Điểm danh qua “sức khoẻ” và bức tranh tài chính của top 4 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới sau khi VinFast lên sàn Nasdaq

Điểm danh qua "sức khoẻ" và bức tranh tài chính của top 4 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới sau khi VinFast lên sàn Nasdaq

Một “chuyên gia tài chính” hiện đang sinh sống tại Mỹ đã có những đánh giá, tổng kết khá chi tiết và đầy đủ về top 4 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới sau khi Vinfast lên sàn Nasdaq.

Bài viết này chúng tôi xin phép được trích nguyên văn toàn bộ nội dung được chia sẻ lên MXH từ một “chuyên gia tài chính” hiện đang sinh sống tại Mỹ.

VIN – PHÁT!

Chúc mừng Vinfast – đúng là vừa Fast (Nhanh) vừa Phát luôn, một phát top 3 luôn vượt cả những tên tuổi ô tô khổng lồ thế giới như Volkswagen, Ford… đường dài còn nhiều lo lắng nhưng cứ chúc mừng đã. Mình đang ở Mỹ sau 2 năm quay lại thì thấy Tesla thực sự ngập tràn đường phố Mỹ, thời của xe điện đến rồi, người Mỹ giờ có thể sáng làm việc ở 1 thành phố, lên Tesla ngủ 1 giấc xe tự lái đến thành phố khác để chiều làm việc. Tiếc là từ hôm sang chưa thấy bóng dáng 1 chiếc Vinfast nào.

Điểm danh qua sức khoẻ và bức tranh tài chính top 4 sau khi Vinfast lên sàn Nasdaq:

* TESLA đứng TOP 1 với vốn hóa 744 tỷ đô, tổng tài sản là 82 tỷ đô, sở hữu nhà máy là 40 tỷ đô; có nợ vay khoảng 4,7 tỷ đô; tiền mặt là 22 tỷ đô và sản lượng tiêu thụ hàng năm là 1,1 triệu xe. Doanh thu là 81 tỷ đô và lợi nhuận là 12 tỷ đô.

+ Toyota đứng TOP 2 với vốn hóa 224 tỷ đô, tổng tài sản là 74 tỷ đô; sở hữu nhà máy là 30 tỷ đô, nợ vay là 39 tỷ đô; tiền mặt là 9 tỷ đô; sản lượng tiêu thụ hàng năm từ 9,2 – 13 triệu xe. Doanh thu khoảng 35 tỷ đô và lợi nhuận khoảng 2 tỷ đô.

+ VinFast đứng TOP 3 với vốn hóa 86 tỷ đô; tổng tài sản khoảng 5 tỷ đô, sở hữu nhà máy là 2,6 tỷ đô; nợ khoảng 1,7 tỷ đô; sản lượng tiêu thụ hàng năm từ 30,000 – 50,000 xe. Doanh thu khoảng 600 triệu đô; lỗ lũy kế là 5,4 tỷ đô.

+ Volkswagen đứng TOP 4 với vốn hóa 65 tỷ đô; tổng tài sản là 564 tỷ đô; sở hữu nhà máy là 286 tỷ đô; nợ vay là 171 tỷ đô, tiền mặt là 70 tỷ đô, sản lượng tiêu thụ hàng năm là 8,3 triệu xe. Doanh thu hàng năm là 266 tỷ đô, lợi nhuận là 16 tỷ đô và sở hữu các thương hiệu xe nổi tiếng như Bugatti, Audi, Lamborghini, Bentley, SEAT (Tây Ban Nha), Škoda (Séc), Volkswagen (Đức), Porsche (Đức, từ năm 2011), Suzuki (Nhật, 24% phân khúc xe gắn máy)…

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ từ anh Thang Dang – một người Việt hiện đang sinh sống bên Mỹ chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Chỉ sau một đêm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt TOP 30 người giàu nhất hành tinh khi được cộng thêm tới 39 tỷ USD vào tài sản

Bloomberg tính toán, khối tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 39 tỷ USD, đạt tổng 44,3 tỷ USD sau màn ra mắt ấn tượng của Vinfast trên sàn Nasdaq Mỹ vào ngày 15/8. Với con số này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ lọt top 30 trong danh sách tỷ phú của Bloomberg.

Trong phần lớn thời gian giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VFS ở quanh ngưỡng 28-29 USD, tương ứng giá trị vốn hóa của VinFast đạt khoảng 67 tỷ USD, gấp 3 lần so với dự tính ban đầu và vượt trên vốn hóa của nhiều tên tuổi ngành ô tô như Ford, General Motor…

Về cuối ngày, VinFast tăng tốc lên 37 USD/cp, tương ứng vốn hoá lên đến 85,5 tỷ USD.

Theo số liệu chúng tôi có được, sau khi sáp nhập với Black Spade Acquisition, tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của VinFast Auto là hơn 2,307 tỷ cổ phiếu. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,36%, hai công ty đầu tư riêng thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) sở hữu 33,37% và Asian Star Trading & Investments Pte. Ltd sở hữu gần 15%. Còn lại một phần nhỏ thuộc về các cổ đông khác.

