Đây là mẫu xe “để dành” cực đẹp của Lamborghini: Thiết kế dị, chỉ khoảng 3.000 tỷ, không phải ai cũng có thể thấy

Đây là mẫu xe "để dành" cực đẹp của Lamborghini: Thiết kế dị, chỉ khoảng 3.000 tỷ, không phải ai cũng có thể thấy

Lamborghini Egoista – Mẫu xe đắt giá nhất lịch sử suýt được hãng siêu xe nước Ý giữ lại trưng bày nhưng cuối cùng cũng rơi vào tay một đại gia bí ẩn.

Vào 2013, một số lượng rất nhỏ khách hàng VIP của Lamborghini được mời tham dự một buổi xem xe bí mật. “Nhân vật chính” của sự kiện khi đó là Egoista – một mẫu xe độc bản không giống bất cứ thứ gì Lamborghini đã, đang và có thể là sẽ ra mắt.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 2.
Lamborghini nhìn không giống một siêu xe cho lắm mà giống một cỗ máy chiến đấu dữ dằn hơn. Ảnh: AutoEvolution

Được phát triển để kỷ niệm sinh nhật 50 tuổi của Lamborghini, Egoista thể hiện tầm nhìn và khả năng kỹ thuật của thương hiệu Ý mà không bị gò bó trong bất kỳ khuôn khổ nào. Thiết kế xe nhìn không khác gì một phi cơ chiến đấu với thiết kế nhọn hoắt của mình.

Theo thương hiệu Ý sau này chia sẻ, cảm hứng thiết kế xe ngoài phi cơ chiến đấu còn tới từ hình bò tót cúi đầu và hướng sừng của mình về phía đối thủ. Tất nhiên, bộ khung này không chỉ dị mà còn cực kỳ hiệu quả trong mảng khí động học khi tạo ra cân bằng tuyệt đối giữa lực điều hướng xuống và lực cản không khí.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 3.
Để bước chân vào xe, người dùng sẽ phải nâng trần xe, bước chân lên hông xe tháo vô lăng và sau đó nhảy vào chỗ ngồi. Ảnh: AutoEvolution

Thân và mâm Lamborghini Egoista làm từ chất liệu chống radar sử dụng cho phi cơ chiến đấu. Đèn pha nhìn như đèn máy bay với xi nhan đặt ở 2 bên và cả trên trần xe. Theo nhà thiết kế Walter de Silva của hãng miêu tả, dòng xe này nhìn “như UFO bốn bánh”.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 4.
Cabin với một chỗ ngồi duy nhất nhìn như bước ra từ máy bay chiến đấu, đặc biệt là với vị trí ngồi trung tâm cùng màn HUD và “thước ngắm” trước mặt. Ảnh: Lamborghini

Nội thất Lamborghini Egoista mang chất “ích kỷ” đúng như tên gọi của mình (Egoista mang nghĩa ích kỷ trong tiếng Ý và Tây Ban Nha). Sở dĩ nói như vậy là toàn bộ khu vực này chỉ gói gọn xung quanh một người dùng duy nhất và không chia sẻ cho bất kỳ ai.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 5.
Không rõ nhà sưu tập mua lại Lamborghini Egoista mua xe với giá nào khi ban đầu mẫu xe độc bản này được rao bán ở mức kỷ lục 117 triệu USD. Ảnh: Lamborghini

Để có thể ngồi vào ghế lái, người dùng không chỉ cần mở (hoặc thậm chí tháo) trần mà còn cần tháo cả vô lăng như xe đua F1. Ghế đua chuyên dụng với dây an toàn 4 điểm, màn HUD, dàn nút bấm và cần chỉnh lấy cảm hứng từ máy bay càng khiến người ngồi trong xe cảm thấy đặc biệt nếu như ngoại thất vẫn còn là chưa đủ.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 6.

Khoang lái xe được làm hoàn toàn từ nhôm và sợi carbon giống trực thăng chiến đấu Apache, qua đó mang nghĩa “bảo vệ người dùng” từ những hiểm nguy bên ngoài.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 7.

