Sau nhiều năm gắn bó, Messi đã chính thức chia tay đội bóng chủ sân Camp Nou khiến không ít người bất ngờ. Hiện Lionel Messi sở hữu dàn xe trị giá hơn 40 triệu USD. Trong đó 3 mẫu xe đắt giá nhất là Ferrari 335 S Spider Scaglietti 1957, Pagani Zonda Tricolore và Ferrari F430 Spider.
Rạng sáng 6/8/2021 (giờ Hà Nội), Barca đăng thông báo trên trang chủ đội bóng về trường hợp của Messi. Đội chủ sân Camp Nou xác nhận 2 bên “đường ai nấy đi” khi không thể hoàn tất bản hợp đồng mới. Ảnh: Goal.
Sau 17 năm cống hiến cho Barca, Messi nắm giữ kỷ lục về số lần ra sân (778 lần), số bàn thắng (672 bàn) và số kiến tạo (288). Về danh hiệu, “El Pulga” cũng không có đối thủ với 10 cúp La Liga, 4 Champions League và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Không những vậy, Messi đã có được khối tài sản khổng lồ trong khoảng thời gian thi đấu trong màu áo sọc xanh – đỏ. Ảnh: Fox News.
Theo Goal, tính đến hết năm 2020, tài sản của Messi được ước tính khoảng 400 triệu USD. Anh có đời sống khá kín tiếng, ít phô trương, nhưng sở hữu một dàn xe hùng hậu trị giá hàng chục triệu USD.
Chiếc đắt nhất trong bộ sưu tập của Messi là mẫu Ferrari 335 S Spider Scaglietti đời 1957. Chiếc siêu xe cổ điển này được trang bị động cơ V12 Tipo 140, dung tích 3.8L, công suất 360 mã lực. Chiếc xe đạt tốc độ tối đa 300 km/h, một con số cực ấn tượng ở thập niên 50.
Siêu xe này được bán đấu giá vào năm 2016, với giá khởi điểm là 20 triệu euro (23,6 triệu USD) và kết thúc phiên đấu giá ở mức 32 triệu euro (37,1 triệu USD).
Hãng Proto Organisation (Italy) – đơn vị tổ chức đấu giá cho biết, siêu xe 1957 Ferrari 335 S Spider Scaglietti từng được điều khiển bởi tay đua Stirling Moss tại Cuban Grand Prix 1958 đã được bán với giá 32 triệu euro ở Paris, cho một người mua mà Proto thông báo là siêu sao Lionel Messi.
Mẫu siêu xe đắt giá thứ 2 mà Messi sở hữu là chiếc hypercar Pagani Zonda Tricolore trị giá 1,6 triệu USD. Siêu xe này được chế tạo vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời đội máy bay nhào lộn Frecce Tricolori của Không quân Italy. Chỉ có 3 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới. Ảnh: Caranddriver.
Điểm nhấn của những chiếc Pagani Zonda Tricolore là ngoại hình được làm chủ yếu từ hai vật liệu đắt tiền là sợi carbon và titan.
Trong đó, dàn áo của những chiếc Pagani Zonda Tricolore được phủ màu xanh carbon kết hợp cùng sợi carbon màu đen.
Các đường sọc màu xanh dương hay trắng cùng bộ mâm màu vàng đồng bắt mắt là những điểm nhấn ấn tượng ở ngoại thất. Ảnh: Caranddriver.
Pagani Zonda Tricolore được trang bị động cơ V12 7.3L, công suất 669 mã lực và mô-men xoắn 780 Nm. Siêu xe này có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 3,4 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 354 km/h. Ảnh: Caranddriver.
Mẫu Ferrari thứ 2 trong bộ sưu tập của Messi là chiếc F430 Spider, đây cũng là chiếc xe đắt giá thứ 3 mà Messi từng mua, trị giá khoảng 250.000 USD.
F430 Spider là phiên bản mui trần dựa trên chiếc coupe. Đây là chiếc xe mui trần thứ 21 của hãng Ferrari.
Ferrari F430 Spider được trang bị động cơ V8, dung tích 4.3L, công suất tối đa 498 mã lực và mô-men xoắn cực đại 465 Nm tại 5.250 vòng/phút, đi cùng hộp số sàn 6 cấp. Ferrari F430 có thể tăng tốc 0-100 km/h trong khoảng 4 giây và có thể đạt vận tốc tối đa 315 km/h.
Ngoài ra, Messi còn sở hữu rất nhiều mẫu siêu xe, xe phổ thông và hạng sang khác như Range Rover Vogue, Maserati GranTurismo S, Maserati GranTurismo MC Stradale, Audi RS6, Cadillac Escalade, Audi Q7 hay Audi A7. Ảnh: The Sun.
Ngoài siêu xe, Siêu sao bóng đá người Argentina – Lionel Messi còn sở hữu cả chuyên cơ riêng trị giá hàng chục triệu USD. Là cầu thủ có thu nhập cao nhất thế giới vào năm 2021, Messi thừa điều kiện để tận hưởng các dịch vụ chỉ dành cho giới nhà giàu, ví dụ như di chuyển bằng phi cơ riêng.
