Đoạn video bóc mẽ công nghệ lái tự động nổi tiếng trên xe điện Tesla: Có tốt như lời đồn?

Một đoạn video có các thử nghiệm cho thấy những chiếc Tesla với phần mềm tự lái hoàn toàn (FSD) vẫn đi ngược chiều, bỏ qua các biển báo và thậm chí sẵn sàng đâm vào người già và trẻ em trên đường.

Phần mềm tự lái hoàn toàn (Full Self Driving – FSD) của Tesla là một công nghệ về lý thuyết cực kỳ tiên tiến, nhưng thực tế lại chưa hoàn hảo.

https://www.youtube.com/watch?v=fOKftb6LBjI

Rất nhiều người đang cố gắng yêu cầu nhà sản xuất ô tô điện đổi tên công nghệ lái xe tự động của mình, thậm chí vận động để cấm nó hoàn toàn trên đường công cộng.

Thậm chí, Dan O’Dowd – một tỷ phú doanh nhân tại Mỹ, còn được biết đến là người cực lực phản đối công nghệ FSD trên những chiếc Tesla của Elon Musk, đã thành lập một quỹ gọi là dự án Dawn (dự án Bình Minh) nhằm mục đích phơi bày tất cả những sai sót của FSD và những rủi ro an toàn đằng sau nó.

Mới đây, Dan O’Dowd đã vừa cho đăng tải 1 đoạn video, trong đó “phơi bày” rất nhiều lỗi của chiếc xe Tesla khi tự lái trên đường với công nghệ FSD. 

Video cho thấy, các xe Tesla khi tự lái hoàn toàn vẫn mắc các lỗi nghiêm trọng trong phán đoán và xử lý tình huống, chẳng hạn như chạy qua một ma-nơ-canh trẻ em khi băng qua đường, không dừng khi gặp xe buýt chở học sinh với biển báo “STOP”, sẵn sàng đâm vào các xe bên đường và thậm chí còn đi ngược chiều.

Theo thông tin của The Washington Post, O’Dowd muốn cấm hoàn toàn công nghệ FSD. Ông cho rằng, việc cho phép chủ sở hữu chạy phiên bản beta của chương trình là “mối đe dọa lớn đối với an toàn công cộng”, ngay cả khi họ hoàn toàn chấp thuận theo các điều khoản của Tesla.

Thậm chí, Dan O’Dowd cùng dự án Bình Minh của mình còn sẵn sàng chi tiền để video quảng cáo trên sẽ phát sóng trong thời gian diễn ra Super Bowl (Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ) tại một số khu vực để kêu gọi các cơ quan quản lý và công chúng có những hành động mạnh mẽ hơn để cấm FSD. 

Thông cáo báo chí từ dự án Bình Minh nêu rõ: “Video sẽ được phát trong suốt trận đấu tới hàng triệu người xem, các chính trị gia và cơ quan quản lý ở Washington, D.C., và thủ phủ các bang bao gồm California, New York, Texas, Florida và Georgia,…

Ngoài ra còn được phát trên truyền hình và báo in để kêu gọi một hành động khẩn cấp nhằm chặn đứng mối nguy hiểm của Tesla trên đường“.


Tesla trước nguy cơ bồi thường 20 triệu USD vì khiến tài xế gốc Việt quá tin vào công nghệ

Một Việt kiều tại Mỹ cầm lái chiếc Tesla Model X trong tình trạng say xỉn, chiếc xe này sau đó đã va chạm mạnh với xe cảnh sát đang đang làm nhiệm vụ khi đang ở chế độ tự lái Auto Pilot.

Vụ việc xảy ra vào từ tháng 2 năm nay tại địa điểm cách Houston khoảng 35 phút lái xe về phía bắc, nhưng mới đây đã được nhắc lại khi nhóm cảnh sát liên quan đã gửi đơn kiện tới tòa án Quận Harris, tiểu bang Texas (Mỹ).

https://www.youtube.com/watch?v=kaH2X2TyO9M

Theo đó, vào đêm ngày 27/2, có 4 chiếc SUV của cảnh sát hạt Montgomery đang dừng bên đường để kiểm tra một tài xế có nghi vấn tàng trữ chất kích thích. Các xe này đều bật đèn cảnh báo chuyên dụng dùng cho xe cảnh sát.

Bất ngờ, một chiếc Tesla Model X lao tới với tốc độ 120 km/h giờ, đâm sầm vào xe cảnh sát mà không có bất cứ dấu hiệu phanh nào.