Lamborghini Egoista có thể vận hành hoàn toàn bình thường nhưng không được Lamborghini chế tạo để đạt bất cứ chuẩn vận hành công cộng nào. Khung gầm xe lấy từ Gallardo nhưng chắc chắn không ai có thể nhìn ra mối quan hệ giữa 2 xe.

Trái tim Lamborghini Egoista là “quái vật” V10 5.2L hút gió tự nhiên đặt giữa xe. Công suất 591 mã lực, mô-men xoắn 560Nm được truyền tới cả 4 bánh thông qua hộp số tự động 6 cấp tuần tự.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 8.

Giá Lamborghini Egoista ban đầu được công bố ở mức… 117 triệu USD (xấp xỉ 3.000 tỷ đồng) – con số cao kỷ lục không chỉ của Lamborghini mà của cả làng xe khi đó. Tuy vậy, sau đó hãng nhanh chóng đổi ý và giữ lại chiếc xe độc bản để trưng bày tại bảo tàng Sant’Agata Bolognese.

Lamborghini từng có mẫu 'để dành' cực khủng: Dáng cực dị, giá quy đổi lên tới 3.000 tỷ đồng, muốn nhìn thấy cũng khó- Ảnh 9.

Sau đó một thời gian, thương hiệu Ý… đổi ý một lần nữa. Lamborghini Egoista được mua lại bởi một nhà sưu tầm giấu tên với giá không xác định và biến mất khỏi dòng lịch sử từ đó tới nay.

3 siêu xe đình đám sắp ‘nhập tịch’ Việt Nam, có chiếc phá kỷ lục về giá | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Đời sống Pháp luật

Không phải Ferrari, Lamborghini, không dát vàng nhưng sao mẫu xe này có giá tới 3.600 tỷ? Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?

Được đấu giá tới 3.600 tỷ nhưng mẫu xe này không thuộc những cái tên như Ferrari, Lamborghini, cũng không được dát vàng hay kim cương.

Vào tháng 5/2022, kỷ lục mới về chiếc ô tô đắt đỏ nhất thế giới từng được bán ra đã được xác lập. Thương hiệu xe sang nổi tiếng Mercedes-Benz đã bán chiếc 300 SLR Uhlenhaut Coupé nguyên bản đời 1955, được mệnh danh là “Mona Lisa của ô tô” vì độ hiếm và lịch sử của nó với giá 142 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng).

Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?- Ảnh 1.

Đây là mức giá cao nhất từng được bán đấu giá cho một chiếc ô tô, cao gần gấp ba lần so với mức giá giữ kỷ lục trước đó là chiếc Ferrari 250 GTO đời 1962 với giá 48,4 triệu USD (khoảng 1.232 tỷ đồng) vào năm 2018.

“Mona Lisa” của giới ô tô

Chiếc xe đã được bán cho một nhà sưu tập tư nhân trong một cuộc đấu giá bí mật do nhà đấu giá RM Sotheby’s và Mercedes-Benz tổ chức ở Stuttgart, Đức.

Bên cạnh việc có ngoại hình và sức mạnh vô song, chiếc xe này còn giá trị vì độ hiếm của nó. Là một trong hai chiếc duy nhất còn tồn tại, 300 SLR Uhlenhaut Coupé được đặt theo tên của Rudolf Uhlenhaut, kỹ sư người Đức, người đã chế tạo nguyên mẫu vào năm 1955. Nó từ lâu đã được coi là “chiếc xe đẹp nhất thế giới”.

Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?- Ảnh 2.
Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?- Ảnh 3.

Mercedes-Benz là chủ sở hữu duy nhất trước đây của chiếc xe và cất nó trong một trong hầm chứa của công ty, trong khi chiếc còn lại được sử dụng làm xe cá nhân của Uhlenhaut.

Sau buổi đấu giá, công ty cho biết số tiền này sẽ được Mercedes-Benz sử dụng để thành lập một quỹ cấp học bổng cho những người trẻ tuổi nghiên cứu về khoa học môi trường và khử cacbon. Còn nhà đấu giá RM Sotheby’s cho biết người mua đã đồng ý cho phép chiếc xe được trưng bày trước công chúng trong những dịp đặc biệt.

