Bên cạnh hàng loạt tính năng ưu việt hơn hẳn xe xăng, xe điện còn có lợi thế lớn về mức giá lăn bánh, chi phí năng lượng, chính sách bảo hành, hậu mãi khi đặt cạnh những mẫu xe truyền thống.
Xe tốt hơn, vượt trội về tính năng an toàn, thông minh
Khi đặt lên bàn cân so sánh xe điện và các xe xăng cùng phân khúc, một điểm ưu việt thấy rõ của những mẫu xe xanh đó là không gian nội thất vượt trội.
Với kết cấu đặc biệt, không sử dụng động cơ đốt trong, hệ thống pin được đặt dưới gầm xe, chiều dài cơ sở của xe điện thường tốt hơn hẳn các xe xăng cùng phân khúc, dù có thể chiều dài tổng thể bên ngoài gọn gàng hơn.
Đơn cử như với VinFast VF6, dù có chiều dài 4.238mm, rộng 1.820mm và cao 1.594mm, tương đương các mẫu xe đối thủ trên thị trường, nhưng mẫu SUV của VinFast có chiều dài cơ sở lên tới 2.730mm, lớn hơn các mẫu xe khác tới 120mm.
Hay mẫu VinFast VF8 có chiều dài cơ sở lên tới 2.950mm, dài hơn các mẫu xe trong phân khúc tới hơn 200mm. Với chiều dài cơ sở tốt hơn hẳn, xe điện có khoang nội thất rộng rãi hơn, mang tới sự thoải mái tối đa cho người dùng.
Ngoài ra, một loạt các chỉ số quan trọng khác cũng cho thấy sự vượt trội của những chiếc xe xanh. Công suất tối đa của VF8 gấp đôi các mẫu xe khác, lên tới 260kw trong khi các đối thủ chỉ khoảng 122-138kw.
Mô-men xoắn cực đại lớn và có khả năng phản hồi tức thì giúp xe điện tăng tốc vượt trội, đạp ga là “dính lưng” tương tự xe đua. Kích thước la-zăng, màn hình giải trí cỡ lớn, hệ thống túi khí đầy đủ hơn hẳn cũng là những ưu điểm vượt trội mà chính người dùng trên các diễn đàn xe đã tổng kết khi so sánh xe điện với xe xăng.
Đặc biệt, hệ thống hỗ trợ lái nâng cao (ADAS) và hệ thống tính năng thông minh (Smart Service) gần như là thế mạnh bất khả xâm phạm của xe điện. Sự vượt trội đến ngay từ những mẫu xe hạng A như VF 5 Plus với 26 tính năng thông minh, gấp gần 3 lần các mẫu xe xăng cùng phân khúc.
Hay VF8 cũng có tới 20 tính năng ADAS và 34 tính năng thông minh, gấp khoảng 5-6 lần nhiều mẫu xe cùng hạng. Không chỉ vượt trội về số lượng, theo phân tích, với trang bị đầy đủ, xe điện là phương tiện đặc biệt an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.
Đặc biệt, các tính năng này còn thường xuyên được bổ sung và nâng cấp thông qua các bản cập nhật phần mềm miễn phí.
Giá lăn bánh: Xe điện nhẹ gánh, xe xăng cõng cả trăm triệu đồng
Ngoài chất lượng, xe điện còn vượt trội so với xe xăng nhờ khả năng tối ưu chi phí. Thực tế, ngoài giá niêm yết vốn rất cạnh tranh so với các dòng xe cùng phân khúc, xe điện có lợi thế lớn khi được miễn phí trước bạ – khoản chi phí thường lên tới vài chục tới cả trăm triệu đồng.
Thực tế, trên một số diễn đàn, không ít người dùng đã thử đặt lên bàn cân so sánh. Như với VF6, với mức giá 675-765 triệu đồng (bản Base), tương đương các mẫu xe khác, người dùng đặt xe trong tháng 10 chỉ cần trả thêm khoảng… 2 triệu đồng để lăn bánh.
Ngay cả mua xe sau đó, khách hàng tại Hà Nội cũng chỉ phải trả thêm khoảng 20 triệu đồng phí đăng kí biển số xe – khoản phí áp dụng chung với bất kì mẫu xe nào, cùng một vài khoản phí nhỏ khác.
Trong khi đó, ngoài các chi phí trên, chủ xe xăng phải ngậm ngùi cõng thêm phí trước bạ, từ vài chục triệu lên tới cả trăm triệu đồng, để chính thức xuống đường. Với các mẫu xe ở phân khúc cao hơn, khoản đội lên trong chi phí lăn bánh của xe xăng có thể lên vài trăm triệu đồng.
Chi phí năng lượng siêu rẻ, càng đi càng tiết kiệm
Cũng về chi phí, điều người dùng quan tâm là chi phí sử dụng. Thực tế, nếu “so găng” giữa hai loại xe, xe điện rõ ràng tiết kiệm hơn hẳn xe sử dụng động cơ đốt trong.