Trên ghế lái, một người đàn ông được xác định là Michael Minh Le, 47 tuổi, có nồng độ cồn trong máu cao. Người này sau đó đã phải nhập viện vì trấn thương nặng, các cảnh sát chỉ bị thương nhẹ nhưng các xe công vụ bị hư hại sau va chạm.

Giới chức điều tra cũng xác định, chiếc Tesla đâm vào cảnh sát khi đó đang dùng tính năng Auto Pilot, cho phép người lái không cần chạm tay vào vô-lăng.

Điều đáng ngạc nhiên trong đơn khởi kiện mà luật sư Tony Buzbee đang đại diện cho các sĩ quan gửi lên tòa án, nam tài xế gốc Việt không có trong danh sách, mà thay vào đó là hãng Tesla và chủ nhà hàng đã phục vụ rượu cho tài xế.

Theo luật sư Tony Buzbee, đơn kiện hãng xe Tesla với khoản tiền bồi thường 20 triệu đô la vì đã thêu dệt quá nhiều về khả năng của hệ thống tự hành Auto Pilot, dẫn đến khách hàng Tesla hiểu sai về khả năng tự lái gây hậu quả nghiêm trọng.

“Hệ thống Auto Pilot của Tesla không nhận dạng được đèn nhấp nháy trên xe cảnh sát để đưa ra xử lý phù hợp. Tesla và Giám đốc điều hành Elon Musk đã phóng đại tính năng này quá mức và vô trách nhiệm”, luật sư nhấn mạnh.

Tesla là một trong nhiều công ty đang tìm cách kiếm tiền từ ô tô hoàn toàn tự lái. Hệ thống lái tự động Auto Pilot được giới thiệu lần đầu vào năm 2014.

Hiện tại, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA cũng đang điều tra về Auto Pilot của Tesla và đã ghi nhận 11 vụ tai nạn tương tự đã xảy ra kể từ năm 2018, trong đó có nhiều vụ đâm vào xe cảnh sát đang làm nhiệm vụ bên đường.


Tesla Cybertruck – Bán tải ‘viễn tưởng’ từ thiết kế đến mức giá bán

Sau hàng chục chiến dịch thử nghiệm và thậm chí là một cuộc diễu hành ở thành phố New York thời gian qua, nhà sản xuất ô tô điện Tesla hiện đang phải đối mặt với trở ngại từ việc sản xuất thực tế loại xe bán tải hạng nặng của mình, Cybertruck.

Phát biểu tại cuộc họp báo cáo thu nhập hàng quý từ Nhà máy Giga ở Texas, Giám đốc điều hành Elon Musk đã đưa ra những thách thức trong việc phát triển thực tế Cybertruck ở quy mô lớn.

Theo ông, nếu không khắc phục được các trở ngại này, mọi thứ sẽ dẫn đến việc mỗi chiếc Cybertruck được chế tạo ra sẽ tiêu tốn một triệu đô la. Điều này cũng dễ hiểu bởi rõ ràng việc sản xuất những chiếc xe đòi hỏi nhiều công nghệ mới như Cybertruck trên quy mô lớn khác rất nhiều so với chỉ tạo ra một nguyên mẫu.

Hiện tại, Tesla đang tập trung vào những chiếc xe hạng nặng chạy hoàn toàn bằng điện. Đầu tháng 5, hãng đã tự hào giới thiệu một mẫu thử nghiệm Cybertruck trên đường phố của thành phố New York. Trong khi điều này gây ồn ào trên phương tiện truyền thông xã hội, nhưng đằng sau đó việc sản xuất dường như đã bị đình trệ.

Thực ra, Cybertruck sẽ đi kèm với một tấm kính bọc giáp, hệ thống điều hòa không khí tự cảm biến, công nghệ theo dõi mắt để điều khiển gương xe, cùng nhiều thứ khác. Tuy nhiên vấn đề là xe chưa thể nào đạt được quãng đường giới hạn lên tới trên 980km cho một lần sạc.

Để đạt được phạm vi di chuyển lý tưởng này, Tesla đang đổi mới với bộ pin 4680, về lý thuyết là một lựa tương xứng. Tuy nhiên, đó là điều chưa từng được Tesla thực hiện trước đây và đòi hỏi rất nhiều đổi mới từ phía Tesla. Thế nên, chi phí chắc chắn không dễ gì nằm trong tầm kiểm soát bởi đây là lần đầu hãng thực hiện.

