Điểm mặt top 5 mẫu xe điện sở hữu khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới: Chớp mắt đã “mất hút”

Đây đều là những mẫu xe điện hiện nay có khả năng tăng tốc ấn tượng hơn hẳn nhiều xe thể thao truyền thống.

Xe điện dự đoán sẽ là xu hướng phát triển của tương lai ngành công nghiệp ô tô. Số lượng xe điện trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu và Mỹ ngày càng tăng trưởng.

Theo dự kiến, sẽ có đến 30 triệu chiếc xe điện được bán ra vào năm 2028 và chiếm tới 48% tổng số ô tô du lịch vào năm 2030. 

Không chỉ thiết kế da dạng, trang bị hiện đại, phạm vi di chuyển tăng lên, mà tốc độ của ô tô điện cũng ngày càng phát triển, thậm chí nhanh hơn nhiều xe thể thao truyền thống.

Dưới đây là những siêu xe điện nhanh nhất trên thị trường toàn cầu. 

1. Rimac Nevera: tăng tốc từ 0- 96 km/h trong 1,85 giây

Cuối năm 2022, Rimac Nevera đã lập kỷ lục và trở thành mẫu xe điện nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa đạt 412 km/h. Xe có khả năng tăng tốc từ 0- 96 km/h chỉ trong 1,85 giây.

Đây là một thành tích đáng chú ý đối với một mẫu xe thuần điện, qua đó cho thấy Rimac đang dẫn trước các đối thủ về mặt hiệu suất.

Kỷ nguyên xe điện mang tới cho ngành công nghiệp ô tô một vẻ ngoài hoàn toàn khác, giống như lột bỏ hoàn toàn chiếc áo cũ và khoác lên một chiếc áo mới toanh. Đó chính là những câu chuyện về tự lái , sử dụng năng lượng xanh, cách thức làm sống lại những chiếc xe cổ .

Bên cạnh đó, công nghệ xe điện còn mang tới cho người dùng những mẫu xe với gia tốc tốt hơn. Một ví dụ tiêu biểu chính là Rimac Nevera – chiếc xe điện có gia tốc lớn nhất thế giới.

Chiếc siêu xe gốc Croatia Rimac Nevera đến từ hãng xe khá mới với ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, mới thành lập từ 2009. Dù vậy, chiếc Rimac Nevera này đã nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới, có nhiều con số hàng đầu ngành công nghiệp ô tô.

Chiếc siêu xe Rimac Nevera này có tổng công suất lên tới 1914 mã lực và 2360Nm mô-men xoắn. Công suất này cho phép chiếc xe đạt vận tốc tối đa 412km/h.

https://www.youtube.com/watch?v=rfog6PAdjiM

Để dễ hình dung: Nếu như thời gian bạn cầm lấy cốc cà phê, nhấp môi và đặt xuống một cách hơi… vội vã, hết khoảng 3 giây, thì chiếc xe này đã tăng tốc xong xuôi từ 0 lên 100km/h (chỉ cần tới 1,97 giây). Đây thực sự là một gia tốc lớn khủng khiếp, chưa có mẫu xe thương mại nào đạt được con số này. 

Thậm chí, Rimac Nevera cũng ‘ẵm’ luôn giải chiếc xe điện có vận tốc tối đa lớn nhất, vượt xa con số hơn 320km/h của Tesla Model S Plaid.

Yếu tố chính giúp Rimac Nevera có thể đạt công suất và hiệu năng khủng như vậy nằm ở chính 4 động cơ đặt tại 4 bánh xe. Tính trung bình, mỗi động cơ sản sinh công suất lên tới 478,5 mã lực và 590Nm mô-men xoắn.

Công suất trung bình của mỗi động cơ này thậm chí còn lớn hơn con số do khối động cơ 6 xy-lanh tăng áp kép trên chiếc xe thể thao Porsche 911 Carrera 4 GTS với 473 mã lực và 570Nm mô-men xoắn.

Công suất khủng vậy theo lẽ thường sẽ đi kèm với mức tiêu thụ nhiên liệu không dễ chịu. Tuy vậy, Rimac Nevera có thể di chuyển khoảng 550km/lần sạc với khối pin 120kWh – không lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung thường 100kWh cho cùng quãng đường.

Đặc biệt, khi sử dụng sạc siêu nhanh 500kW, chiếc xe có thể sạc từ 0-80% chỉ trong 22 phút, tương đương gần 450km.

Một chiếc xe với nhiều điểm quá nổi trội vậy không ngạc nhiên khi có mức giá không dành cho số đông – lên tới 2,4 triệu USD. Nhưng kể cả khi có tiền thì việc sở hữu một chiếc Rimac Nevera không phải là điều dễ dàng, bởi chiếc xe chỉ được sản xuất với số lượng 150 toàn thế giới.