Cấu trúc sở hữu VinFast

Như vậy tổng cộng 2 công ty đầu tư của ông Vượng đang nắm giữ xấp xỉ 1.115 triệu cổ phiếu VFS, tương đương 48,33% cổ phần VinFast. Nếu tính gián tiếp qua 2 khoản đầu tư này thì khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới có thể tăng thêm 41 tỷ USD.

Số lượng cổ phiếu của các cổ đông VinFast trước khi sáp nhập Black Spade Acquisition

Phần lớn khối tài sản hiện hữu của ông Vượng cũng được tính gián tiếp thông qua VIG, cổ đông lớn nhất của Vingroup.

Cộng thêm khối tài sản hiện hữu thì giá trị tài sản của ông Vượng có thể lên đến gần 47 tỷ USD.

Khi đó, ông Vượng có thể đứng trong Top 30 người giàu nhất hành tinh và giàu thứ 4 châu Á, sau 2 tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, Gautam Adani và người giàu nhất Trung Quốc là Chung Thiểm Thiểm, chủ tập đoàn đồ uống Nongfu Srping và vượt lên trên Trương Nhất Minh – ông chủ Bytedance/Tiktok hiện có 45 tỷ USD.

Bài viết mới trên Bloomberg tính toán, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 39 tỷ USD, đạt 44,3 tỷ USD sau màn ra mắt ấn tượng của Vinfast trên sàn Nasdaq. Với con số này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ lọt top 30 trong danh sách tỷ phú của Bloomberg.

Tuy vậy đến 8h sáng 16/8, bảng xếp hạng thời gian thực của Bloomberg vẫn chưa “nhảy số”

Theo Nhịp sống thị trường

Ngày đầu lên sàn Nasdaq Mỹ, giá trị vốn hóa của VinFast tăng hơn 85 tỷ đô la, lọt top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu

Chỉ sau 2 tiếng đầu giao dịch trên sàn Nasdaq (Mỹ), cổ phiếu VinFast đã bật tăng hơn 48%, chốt phiên đầu tiên tăng hơn 68%, đẩy vốn hóa công ty vượt 85 tỷ USD, lọt top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu. VinFast chính là thương hiệu Việt đầu tiên làm được điều “phi thường” này.

Mở đầu phiên giao dịch lúc 20h30 ngày 15/8 theo giờ Việt Nam, cổ phiếu VFS của VinFast được giao dịch ở mức 22 USD/cổ phiếu. Sau 15 phút giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VFS lùi về quanh ngưỡng 17 USD/cổ phiếu.

Nhưng sau đó cổ phiếu của VinFast nhanh chóng bật ngược trở lại. Cổ phiếu VFS kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên Nasdaq với giá vượt mức 37 USD/cổ phiếu, tăng hơn 68%. Với khoảng 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính quy mô vốn hóa của VinFast vượt 85 tỷ USD, cũng vào top 5 doanh nghiệp ô tô toàn cầu về vốn hóa. 

Diễn biến khá trái chiều với cổ phiếu VFS, chứng quyền VFSWW sau những phút tăng đầu phiên đã đảo chiều giảm gần 14%, xuống 0,68 USD.

Lễ chào sàn của VinFast diễn ra tại Mỹ lúc 20h30 tối 15/8 (giờ Việt Nam). Tại sự kiện, Bob McCooey, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc thị trường Vốn toàn cầu của Nasdaq, cho biết “vui mừng được chào đón VinFast đến với đại gia đình Nasdaq”

Cũng tại sự kiện VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết, việc trở thành công ty niêm yết tại Mỹ là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển toàn cầu của doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là việc đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, mà đây còn là niềm tin mạnh mẽ vào tầm nhìn và tiềm năng của VinFast.

“Chúng tôi đã hướng tới mục tiêu này trong vài năm gần đây, và mặc dù thị trường chung còn nhiều khó khăn, nhưng VinFast tự hào ghi dấu mốc mới trong lịch sử của VinFast ngày hôm nay. Đây không chỉ là một ngày trọng đại với VinFast, mà còn là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng một tương lai xanh hơn cho tất cả mọi người thông qua di chuyển bền vững”, bà nói. 

Theo bà, việc niêm yết thành công này mở ra khả năng tiếp cận thị trường vốn lớn nhất thế giới và hướng đi quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

“Chúng tôi hy vọng câu chuyện của VinFast sẽ truyền cảm hứng và mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu Việt Nam cùng tiến ra thế giới”, bà nói. 

Trước đó, VinFast và Black Spade Acquisition (mã chứng khoán trên sàn NYSE: BSAQ) đã công bố hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh. Công ty niêm yết sau sáp nhập có tên là VinFast Auto Ltd.

Thông báo về việc hoàn thành hợp nhất kinh doanh được đưa ra sau khi các cổ đông của Black Spade bỏ phiếu chấp thuận giao dịch vào ngày 10/8. Sau hợp nhất, Black Spade trở thành công ty con thuộc sở hữu của VinFast và được dự kiến sẽ rút niêm yết khỏi sàn giao dịch NYSE.

Những điểm vượt trội của VinFast VF 8 so với xe điện của Tesla | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: dantri

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top