Như với VinFast VF6, với chính sách thuê pin hiện tại (1,8 triệu đồng/tháng cho quãng đường tối đa 3.000 km/tháng), theo tính toán, tổng chi phí năng lượng (bao gồm cả phí thuê pin và phí sạc pin) với VF6 chỉ khoảng hơn 1.100 đồng/km.
Đây là con số thấp hơn nhiều so với bất kì mẫu xe xăng nào cùng phân khúc, bởi thông thường chi phí nhiên liệu với xe xăng sẽ gấp rưỡi con số trên, khoảng 1.600-1.700 đồng/km.
Hay với VF8, theo tính toán của cộng đồng người dùng tại Việt Nam, tổng chi phí năng lượng nếu người dùng đi khoảng 3.000 km mỗi tháng chỉ là hơn 1.600 đồng/km. Trong khi đó, các mẫu xe cùng phân khúc “đốt” khoảng 2.300 – 2.500 đồng/km, thậm chí là gần 2.900 đồng/km với nhiều mẫu xe.
Đặc biệt, theo phản ánh từ thực tế sử dụng, xe điện còn nắm giữ lợi thế lớn bởi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa đặc biệt rẻ. Nhờ cấu tạo đơn giản, xe điện không đòi hỏi phải thay thế các chi tiết với tần suất cao như xe xăng.
Thời gian bảo hành vượt trội
Thời gian bảo hành là một điểm cộng vàng khi người dùng đánh giá về xe điện VinFast. Trong nhiều năm, người dùng Việt chỉ quen với những chính sách bảo hành khoảng 2-3 năm, tối đa là 5 năm của các hãng xe ngoại. Tuy nhiên, xe điện VinFast đã đem tới giá trị hoàn toàn khác biệt khi có thời gian bảo hành chính hãng tối thiểu 7 năm.
Như với mẫu xe “hot” VF6 vừa ra mắt, thời gian bảo hành chính hãng 7 năm, hoặc 160.000 km (tùy điều kiện nào đến trước), pin bảo hành 8 năm, không giới hạn số km. Đặc biệt, các mẫu VF e34, VF8 và VinFast VF9 của VinFast được bảo hành lên đến 10 năm hoặc 200.000 km – khoảng thời gian bảo hành dài nhất trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thời gian bảo hành vượt trội đã mang tới sự an tâm lớn cho người dùng Việt. Thậm chí, ở góc độ thị trường, chính sách “lấy người dùng làm trọng tâm” của VinFast đã khiến chính các hãng xe ngoại phải nhìn nhận lại cách ứng xử với khách hàng.
An tâm với chính sách hậu mãi đặc biệt
Cộng đồng người dùng xe điện tại Việt Nam là những người cảm nhận được rõ nhất cách VinFast chăm sóc khách hàng sau bán hàng đặc biệt tới mức nào.
Hàng loạt chính sách mang tới sự yên tâm cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng đã được VinFast sớm áp dụng như Sửa chữa lưu động (Mobile Service), Sạc pin lưu động (Mobile Charging), Cứu hộ 24/7…
Đáng nói là cách VinFast liên tục cho ra đời các chính sách mới để phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng. Đơn cử như cách VinFast triển khai hệ thống “Xưởng dịch vụ không ngày nghỉ”, giúp người dùng có thể đến làm dịch vụ vào bất cứ thời điểm nào trong khung giờ từ 8h sáng đến 21h tối, tất cả các ngày trong tuần.
Hay sau đó là loạt chính sách đặc biệt khác như cam kết giá trị mua lại xe sau 5 năm, hỗ trợ khách hàng nếu xe phát sinh lỗi gây bất tiện trong quá trình sử dụng, chi phí cứu hộ, sửa chữa nếu không may xe gặp lỗi (tùy trường hợp lỗi)…
Với cách chăm sóc ấy, rất nhiều người dùng trên các cộng đồng lớn đều phải thừa nhận: “Chưa từng thấy hãng nào có chính sách hậu mãi tốt như VinFast”.
Rõ ràng, xe điện – với sự vượt trội ở mọi góc cạnh, từ chất lượng, giá cả tới chi phí sử dụng, chính sách bảo hành, hậu mãi – là lựa chọn vượt trội so với xe truyền thống và ngày càng được người dùng tin tưởng lựa chọn cho một tương lai xanh.
Theo: Danviet
Hãng pin đối tác của VinFast công bố sản phẩm mới: Sạc 5 phút đi 160km, có 1 điểm “vượt mặt” Tesla
Pin XFC cho xe điện của StoreDot sẽ nhẹ hơn, rẻ hơn và sạc lại rất nhanh. Chỉ cần thời gian sạc 5 phút có thế đi được tới 160km.
Công ty công nghệ pin hàng đầu StoreDot thông báo sẽ sớm bắt đầu sản xuất pin silicon để mọi người nhanh chóng thay đổi cái nhìn về xe điện.
StoreDot cho biết, pin silicon XFC của họ sẽ mang đến những chiếc xe điện nhẹ hơn, giá cả phải chăng hơn, mà lại có khả năng sạc cực nhanh.