2. Tesla Model S Plaid: tăng tốc từ 0-96 km/h trong 1,99 giây

Thời điểm mới ra mắt hồi tháng 6/2021, CEO của Tesla – Elon Musk từng tự tin tuyên bố: “Model S Plaid có thể tăng tốc nhanh hơn bất kỳ chiếc Porsche nào, và an toàn hơn tất cả các mẫu xe Volvo”. 

Thực tế, Tesla Model S Plaid được trang bị 3 động cơ điện, sản sinh công suất lên đến 1.020 mã lực. Nhờ đó xe có khả năng tăng tốc 0-96 km/h trong 1,99 giây, tốc độ tối đa 321 km/h.

Các thông số này ngang ngửa những mẫu siêu xe hiệu suất cao, thậm chí là những mẫu hypercar có giá bán cao gấp nhiều lần.

3. Lucid Air Sapphire: tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2 giây

Lucid Air Sapphire được nhận định trở thành bước tiến mới nhất trong phân khúc sedan điện hạng sang. Xe cạnh tranh trực tiếp với Tesla Model S, và sở hữu sự sang trọng, thoải mái và yên tĩnh cho hành khách.

Đáng chú ý, hiệu suất của Air Sapphire không hề thua thiệt khi so với mẫu xe thể thao truyền thống BMW M5 CS.

Lucid Air Sapphire 2023: tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2 giây.

Vào năm 2023, Lucid đã tiết lộ Air Sapphire phiên bản đặc biệt có công suất hơn 1.200 mã lực. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 2 giây, đạt tốc độ tối đa 321,8 km/h.

Đặc biệt, phiên bản thử nghiệm của xe cho thấy nó còn đạt hiệu suất và tốc độ tốt hơn so với tuyên bố trước đó.

4. Nio EP9: tăng tốc từ 0-96km trong 2,7 giây

Nio là một hãng xe đến từ Trung Quốc, chuyên sản xuất nhiều loại xe điện khác nhau và điều hành một đội đua Công thức E (cuộc đua dành riêng cho ô tô điện). 

Nio EP9 2017.

Nio EP9 2017 có thể tăng tốc từ 0-96km/h chỉ trong 2,7 giây với sự hỗ trợ của bốn động cơ hiệu suất cao 1.390 mã lực và bốn hộp số riêng biệt. EP9 có tốc độ tối đa 312 km/h, hoạt động liên tục trên quãng đường 426 km chỉ với thời gian sạc khoảng 45 phút.

5. Lotus Evija: tăng tốc từ 0-96 km/h trong 3 giây

Lotus Evija thuộc dòng xe điện mạnh mẽ được xếp vào hạng siêu xe. Với 4 mô-tơ điện, nó đạt công suất 1.970 mã lực. Thời gian xe tăng tốc từ 0-96 km/h chỉ trong 3 giây.

Lotus Evija 2023.

Điều khiến Evija trở nên khác biệt so với hầu hết các xe điện nằm ở tốc độ tối đa 321,8 km/h. Ngoài ra, mẫu siêu xe chạy điện còn sở hữu kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với những tín đồ đam mê tốc độ.

Dù là một hãng sản xuất xe thể thao tiên phong với triết lý thiết kế siêu nhẹ và từng có nhiều phát kiến kỹ thuật quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, nhưng trong những năm qua Lotus Cars chưa từng có một sản phẩm nào mang tính cách mạng.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Những “dòng xe mới” của hãng gần đây về cơ bản chỉ là các phiên bản nâng cấp từ model hiện tại. Bước ngoặt đối với hãng siêu xe Anh Quốc này được đánh dấu vào năm 2017, khi tập đoàn xe hơi Trung Quốc Geely đã mua lại 51% cổ phần để có thể sở hữu Lotus.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Khi hay tin Trung Quốc là người đứng sau dự án này nhiều người không khỏi nghi ngờ, họ lo sợ các ông chủ Trung Quốc sẽ làm “mất chất” của công ty xe thể thao này.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Tuy nhiên cũng “dưới trướng” Geely, một hãng xe sang khác là Volvo cũng đã có màn lột xác ngoạn mục và hiện đang rất thành công. Với nguồn tiền của Geely, Lotus đã có kinh phí để phát triển những dự án mới – trong đó có các kế hoạch táo bạo như chiếc SUV đầu tiên hay một hypercar chạy điện.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

CEO Lotus Cars Phil Popham cho biết: “Evija là cái tên hoàn hảo cho chiếc xe mới của chúng tôi, bởi lẽ nó là mẫu hypercar đầu tiên từ Lotus với hệ động lực điện toàn phần, và cũng là mẫu xe mới đầu tiên dưới chiến sự quản lý của Geely”.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Về hệ động lực, Evija có thể đạt tổng công suất tối đa lên tới 2.000 PS (1.471kW) nhờ 4 mô-tơ điện đặt ở mỗi bánh xe, mỗi chiếc mạnh gần 368kW. Với con số này, Lotus Evija không chỉ là mẫu siêu xe điện mạnh nhất, mà còn trở thành chiếc xe dân dụng thương mại có công suất lớn nhất trong lịch sử.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Chú ý rằng, đối tác phát triển hệ động lực điện cho dự án Evija này là Williams Advanced Engineering (đảm nhiệm pin nguồn) và động cơ điện từ Integral Powertrain Ltd (Anh quốc).