Để phục vụ nhu cầu đi lại nhiều, danh thủ tậu máy bay riêng Gulfstream V đời năm 2004 với giá 15 triệu USD. Chuyên cơ bao gồm hai phòng bếp và phòng tắm, đồng thời có thể chứa tối đa 16 hành khách.
Đuôi máy bay in số 10 – số áo của anh từ thời còn chơi cho CLB Barcelona. Trên bậc thang dẫn vào máy bay, Messi cho in tên vợ, Antonella, cùng tên các con: Mateo, Ciro, Thiego.
Phi cơ là phương tiện chính
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khiến anh bị một bộ phận chỉ trích. Cụ thể, theo thống kê L’Équipe, máy bay tư nhân của Messi đã thực hiện 52 chuyến bay trong vòng 3 tháng (từ 1/6 đến 31/8) vào năm nay.
Điều này khiến những người ủng hộ bảo vệ môi trường không hài lòng. Báo chí Pháp cũng chỉ ra lượng khí thải từ những chuyến đi bằng máy bay riêng của Messi lên tới khoảng 1.502 tấn carbon dioxide, tương đương với những gì một người Pháp trung bình thải ra trong 150 năm.
14 trong 52 chuyến bay trên là các chuyến bay qua Đại Tây Dương. Số còn lại gồm 30 chuyến bay xuyên lục địa và 8 chuyến trong nội địa.
Lịch trình đi lại của Messi di chuyển nhiều giữa Buenos Aires (Argentina) và Mỹ, chủ yếu là đi và đến thành phố biển Miami (bang Florida). Ngoài ra, ngôi sao bóng đá còn đến Uruguay, Brazil. Hè vừa qua, tổng cộng Messi dùng phi cơ riêng để đến Barcelona (Tây Ban Nha) 7 lần.
Trong khoảng thời gian tháng 6 đến giữa tháng 7, Messi thực hiện nhiều chuyến du lịch với gia đình trong lúc nghỉ hè hoặc đi nghỉ với hội bạn thân gồm các cầu thủ Luis Suarez và Cesc Fabregas.
Tội phạm khí hậu
Theo báo cáo của Time, hàng không vẫn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra khủng hoảng khí hậu. Trong đó, tác động lớn nhất lại do một nhóm nhỏ cá nhân, chiếm tỷ lệ ít ỏi gây ra – những người giàu có bay bằng máy bay tư nhân.
Báo cáo cũng lưu ý tác động khí hậu do các siêu du thuyền của nhóm siêu giàu tạo ra một lượng khí thải carbon đáng kể.
Theo một nghiên cứu năm 2016, máy bay tư nhân chịu trách nhiệm cho khoảng 4% tổng lượng khí thải hàng không mỗi năm. Ước tính, nhóm phương tiện này thải ra hơn 33 triệu tấn khí thải nhà kính, nhiều hơn lượng khí thải của nước Đan Mạch.
Vì phi cơ riêng chở quá ít người nên gây ô nhiễm gấp 5 đến 14 lần so với máy bay thương mại, tính trên mỗi hành khách và ô nhiễm gấp 50 lần so với tàu hỏa.
Theo những người kêu gọi chống biến đổi khí hậu, nam cầu thủ người Argentina có quyền được hưởng những đặc quyền dựa trên số tiền kiếm ra, song Messi cần xem lại tác động tiêu cực mà phương tiện của anh gây nên với môi trường bên ngoài.
Jack Sweeney, người tạo ra tài khoản Celebrity Jets, sử dụng dữ liệu từ một công ty chuyên theo dõi bộ phát đáp máy bay, cho biết: “Tôi không ngạc nhiên khi mọi người cảm thấy khó chịu, họ có quyền tức giận vì điều này”.
Hồi tháng 10, CLB PSG – nơi Messi đang chơi bóng – cũng bị chỉ trích bởi giám đốc một công ty đường sắt của Pháp. Sau trận đấu với CLB Nantes trên sân khách, các cầu thủ PSG đã đáp chuyến bay trở về Paris, theo World Soccer Talk.
Theo lời vị quan chức đường sắt, chỉ mất gần 3 tiếng để đi tàu từ thành phố Nantes về Paris. Tuy nhiên, ban lãnh đạo PSG vẫn chọn di chuyển bằng máy bay vì chuyến tàu không có sẵn vào buổi đêm, sau khi trận đấu kết thúc.
Dù giám đốc công ty đường sắt đã đề nghị thay đổi khung thời gian xuất phát để giúp PSG sớm xuất phát, song phía đội bóng không muốn các cầu thủ phải ngủ thêm một đêm ở khách sạn.
Theo giải thích từ phía PSG, giấc ngủ là điều quan trọng trong bóng đá. Với cường độ tập luyện và ra sân dày đặc, các cầu thủ cần đảm bảo thể lực và tránh chuyện bị mất ngủ.
Do đó, giấc ngủ và sự nghỉ ngơi của các thành viên đội bóng được ưu tiên lên trên, so với chuyện di chuyển lâu hơn bằng tàu.
Tạp Chí Siêu Xe tổng hợp