 1970, động cơ tăng áp được cải tiến và đưa lên xe đua F1.

General Motors đã trang bị các turbo trên hai chiếc Oldsmobile F85 và Chevrolet Corvair vào năm 1962 trước khi công nghệ tăng áp thực sự được áp dụng trên đường đua F1.

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Tuy nhiên trong thời gian này, động cơ tăng áp đã không tạo nên ảnh hưởng cho đến khi được đưa vào môi trường cọ sát của những nhà sản xuất ôtô khác. Cuối cùng nó cũng đã thành công khi sản sinh sức mạnh lên tới 1500 mã lực. Sau đó BMW là công ty đầu tiên ở Đức đưa loại động cơ này vào xe đường phố.

Hộp số bán tự động

Năm 1991 đội đua F1 William Racing lần đầu tiên cho ra hộp số bán tự động, sau đó các đội khác cũng phát triển hộp số này và nâng cấp thành hộp số tự động hoàn toàn.

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Ngày nay sau hơn hai mươi năm, chúng ta mới thấy được loại hộp số này trên những chiếc xe hàng ngày và cũng chỉ là hộp số bán tự động chứ chưa phải tự động hoàn toàn như người ta vẫn đang gọi.

Và tác dụng của hộp số này là không thể bàn cãi khi mà tài xế không cần phải rời tay khỏi vô lăng mà vẫn có thể vào số một cách dễ dàng nhờ có lẫy chuyển số gắn sau vô lăng, điều này giúp người lái có thể làm chủ chiếc xe nhàn hạ và an toàn hơn.

Hệ dẫn động bốn bánh

All whell drive nghĩa là dẫn động tất cả các bánh hay ngày này cũng ta hay gọi là dẫn động bốn bánh 4WD. Audi Quattro Coupe là mẫu xe đầu tiên trang bị hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian được thiết kế để sử dụng trên những mẫu xe thông thường ở mọi điều kiện đường xá.

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Ngày nay nhiều hãng đã đưa hệ dẫn động bốn bánh lên những chiếc xe của mình như một tùy chọn cao cấp. Và hiệu năng của chiếc xe được tăng lên rất nhiều nhờ hệ thống này.

Gương chiếu hậu

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Có lẽ bạn đang cười và hỏi rằng vì sao có thể? Trên thực tế, những chiếc gương chiếu hậu của dòng xe thương mại bây giờ xuất phát từ những dòng xe đua F1. Được các kỹ sư chế tạo từ những năm 1950 và giờ đây gương chiếu hậu trở thành một trong những thiết bị an toàn không thể thiếu của bất kỳ phương tiện đại chúng nào.

Hệ thống treo chủ động

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Được chế tạo bởi Colin Chapman cho đội đua F1 Lotus và được sử dụng lần đầu bởi tay đua Ayrton Senna năm 1980, hệ thống treo chủ động làm tăng khả năng thăng bằng của chiếc xe khi vào cua. Đến năm 1983, Toyota là hãng đầu tiên đem công nghệ này lên những chiếc xe đường phố.

Chống bó cứng phanh

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được sử dụng phổ biến hơn trên máy bay trước khi áp dụng cho ôtô với tên gọi là hệ thống Maxaret của Dunlop.

7 công nghệ đỉnh cao thừa hưởng từ xe đua F1 đã thay đổi thế giới ôtô

Ngày nay ở một số quốc gia như Mỹ, xe không được trang bị phanh ABS được coi là bất hợp pháp. Hệ thống phanh ABS không quá phức tạp nhưng hiệu quả an toàn là tối đa.

https://www.youtube.com/watch?v=Ikm9tu-Fd4k&list=RDCMUChe8fjO-LdDVjP6EPoazgfw&index=2
Top 5 chiếc ô tô đẹp nhất mọi thời đại: Yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: vnexpress

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top