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Được cung cấp năng lượng bởi khối pin li-ion 2.000kW nằm giữa thân xe, 4 động cơ này có thể giúp Evija tăng tốc từ 0-100km/h chỉ dưới 3 giây. Con số này nhanh, nhưng không ấn tượng lắm khi xét tới việc nhiều mẫu siêu xe chạy xăng truyền thống hiện chỉ mất khoảng 2,5-3 giây để làm điều tương tự với công suất nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên nếu bỏ qua mức này, tốc lực thực sự của Evija mới khiến mọi người phải “giật mình”.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Từ mốc 100km/h, chiếc xe chỉ mất 3 giây nữa để có thể đạt 200km/h và nếu tiếp tục giữ ga, người lái sẽ chạm tới 300km/h chỉ trong dưới 9 giây. Tốc độ tối đa của Evija là hơn 320km/h – một con số bình thường với siêu xe chạy xăng, nhưng lại ấn tượng với xe điện do loại động cơ này bị giảm công suất khi vận hành đủ lâu để sinh nhiệt cao. Những fan trung thành của Lotus có thể yên tâm rằng Evija vẫn sẽ đi theo triết lý tối giản trọng lượng của hãng.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Chiếc Lotus đầu tiên sở hữu cấu trúc nguyên khối bằng sợi carbon, Evija chỉ nặng 1.680kg – nghe có vẻ nặng hơn nhiều so với những chiếc xe chỉ nặng khoảng hơn 1 tấn của hãng, nhưng lại là kỳ tích đối với xe điện.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Và nó sẽ đem tới cảm giác lái như một chiếc Lotus nhờ thân xe khí động học “thuôn mượt” được tích hợp các hốc gió, cánh đuôi chủ động… một cách thông minh để luôn bám đường nhờ lực nén không khí.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Lotus sẽ lập trình cho hypercar này tổng cộng 5 chế độ lái khác nhau là Range (hướng tới tầm hoạt động tối đa), City (di chuyển trong đô thị), Tour (tối ưu độ êm ái và nhẹ nhàng khi đi đường dài), Sport (thể thao) và Track (dành cho đường đua).

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Theo nhà sản xuất, Mỗi lần sạc đầy pin nó có thể đi được tới hơn 400 km nhưng quan trọng hơn, thời gian sạc cho khối pin nhanh một cách kỷ lục: chỉ trong vòng 9 phút. Như vậy, Evija sạc pin nhanh gần tương đương với thời gian đổ xăng/dầu trên xe thông thường.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Tuy nhiên con số này chỉ có thể đạt được nếu như sử dụng hệ thống trạm sạc 800kW. Hiện tại trên Thế giới không có một trạm sạc thương mại nào có công suất lớn tới vậy, với trạm mạnh nhất chỉ là 350kW. Mặc dù vậy, Evija vẫn có thể sạc từ 0-80% chỉ trong 12 phút với trạm 350kW. Và dù là một chiếc hypercar hiệu năng cao, nhưng Lotus cũng đã tích hợp rất nhiều tiện ích công nghệ nổi bật vào Evija.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Là chiếc xe thương mại đầu tiên sử dụng đèn pha laser toàn phần do đối tác Osram phát triển (Một số hãng khác đã tiên phong dùng pha laser như BMW… tuy nhiên cụm pha vẫn là kết hợp giữa LED và Laser). Lotus cũng sử dụng camera “thò thụt” hai bên để thay cho gương chiếu hậu tương tự cách mà McLaren từng làm với chiếc Speedtail.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới
Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Cửa xe có thể được mở từ xa thông qua chìa khoá điện tử, và cabin của Evija được tích hợp đầy đủ các tiện nghi như điều hoà không khí 2 vùng, hệ thống thông tin giải trí với kết nối smartphone, bảng điều khiển cảm ứng, nội thất bọc Alcantara.

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Được coi là một kỳ quan công nghệ trên 4 bánh và có số lượng sản xuất chỉ 130 chiếc, đương nhiên Evija sẽ không thể có giá rẻ. Mức giá của Evija được Lotus công bố là từ 1,7 triệu bảng Anh (hơn 49 tỷ đồng) và khách hàng đặt mua sẽ cần phải đặt cọc 250.000 bảng Anh (hơn 7 tỉ đồng).

Lotus EVIJA: Hypercar điện 1973 mã lực, xe thương mại mạnh nhất thế giới

Hãng cũng cho biết Lotus Evija sẽ bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2020 và mẫu xe mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của một thương hiệu xe thể thao biểu tượng Anh quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=MFnz7ceHs64
3 mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất hành tinh: Chớp mắt đã ‘mất hút’ | Tạp Chí Siêu Xe

Theo hotcars

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top