Tạm thời đang lỗ nhưng VinFast sẽ sớm có lãi nhờ “át chủ bài” GSM do tỷ giàu nhất Việt Nam phú Phạm Nhật Vượng thành lập?

Tạm thời đang lỗ nhưng VinFast sẽ sớm có lãi nhờ "át chủ bài" GSM do tỷ giàu nhất Việt Nam phú Phạm Nhật Vượng thành lập?

CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM do tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng thành lập trở thành con át chủ bài, giúp VinFast đạt doanh thu “khủng” trong quý II/2023.

Với chiến lược thông minh, VinFast tự tin sẽ sớm kinh doanh có lãi “để mang lại niềm vui tài chính cho mọi người”, như tuyên bố của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng trước đó.

Như Sputnik đưa tin, hãng xe điện do vị tỷ phú số 1 Việt Nam sáng lập dự kiến sẽ xây dựng nhà máy ở Indonesia. Rất có thể, chiến lược xanh với GSM sẽ tiếp tục được sử dụng tại thị trường này, qua đó làm bàn đạp để VinFast mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Doanh thu VinFast tăng hơn 400% trong 3 tháng

Tối 22/9, VinFast Auto đã công bố kết quả báo cáo tài chính tự lập quý II/2023. Theo đó, tổng doanh thu mà hãng đạt được trong quý II là hơn 334 triệu USD, tăng 303% so với quý I và tăng 131% so với cùng kỳ năm 2022.

Phần lớn doanh thu đến từ việc bàn giao 9.535 chiếc ô tô điện, tăng hơn 400% so với cùng kỳ. Qua đó, lỗ ròng VinFast đã giảm khoảng 8% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Theo báo cáo tài chính, tăng trưởng doanh số quý II của VinFast chủ yếu nhờ bán ô tô điện cho CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM).

Tổng cộng, tính tới hết tháng 6/2023, VinFast đã bàn giao hơn 7.000 ô tô điện cho GSM với 4.000 xe VinFast VF e34, 2.800 xe VinFast VF8 và 300 xe VinFast VF5.

Hãng xe điện do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập dự kiến sẽ bàn giao tiếp 18.250 ô tô điện cho GSM vào năm 2024.

Ước tính, tổng giá trị số ô tô nói trên (đã bao gồm thuế) vào khoảng 17.652 tỷ đồng (748 triệu USD).

GSM – chiến lược của VinFast

VinFast xác nhận với Bloomberg về việc bán xe cho hãng taxi điện Xanh SM là “một đòn bẩy quảng cáo quan trọng”. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu và doanh số bán hàng trực tiếp cho người mua trong tương lai.

Như vậy, GSM hiện đang là “át chủ bài” của VinFast trong đường đua doanh số xe điện. Công ty được thành lập hồi tháng 3 năm nay, với ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông lớn nhất, góp vốn gần 3.000 tỷ đồng.

GSM định hướng kinh doanh dịch vụ vận tải phức hợp, hoạt động trong hai mảng chính kà cho thuê ô tô – xe máy điện và taxi điện. Xe do GSM cung cấp và sử dụng toàn bộ đều là ô tô và xe máy điện do VinFast sản xuất.

Hồi tháng 3, ông Lê Thế Trung, CEO John & Partners đánh giá, thông qua GSM, hãng xe của ông Phạm Nhật Vượng có thể bán nhanh một lượng xe và có thêm một nguồn tiêu thụ lớn, trong bối cảnh tiêu dùng đang chậm lại và việc bán xe trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng (B2C) sẽ khá khó khăn cho VinFast và các hãng xe khác trong năm nay.

CEO John & Partners cũng cho rằng, với số lượng xe bán ra nhiều, việc phổ cập thương hiệu VinFast tại Việt Nam sẽ trở thành một lợi thế để VinFast có thể tiếp tục huy động vốn.

VinFast sẽ sớm kinh doanh có lãi

Bằng chiến lược kinh doanh thông mình này, vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã giải được bài toán đầu ra cho ô tô điện VinFast.

Hồi tháng 5/2023, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Vượng tự tin khẳng định, “VinFast sẽ sớm kinh doanh có lãi để mang lại niềm vui tài chính cho mọi người”.

Tính đến nay, hãng xe điện Việt Nam VinFast đã bán được gần 19.000 ô tô điện, trong đó Việt Nam là thị trường chính.

Bà Lê Thị Thu Thủy – Tổng giám đốc toàn cầu của VinFast, bày tỏ, kể từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã có một hành trình đáng chú ý, từ một hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam đến việc trở thành công ty niêm yết trên sàn Nasdaq.

“Chúng tôi tự tin rằng sẽ nắm bắt được cơ hội to lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực di chuyển xanh và tin rằng chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu chiến lược nhằm hoàn thành sứ mệnh tạo ra một tương lai bền vững cho mọi người”, – bà Thuỷ nói.

Trong khi đó, theo Giám đốc Tài chính của VinFast – ông David Mansfield, VinFast rất vui khi thông báo về kết quả kinh doanh quý II được đánh dấu bằng mức tăng trưởng cao và lợi nhuận được cải thiện.

Số lượng xe điện bàn giao của VinFast đã tăng 436% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời sự tăng trưởng về doanh số cũng như hiệu quả hoạt động đã giúp tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện khi VinFast tiếp tục thực hiện các sáng kiến kiểm soát chi phí.

“Sự hỗ trợ từ Chủ tịch (Phạm Nhật Vượng – PV) và Tập đoàn Vingroup đã giúp chúng tôi đầu tư hơn nữa vào đổi mới và phát triển sản phẩm, cũng như mở rộng sang các thị trường mới để mang lại giá trị cho khách hàng và cổ đông toàn cầu của chúng tôi”, – ông David Mansfield tin tưởng.

Tiến ra quốc tế

Thương hiệu xe Việt cũng tỏ rõ quyết tâm thành công trên thị trường quốc tế. Công ty này đã làm nên lịch sử khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ vào đầu tháng 8 vừa qua.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, VinFast đã bán được 1.624 chiếc ô tô điện tại Mỹ, chiếm hơn 78% tổng số xe VinFast đã xuất khẩu sang thị trường này.

Reuters mới đây dẫn nguồn tin cho biết, VinFast có kế hoạch xuất khẩu 3.000 ô tô điện VF 8 sang các nước châu Âu như Pháp, Đức và Hà Lan. Nếu điều này thành sự thực, châu Âu sẽ trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của VinFast trong năm 2023.

Hãng xe do ông Phạm Nhật Vượng thành lập đã lên kế hoạch xây nhà máy và bán xe điện tại Indonesia từ năm 2026, một bước đi trong kế hoạch tiến vào thị trường Đông Nam Á. Tại khu vực này, VinFast có thể tiếp tục sử dụng chiêu bài GSM để tăng doanh số bán xe.

Dấu hiệu rõ nhất cho điều này là vào tháng 5 vừa qua, trao đổi với tác giả bài viết trên Vietnambiz, CEO GSM Nguyễn Văn Thanh tiết lộ, Xanh SM sẽ có mặt tại Đông Nam Á trong năm nay.

“Hiện tại, công ty đã làm việc với một số đối tác ở Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia và Philippines để đàm phán và tiến tới hợp tác triển khai dịch vụ”, – ông Thanh nói.

VINFAST TIẾN THẲNG VÀO ĐẤT MỸ: Bộ đôi xe điện thông minh VF e35 & VF e36 ra mắt toàn cầu

Theo: sputniknews

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top