Vừa lập 23 kỷ lục tốc độ trong một ngày, siêu xe thuần điện Rimac Nevera lại khiến thế giới ngạc nhiên với kỷ lục “có 1-0-2” này?

Vừa lập 23 kỷ lục tốc độ trong một ngày, siêu xe thuần điện Rimac Nevera lại khiến thế giới ngạc nhiên với kỷ lục "có 1-0-2" này?

Siêu xe thuần điện Rimac Nevera vừa được tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới chứng nhận chạy lùi nhanh nhất thế giới, đạt vận tốc 275km/h.

Sự kiện diễn ra tại trung tâm thử nghiệm ô tô Papenburg ở Đức. Tay lái 22 tuổi Goran Dernda đã cầm lái siêu xe điện Rimac Nevera chạy lùi trước sự chứng kiến của các chuyên gia từ Tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới, theo thông cáo từ Rimac ngày 11/11.

Trên quãng đường thử dài hơn 1.000m, chiếc Rimac Nevera đạt tốc độ lùi chạm ngưỡng 275,75km/h, được chứng nhận kỷ lục.

Tốc độ này cao hơn tới 110km/h so với kỷ lục cũ (lùi với vận tốc 165km/h) được xác lập vào năm 2001 bởi Darren Manning khi lái chiếc xe thể thao Caterham Fireblade chạy bằng xăng.

Các chuyên gia ô tô nhận định, Rimac Nevera đạt được tốc độ lùi ấn tượng như vậy nhờ sự khác biệt trong hệ thống truyền động điện.

Siêu xe điện Rimac Nevera có giá khởi điểm từ 2,2 triệu USD và ê-kíp vừa lập kỷ lục về tốc độ lùi 275km/h.

Siêu xe điện Rimac Nevera có giá khởi điểm từ 2,2 triệu USD và ê-kíp vừa lập kỷ lục về tốc độ lùi 275km/h.

Động cơ điện của Rimac Nevera có thể quay với tốc độ như nhau theo cả hai chiều.

Trong khi động cơ đốt trong sử dụng bánh răng với cơ cấu hộp số, số lùi luôn bị giới hạn tốc độ vì lý do an toàn.

Hiểu đơn giản, xe xăng dầu bị giới hạn tốc độ số lùi, còn Rimac có thể giải phóng toàn bộ công suất 1.877 mã lực nên có thể tăng tốc 0-100km/h trong 3,21 giây dù tiến hay lùi.

Tuy nhiên, lùi xe ở tốc độ cao là điều rất khó khăn ngay cả với tay lái chuyên nghiệp bởi khung cảnh bên ngoài xe “lướt ngược” dẫn tới cảm giác thiếu tự nhiên, cổ như bị kéo về phía đầu xe, gần giống như lúc đang đi nhanh đột ngột phanh gấp.

Theo: carscoops

Siêu xe điện Rimac Nevera lập 23 kỷ lục tốc độ trong một ngày

Do là mẫu siêu xe vận hành thuần điện nên Rimac Nevera thể hiện được nhiều ưu thế về khả năng tăng tốc so với những loại xe dùng động cơ đốt trong truyền thống.

Vừa qua, Rimac cho biết mẫu siêu xe điện Nevera của họ đã thiết lập 23 kỷ lục tốc độ mới trong cùng một ngày. Toàn bộ những kỷ lục này đều đã được xác minh là chuẩn khi có tới 2 đơn vị độc lập có mặt tại đường đua ở Đức để ghi nhận số liệu.

Số liệu khiến cho Rimac tự hào nhất là 0-400-0 km/h trong vòng 29,93 giây. Đây là thời gian tăng tốc từ vị trí đứng yên lên ngưỡng 400 km/h rồi sau đó giảm tốc độ trở về lại 0, chứng minh rất nhiều điểm mạnh của siêu xe điện Nevera từ độ bám đường, tăng tốc, công suất, khí động học cho tới cả lực phanh.

Kỷ lục mới này nhanh hơn kỷ lục cũ từng được nắm giữ bởi Koenigsegg Agera RS (31,49 giây) từ 2019 tới nay. Trong khi đó, Bugatti Chiron mất 42 giây để hoàn thành công đoạn trên.

Ngoài ra còn có những kỷ lục ấn tượng khác như khả năng hoàn thành 1/4 dặm (400 mét) trong 8,25 giây, tăng tốc 0-300 km/h trong 9,2 giây và 0-400 km/h trong 21,31 giây.

Rimac Nevera trang bị 4 mô-tơ điện chia đều cho 4 bánh có tổng công suất 1.888 mã lực, mô-men xoắn 2.360 Nm. Với sức mạnh này, người cầm lái Rimac Nevera có thể vượt mặt bất kỳ mẫu xe nào họ nhìn thấy trên đường khi xe đang di chuyển với thông số tăng tốc từ 97 lên 209km/h chỉ mất 2,99 giây.

Mẫu hypercar thuần điện này sở hữu bộ pin 120 kWh. Khi giao xe cho khách hàng, Rimac sẽ thiết lập mức vận tốc tối đa tại 352 km/h nhằm bảo vệ lốp xe. Tuy nhiên khi chủ xe tham dự các sự kiện đặc biệt, đội ngũ kỹ sư Rimac có thể “mở khóa” để xe tăng tốc được đến 412 km/h.