Chiếc Mercedes-Benz 300 SLR Uhlenhaut Coupe 1955 nguyên bản duy nhất còn lại đang được trưng bày tại Bảo tàng Mercedes-Benz ở Stuttgart, Đức.

Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò? - Ảnh 4.
Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò? - Ảnh 5.
Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò? - Ảnh 6.
Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò? - Ảnh 7.
Từng chi tiết trên xe đều hoàn hảo và giữ được nguyên vẹn

Tin tức về cuộc đấu giá khiến nhiều nhà sưu tập xe bất ngờ, bởi Mercedes-Benz trước đó đã nhiều lần từ chối bán mẫu xe huyền thoại này. Khung của hai chiếc xe đã được Uhlenhaut dành riêng trong quá trình sản xuất để chuyển đổi từ xe Công thức 1 thành xe coupe có thể cạnh tranh trong cuộc đua Carrera Panamericana đường mở ở Ý. 

Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?- Ảnh 8.

Thế nhưng nhà sản xuất ô tô cuối cùng đã đóng cửa bộ phận đua xe của mình vào cuối năm đó sau thảm họa Le Mans năm 1955, khiến tay đua Pierre Levegh của Mercedes-Benz và 83 khán giả thiệt mạng. Đây vẫn là vụ tai nạn gây thiệt hại về người cao nhất trong lịch sử đua xe thể thao và Mercedes-Benz chỉ quay trở lại lĩnh vực đua xe vào năm 1988.

Danh tính bí ẩn của chủ nhân

Khi chiếc xe đắt nhất thế giới được bán, thông tin về vị đại gia có thể bỏ hơn 3.600 tỷ đồng cho một chiếc xe tất nhiên khiến dư luận tò mò. Tuy nhiên đến nay, danh tính về người mua xe này vẫn được bảo mật tuyệt đối.

Một trong những đồn đoán về chủ nhân siêu xe này là Hans Kleissl – một nhà sưu tập xe nổi tiếng về Mercedes-Benz và chuyên gia về 300SL. Ông là chủ sở hữu của HK Engineering, công ty chuyên phục hồi những siêu xe cũ mang tính biểu tượng.

Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?- Ảnh 9.
Hình ảnh về chiếc ô tô đắt nhất hành tinh được Hans Kleissl đăng tải

Trên trang mạng xã hội của mình, Hans Kleissl đã đăng tải nhiều hình ảnh về chiếc 300 SLR Uhlenhaut Coupé sang chảnh. Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng Hans Kleissl chưa phải chủ nhân thực sự của siêu xe xa hoa này mà ông đã thay mặt mua nó cho một khách hàng của mình.

Nguồn: Đời Sống Pháp Luật / Forbes

Có thể bạn chưa biết: Hơn một nửa sản lượng xe điện của “ông lớn” Tesla là xe “Made in China”

Sản lượng tại nhà máy Gigafactory ở Thượng Hải (Trung Quốc) thường xuyên chiếm khoảng 51% tổng sản lượng xe điện Tesla trên toàn cầu.

 Model 3 là một trong 2 mẫu xe được sản xuất tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải. Ảnh: Car and Driver.

Model 3 là một trong 2 mẫu xe được sản xuất tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải. Ảnh: Car and Driver.

Theo InsideEVs, nhà máy Gigafactory của Tesla ở Thượng Hải (Trung Quốc) đang là nơi cung cấp phần lớn ôtô điện thương hiệu này cho khách hàng toàn cầu. Nhà máy này là một trong 4 cơ sở sản xuất ôtô điện của Tesla đang hoạt động trên khắp thế giới, bên cạnh các Gigafactory khác tại 2 tiểu bang California và Texas của Mỹ cùng một Gigafactory ở Berlin (Đức).