Musk cũng trích dẫn rằng, tình trạng thiếu chip ở cấp độ toàn cầu đã cản trở tiến trình của họ như thế nào. Nhấn mạnh về mức độ khó khăn của quá trình sản xuất, Musk nói: “Có hàng nghìn bộ phận và quy trình độc đáo phải hoạt động. Và việc tốc độ tăng trưởng sản xuất càng nhanh càng tốt tuy nhiên, nếu các trở ngại không được giải quyết tính kỹ, chi phí sản xuất sẽ lội dòng”.

Theo các báo cáo, Tesla đã nhận được khoảng hơn 1 triệu đơn đặt hàng cho mẫu xe này kể từ lúc giới thiệu vào tháng 11/2019. Ngay từ khi mới được giới thiệu, đây được đánh giá là một mẫu bán tải “điên rồ” nhất trong lịch sử và vượt xa trí tưởng tượng của mọi người.

Tesla tiếp tục đặt mục tiêu bắt đầu giao hàng Cybertruck của mình vào cuối năm nay, và Tesla cũng có kế hoạch dự phòng bằng cách sử dụng một bộ pin có cấu trúc khác để đảm bảo công ty có thể đáp ứng đủ các đơn hàng.

Được biết, các thông tin chính thống cho hay, Tesla Cybertruck không sử dụng kết cấu thân trên khung (body-on-frame) như hầu hết xe bán tải truyền thống hiện nay, mà dùng kiểu liền khối bằng thép không gỉ.

Xe được cho sở hữu thiết kế khối hộp với các đường nét góc cạnh như bước ra từ màn ảnh rộng. Xe dài 5.885 mm, rộng 2.027 mm và cao 1.905 mm, kết cấu sáu chỗ cho hành khách. Khoang lái chứa hai ghế nhưng có thể thêm một ở vị trí trung tâm khi dựng thẳng bệ tỳ tay.

Tương tự các mẫu xe Tesla, Cybertruck trang bị một màn hình hiển thị thông tin giải trí cỡ lớn. Những chi tiết khác trên bảng táp-lô đều được tối giản. Vô-lăng kiểu xe đua. Theo các chuyên gia, hệ thống lái bánh sau đặc biệt hữu ích đối với một chiếc xe lớn như Tesla Cybertruck. Nó sẽ giúp cải thiện khả năng cơ động trên đường phố, đồng thời có thể hỗ trợ khả năng off-road của chiếc bán tải này.

Kể từ khi ra mắt, thiết kế hình nêm của xe bán tải điện Tesla Cybertruck đã trở thành một yếu tố gây tranh cãi. Mặc dù có không ít phản hồi tiêu cực, nhưng Tesla cũng đã đảm bảo hơn 1 triệu đơn đặt hàng chiếc bán tải điện mới tính tới lúc này. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rằng thiết kế sẽ còn thay đổi bởi chiếc xe ra mắt năm ngoái mới chỉ là dạng concept mà thôi.

Tesla Cybertruck bản tiêu chuẩn Single Motor RWD lắp động cơ điện có thể tăng tốc 0-96 km/h trong 6,5 giây. Phiên bản tầm trung Dual Motor có thể tăng tốc 0-96 km/h trong 4,5 giây. Cao cấp nhất là bản Cybertruck Tri Motor AWD với khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2,9 giây, ngang ngửa một số siêu xe của Lamborghini, Ferrari.

Những lời hứa hẹn mà ông Musk dành cho Cybertruck là rất hứa hẹn và hấp dẫn, nhưng tốt nhất là các fan hâm mộ vẫn cứ nên chờ đợi sản phẩm thật. Chúng ta vẫn phải chờ đợi một thời gian trước khi phiên bản sản xuất chính thức ra mắt. Phiên bản Tri Motor Tesla Cybertruck, có thiết lập 3 mô tơ điện mang đến cự li di chuyển 800km và khởi điểm giá 69.900 USD, sẽ đi vào sản xuất trong cuối năm 2021, theo sau đó là phiên bản cấp thấp giá 39.900 USD trong cuối năm 2022.

https://www.youtube.com/watch?v=7twcfc8_91U&list=RDCMUChe8fjO-LdDVjP6EPoazgfw&index=7
Nỗi khổ của đại gia Minh Nhựa và Mailisa Khánh có Hypercar mà chẳng được đi | Tạp Chí Siêu Xe

Theo Carscoops

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top