Siêu “ngựa chồm” Ferrari 250 GTO siêu hiếm này có gì đặc biệt mà vừa được bán với mức hơn 1.200 tỷ? Danh tính chủ xe được giữ kín

Ngay cả khi thú “chơi xe” đang hạ nhiệt, thương hiệu “ngựa chồm” Ferrari vẫn đang khẳng định vị thế và sức hút của mình qua dòng sản phẩm 330 LM/250 GTO vừa được đấu giá mới đây.

Chiếc Ferrari 330 LM/250 GTO đời 1962

Trong phiên đấu giá ngày 13/11, siêu phẩm 330 LM/250 GTO được bán trong chưa đầy 20 phút với mức giá khởi điểm là 34 triệu USD. Đa phần, những người tham gia đều đấu giá chủ yếu qua hình thức từ xa (qua điện thoại), người trúng đấu giá là một trong số ít những người có mặt tại buổi đấu giá. Đến nay, danh tính của người thắng đấu giá vẫn đang được giữ kín.

Mục sở thị chiếc xe Ferrari được đấu giá kỷ lục 51,7 triệu USD

47 triệu USD là mức giá được đưa ra khi tiếng búa cuối cùng được gõ xuống trong buổi đấu giá. Tính cả 10% phí bảo hiểm, tổng giá trị chiếc xe được nâng lên thành 51,7 triệu USD – mức cao nhất trong lịch sử.

Trước đó, giá trị thực của chiếc xe được Sotheby’s được ước tính hơn 60 triệu USD. Theo công ty đấu giá xe RM Sotheby’s, đây là chiếc Ferrari đắt nhất từng được bán đấu giá và dòng xe cổ đắt nhất được bán công khai trên khắp thế giới trong năm nay.

Siêu phẩm 330 LM/250 GTO

Trước đây, chiếc Ferrari có giá cao nhất từng được bán ra công chúng là chiếc Ferrari 250 GTO đời 1962 với giá 48,4 triệu USD tại cuộc đấu giá của RM Sotheby’s năm 2018, người phát ngôn của RM Sotheby’s cho biết.

Chủ nhân cũ của chiếc xe, ông Jim Jaeger, một nhà sưu tập nổi tiếng ở Ohio và là người đồng sáng lập công ty sản xuất radar Escort, đã sở hữu siêu xe này gần bốn thập kỷ trước khi bán. 

GTO từng được giới thiệu tại một loạt sự kiện lớn bao gồm FCA National Concours d’Elegance năm 1990 tại Watkins Glen

Với vỏ ngoài màu đỏ tươi và số 7 nổi bật, Ferrari 330 LM/250 GTO là mẫu Ferrari GTO duy nhất được trang bị động cơ 4 lít ban đầu và là chiếc GTO Tipo 1962 duy nhất xuất xưởng từng được Đội đua ô tô Công thức 1 Scuderia Ferrari sử dụng trong đường đua. 

Theo đó, vào năm 1962, 330 LM/250 GTOe, được điều khiển bởi 2 tay lái là Mike Parkes và Willy Mairesse, đã về đích ở vị trí thứ hai chung cuộc tại cuộc đua 1.000km Nürburgring, nơi siêu xe được ra mắt công chúng lần đầu tiên. Sau đó đến năm 2012, chiếc xe này đã giành được giải Best in Show tại Amelia Island Concours d’Elegance ở Florida.

Chiếc xe có khung gầm 3765, là mẫu GTO Tipo 1962 duy nhất xuất xưởng đã được đội Scuderia Ferrari sử dụng trên đường đua

Cũng sau cuộc đua này, động cơ 4 lít của siêu xe đã bị loại bỏ và thay thế bằng động cơ thứ hai có tổng công suất được nâng cấp lên khoảng 390 mã lực. 

Bộ động cơ của chiếc xe

Thị trường sưu tập xe cổ nhìn chung đã hạ nhiệt. Theo Classic.com, tính đến ngày 3/11, tổng doanh số bán xe cổ trong năm đã giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 321,4 triệu USD vào năm 2022 xuống còn 245,9 triệu USD trong năm nay. Các cuộc đấu giá hàng năm trong Tuần lễ xe hơi Monterey tuy đạt hơn 400 triệu USD nhưng vẫn là mức giảm so với 473 triệu USD vào năm ngoái.

Nội thất “trần trụi”, đơn giản đi kèm hộp số 5 cấp

Năm 2023 là thời điểm kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, thế nhưng các dòng sản phẩm của Ferrari vẫn giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. Trước 330 LM/250 GTO, Ferrari V-12 là siêu xe nằm ở vị trí đầu bảng trong danh sách những chiếc xe đắt nhất được bán ra trong năm nay. Mức cao nhất trước V-12 thuộc về Ferrari 412P Berlinetta 1967 được bán với giá 30,2 triệu USD vào ngày 17/8.

Ngoài ra, một vài thương vụ bán đấu giá thành công khác của hãng có thể kể đến Ferrari 250 GT SWB California Spider 1962 được bán với giá khoảng 18 triệu USD tại cuộc đấu giá Gooding & Co. vào ngày 2/3 và chiếc Ferrari 250 LM 1964 được bán với giá 15,7 triệu EUR tại cuộc đấu giá Artcurial ngày 5/7.

Theo: carscoops

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top