Pin silicon XFC nhỏ hơn các loại pin đang được trang bị cho xe điện. Đặc biệt, pin này có thể cung cấp phạm vi hoạt động 160km chỉ sau 5 phút sạc.
Với loại pin này, các nhà sản xuất ô tô có thể giảm chi phí và trọng lượng xe, cũng như từ bỏ các loại pin lớn hơn đang sử dụng. Bằng cách thay pin 80kWh bằng silicon StoreDot 50kWh tương đương, xe điện sẽ nhẹ hơn 200kg và giảm chi phí sản xuất tới 4.500 USD (106 triệu đồng).
Ô tô nhẹ hơn đồng nghĩa với hiệu quả cao hơn, khả năng xử lý, phanh và phạm vi hoạt động đều được cải thiện. Trong khi đó, chi phí giảm sẽ giúp nhiều người có thể mua xe điện hơn. Pin nhỏ cũng có ý nghĩa về mặt môi trường vì yêu cầu ít nguyên liệu thô hơn.
Điểm trừ lớn nhất là phạm vi hoạt động chỉ còn khoảng 322km. Trong khi đó, với pin 82kWh, Tesla Model 3 Performance có phạm vi hoạt động 507km. Nhưng khả năng sạc nhanh sẽ bù đắp bất lợi này.
Chủ xe có sẵn sàng chấp nhận quãng đường 320km để đổi lấy một chiếc xe điện nhẹ hơn và giá rẻ hơn hay không thì còn cần thời gian trả lời. Nhưng theo Carbuzz, một chiếc xe điện như vậy ít nhất có thể hấp dẫn những người thường xuyên đi trong nội đô.
StoreDot đang cố gắng đưa pin vào sản xuất đại trà với khả năng sạc nói trên từ năm 2024, sau đó sẽ tiếp tục cải tiến để có thể rút xuống còn 3 phút vào năm 2028, và 2 phút vào năm 2032.
Loại pin này của StoreDot có thành phần hóa học khác với các loại pin của đối thủ. Theo StoreDot, cực anốt của pin, vốn làm bằng Li-ion chì, được làm bằng hỗn hợp silicon tổng hợp ở một tỷ lệ nhất định, giúp cho pin có thể sạc nhanh hơn.
Theo CEO StoreDot Doron Myersdorf, tốc độ sạc của pin này nhanh gấp 3 lần mức trung bình của toàn ngành công nghiệp. Đồng thời, pin của StoreDot cũng có mật độ năng lượng ở tầm tốt nhất khi trữ được 330Wh/kg, hơn hẳn mức 270Wh/kg của Tesla.
Về tiềm năng ứng dụng, nhà phân tích Sam Abuelsamid từ Guidehouse Insights nhận định rằng tốc độ sạc nhanh sẽ mang tới cơ hội sử dụng pack pin nhỏ hơn, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm trọng lượng xe và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Tuy nhiên, tốc độ sạc quá nhanh cũng có thể khiến pin chóng xuống cấp, dễ rơi vào trạng thái chai pin và sau cùng, tốn của người dùng cả trăm triệu đồng để thay pin mới.
Song, theo thông báo của StoreDot, công nghệ pin XFC của họ không cho thấy dấu hiệu xuống cấp sau nhiều chu trình sạc thử nghiệm. Cụ thể, StoreDot đã thử nghiệm sạc pin của mình theo điều kiện thực tế: Sạc nhanh từ 10% lên 80% trong 10 phút, sạc chậm từ 0% đến 10% và từ 80% đến 100%; kết quả sau 1000 chu trình không cho thấy dấu hiệu xuống cấp.
Theo chia sẻ của CEO StoreDot Doron Myersdorf, công nghệ pin này còn khoảng 2 đến 3 năm nữa mới tới giai đoạn thương mại hóa trên quy mô lớn. Với bối cảnh chuỗi cung ứng nguyên liệu ngày nay, StoreDot cần thành lập cho mình một nguồn cung vững chắc.
CEO StoreDot Doron Myersdorf cũng cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với một vài nhà cung cấp loại vật liệu mới này trên thế giới, một số ở Hàn Quốc, một số ở Mỹ, một số ở châu Âu. Sẽ mất vài năm để có thể nâng lên công suất đủ để đấu chi phí sản xuất của chì”.
Bên cạnh đó, StoreDot cũng cần làm việc với các nhà sản xuất xe đối tác để trang bị công nghệ pin này trên các mẫu xe khác nhau, đồng thời phát triển hệ thống giải nhiệt để đảm bảo pin hoạt động an toàn. Hiện có khoảng 15 hãng xe đang làm việc với StoreDot.
StoreDot là một start-up công nghệ thành lập từ năm 2012 tại Israel; đơn vị này đã thu hút đầu tư từ nhiều đơn vị trên thế giới như VinFast, Polestar, Daimler (công ty mẹ của Mercedes) hay cả ông lớn dầu khí BP.
Theo: tuoitre