Ô tô Trung Quốc xếp kín nhiều cảng biển ở châu Âu, “ông lớn” rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Nguyên nhân đến từ đâu?

Ô tô Trung Quốc xếp kín nhiều cảng biển ở châu Âu, nhiều "ông lớn" rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan": Nguyên nhân đến từ đâu?

Ô tô Trung Quốc đang xếp kín nhiều cảng biển ở châu Âu, nhiều “ông lớn” rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Theo Financial Times, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đang xếp kín nhiều cảng biển ở châu Âu do nhu cầu thị trường sụt giảm và xuất hiện “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. 


Mô hình xe Tesla Cybertruck tỷ lệ 1:32


Lãnh đạo một số cảng biển ở châu Âu than phiền rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang gây tắc nghẽn cảng, vì để xe nằm lại cảng, không vận chuyển đi tiếp.

Theo đại diện cảng Antwerp-Bruges, cảng nhập khẩu ô tô nhộn nhịp nhất ở châu Âu, xe Trung Quốc đổ bộ vào đây mà không đi đâu tiếp. 

Ô tô Trung Quốc gây tắc nghẽn nhiều cảng biển ở châu Âu: Lý do là gì? - 1
Xe thuần điện và hybrid sạc điện của BYD nằm phơi bụi tại cảng Sheerness ở Kent, Anh quốc (Ảnh: PA Images/Getty Images).

“Các nhà phân phối ô tô đang có xu hướng biến bãi tập kết xe tại cảng thành kho hàng. Thay vì để xe ở đại lý, họ để ở cảng”, đại diện cảng Antwerp-Bruges nói với Financial Times

Theo các chuyên gia về chuỗi cung ứng và lãnh đạo ngành ô tô châu Âu, tốc độ bán xe của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không đủ nhanh để giải phóng hàng tồn kho. Một số xe mất tới 18 tháng mới “thoát ế” hoặc được vận chuyển đi nơi khác. 

Tổng thư ký Hiệp hội ô tô Trung Quốc, ông Cui Dongshu, chia sẻ với Financial Times rằng các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn trong việc thuê dịch vụ vận chuyển xe trong nội bộ châu Âu.

Ngoài ra, ông cũng cho biết chiến lược xuất khẩu ồ ạt có thể đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Tình trạng ùn ứ xảy ra tại nhiều cảng biển ở châu Âu là do các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD, XPeng, và SAIC đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu nhằm duy trì hoạt động cho các nhà máy trong nước và đáp ứng nhu cầu xe điện giá rẻ ở châu Âu.

Lượng ô tô Trung Quốc xuất sang châu Âu hiện cao hơn 58% so với cùng kỳ năm 2023, với điểm đến chủ yếu là các cảng biển ở Bỉ, Anh, Đức, và Hà Lan.

Tình hình ô tô Trung Quốc nằm phủ bụi tại các cảng biển ở châu Âu được cho là kết quả của việc sản xuất dư thừa và chuỗi cung ứng có vấn đề. Các thương hiệu như BYD đang phải xây dựng bộ máy ở châu Âu từ con số 0 và đối mặt với những thách thức thực sự về hàng vận (logistics).

Rút cục, thương hiệu Trung Quốc vẫn còn lạ lẫm với thị trường châu Âu, việc tiêu thụ xe không hề đơn giản.

Một nguồn thạo tin cho biết thiếu xe tải là vấn đề chung của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, vì hầu hết đã được đặt trước để vận chuyển xe của các thương hiệu khác, như Tesla. 

“Thương hiệu nào mới cũng sẽ gặp phải vấn đề này; nếu quy mô không đủ lớn, bạn sẽ không phải là khách hàng thường xuyên, khách hàng lớn của các công ty vận tải nội địa”, người này cho biết. 

Chi tiết Porsche Panamera 2021 mới – Nâng cấp đáng giá, nhanh như siêu xe | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Dantri

“Thùng tôn di động” Tesla Cybertruck của tỷ phú Elon Musk nhận lệnh triệu hồi toàn bộ hơn 3.800 chiếc do lỗi kẹt chân ga

Tổng cộng có hơn 3.800 chiếc bán tải điện Tesla Cybertruck bị triệu hồi do khả năng bị kẹt chân ga.

Theo InsideEVs, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã thông báo triệu hồi toàn bộ xe bán tải điện, hay còn gọi là Cybertruck của Tesla do nguy cơ kẹt chân ga.

Tesla Cybertruck. Ảnh: Tesla.

Quyết định này được công bố sau hàng loạt thông tin từ mạng xã hội cho thấy bàn đạp chân ga của Cybertruck liên tục bị lỏng, trượt khỏi vị trí đạp ga.

Một số xe có dấu hiệu kẹt chân ga ngay khi đang di chuyển trên đường. Điều này có thể khiến chiếc Cybertruck tăng tốc bất ngờ, tăng khả năng va chạm.


Mô hình xe Tesla Cybertruck tỷ lệ 1:32


Tổng cộng có khoảng 3.878 chiếc Cybertruck bị ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi này, tương đương toàn bộ xe được Tesla bán ra thị trường trong năm nay.

“Trùm ôtô điện” cũng tạm hoãn quá trình giao Cybertruck mới nhằm điều tra và sửa chữa bộ phận lỗi.