Dù Tesla chỉ báo cáo dữ liệu sản xuất toàn cầu chứ không đi sâu vào chi tiết về sản lượng của từng nhà máy, InsideEVs đã xem xét số liệu do Hiệp hội Ôtô du lịch Trung Quốc (CAAM) cung cấp và nhận ra hơn nửa ôtô điện thương hiệu Tesla trên thị trường được sản xuất tại nhà máy của hãng ở Thượng Hải.

Lấy ví dụ ở quý đầu năm nay, Tesla xác nhận đã hoàn thành sản xuất 433.371 xe điện trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng tại Gigafactory Thượng Hải theo dữ liệu do CAAM cung cấp là 220.876 xe trong cùng kỳ, tương đương gần 51% tổng sản lượng.

Thậm chí, InsideEVs cho hay nhà máy Gigafactory Thượng Hải đã duy trì tỷ trọng xấp xỉ 51% tổng sản lượng xe điện mà Tesla đạt được trong liên tiếp 7 quý gần nhất.

Duy nhất vào quý II/2022, cơ sở sản xuất này chỉ đóng góp 43,5% tổng sản lượng của hãng sản xuất xe điện nước Mỹ. Theo InsideEVs, sự sụt giảm này xuất phát từ những đợt đóng cửa tạm thời để nâng cấp của nhà máy Gigafactory Thượng Hải.

 Lượng ôtô xuất xưởng từ Gigafactory Thượng Hải (màu xanh lá) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xe điện Tesla. Ảnh: InsideEVs.

Lượng ôtô xuất xưởng từ Gigafactory Thượng Hải (màu xanh lá) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xe điện Tesla. Ảnh: InsideEVs.

Dữ liệu nói trên cho thấy tầm quan trọng của Gigafactory Thượng Hải đối với Tesla. Được biết, cơ sở sản xuất ở Trung Quốc là nơi phụ trách xuất xưởng Model 3 và Model Y cho khách hàng tại đất nước tỷ dân, bên cạnh xuất khẩu đi các quốc gia châu Á, châu Âu, Canada, Australia cùng nhiều thị trường khác.

Gigafactory Thượng Hải được Tesla khởi công vào tháng 1/2019 và đến tháng 12 cùng năm, lô xe Model 3 đầu tiên sản xuất tại đây đã được bàn giao đến tay khách hàng. Cơ sở này sau đó được mở rộng để sản xuất thêm Model Y và Tesla đã chính thức bàn giao những mẫu Model Y “Made in China” cho khách hàng vào ngày 18/1/2021.

Báo cáo quý IV/2023 của Tesla cho thấy Gigafactory Thượng Hải đang là nhà máy sản xuất ôtô điện lớn nhất thế giới với công suất thường niên hơn 950.000 xe. Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng tích lũy tại nhà máy này đạt khoảng 2,5 triệu xe, trong khi tổng số xe điện mà Tesla sản xuất từ trước đến nay rơi vào khoảng 6 triệu xe.

 Gigafactory Thượng Hải có vai trò quan trọng với Tesla. Ảnh: Bloomberg.

Gigafactory Thượng Hải có vai trò quan trọng với Tesla. Ảnh: Bloomberg.

Chuyên trang InsideEVs nhận định Gigafactory Thượng Hải có thể sẽ tiếp tục duy trì vai trò quan trọng với Tesla trong vòng vài năm kế tiếp. Nhà máy của hãng tại Đức chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất, trong khi cơ sở sản xuất ở Texas (Mỹ) dường như được định hướng tập trung sản xuất các mẫu bán tải điện Cybertruck.

Hồi đầu năm, chuyên trang Car News China dẫn số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho hay nước này đã hoàn thành xuất khẩu hơn 5,2 triệu ôtô trong năm 2023. Thành tích này giúp Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới trong năm vừa rồi.

Năm ngoái, Chery là đơn vị xuất khẩu ôtô từ Trung Quốc nhiều nhất với tổng cộng 922.830 xe. Tesla Trung Quốc cũng đóng góp 344.078 xe vào sản lượng xuất khẩu chung của quốc gia tỷ dân trong năm 2023.

Theo: Znews

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top