Bàn đạp ga trên Tesla Cybertruck dễ bị kẹt hoặc rơi ra khỏi vị trí. Ảnh: Drive Tesla.

Nguyên nhân của sự cố này được InsideEVs nhận định đến từ chất bôi trơn nằm dưới phần chân ga. Bàn đạp ga và phần đệm đã không được dính chặt vào nhau do chất bôi trơn cản trở, dẫn đến bộ phận này bị lỏng, trượt ra sau thời gian sử dụng.

Tesla cũng thông báo thay thế cũng như sửa chữa miễn phí bộ đạp ga cho toàn bộ xe Cybertruck trong diện triệu hồi nhằm khắc phục sự cố.

Theo: Znews

Doanh số ôtô điện tại thị trường Mỹ lộ diện: Tesla vẫn đứng đầu, VinFast tăng trưởng ấn tượng

Tăng trưởng doanh số của dòng xe điện tại thị trường Mỹ tiếp tục chậm lại, nhưng có những hãng vẫn tăng hơn 50%, gồm VinFast.

Trong quý I, người Mỹ mua 268.909 xe điện mới, theo Kelly Blue Book (KBB), công ty danh tiếng hàng đầu Mỹ về đánh giá, định giá và nghiên cứu thị trường ngành ôtô. Thị phần xe điện trong tổng doanh số xe mới trong cùng kỳ là 7,3%, giảm so với quý IV/2023.

Lúc này, doanh số xe điện hàng năm vẫn tăng trưởng tại Mỹ, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể. So với cùng kỳ 2023, doanh số quý I năm nay chỉ tăng 2,6%, và giảm 15,2% so với quý IV/2023. Mức tăng trong quý I cũng thấp hơn 2 năm vừa qua.

Nhưng trong khi tăng trưởng chung là thấp nhất trong quý I, vẫn có ít nhất 9 hãng xe ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Danh sách này gồm BMW, Cadillac, Ford, Hyundai, Kia, Lexus, Mercedes, Rivian và VinFast.

Dưới đây là doanh số xe điện quý I của các thương hiệu đang kinh doanh tại Mỹ:

Xếp hạngThương hiệuDoanh số quý I/2024Doanh số quý I/2023Thị phần quý I/2024 (%)
1Tesla140.187161.63051,3
2Ford20.22310.8667,4
3Rivian13.5888.5585
4Hyundai12.2907.8244,5
5Mercedes12.2507.3414,5
6BMW10.7136.5883,9
7Kia9.6545.9303,5
8Chevrolet8.70119.7003,2
9Volkswagen6.1679.7582,3
10Cadillac5.8009682,1
11Audi5.7144.4382,1
12Nissan5.2845.2141,9
13Polestar2.2102.3400,8
14Lucid1.9671.4060,7
15Porsche1.9251.5270,7
16Toyota1.8971.6980,7
17GMC1.66820,6
18Fisker1.6600,6
19Lexus1.6031850,6
20Subaru1.1471.3590,4
21Volvo1.0692.9241,9
22Genesis9929370,4
23VinFast9271100,3
24Mini7426720,3
25BrightDrop2560,1
26Jaguar256530,1

Danh sách trên chỉ gồm những thương hiệu bán được ít nhất 100 xe điện trong quý I tại Mỹ và có tất cả 26 thương hiệu. Hãng xe Việt VinFast đứng thứ 23, trên 3 hãng khác là Mini, BrightDrop và Jaguar.

Trong đó, BrightDrop là thương hiệu con của General Motors, thành lập năm 2021, chuyên cung cấp hệ thống kết nối sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng là chặng đầu và chặng cuối của chuỗi cung ứng, gồm cả các mẫu xe thương mại chạy điện hạng nhẹ, cũng như các phần mềm sử dụng điện toán đám mây.

Doanh số quý I của VinFast tại Mỹ là 927 xe, và toàn bộ là VF8 – mẫu xe gầm cao hạng D. Tại Mỹ, VF 8 có giá khoảng từ 47.000 USD. Hiện VinFast nắm 0,3% thị phần xe điện Mỹ sau quý I. So với quý I/2023, doanh số hãng xe Việt tăng mạnh tới 743%, bởi mới chỉ chuyển xe tới Mỹ từ cuối 2022.

Xe điện VinFast VF 8 tại Mỹ. Ảnh: Car and Driver
Xe điện VinFast VF 8 tại Mỹ. Ảnh: Car and Driver

Trong khi đó, Tesla – với tư cách “nhà lãnh đạo” của lĩnh vực xe điện – cũng bị giảm doanh số ở mức 13,3%. Thị phần của Tesla trong quý I là 51,3%, giảm so với 61,7% của quý I/2023.

Các thương hiệu có mức giảm sâu như Volvo (-63%), Chevrolet (-55,8%) hay Volkswagen (-36,8%).

“Ngày càng nhiều sản phẩm mới, thêm các chính sách hỗ trợ, nhiều hàng tồn, xe cho thuê nhiều hơn và thêm hạ tầng sạc sẽ giúp doanh số xe điện tăng cao trong năm nay. Nhưng dù thế, chúng ta tiếp tục chứng kiến sự tăng, giảm khi ngành công nghiệp tiến thêm về điện hóa”, Stephanie Valdez Streaty của Cox Automotive, nói.

Theo: vnexpress

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top