Cuộc chiến giữa “ông lớn” ngành xe điện thế giới Tesla và các hãng xe nội địa tại thị trường Trung Quốc: “Không có rẻ nhất, chỉ có rẻ hơn”

Cuộc chiến giữa "ông lớn" ngành xe điện thế giới Tesla và các hãng xe nội địa tại thị trường Trung Quốc: "Không có rẻ nhất, chỉ có rẻ hơn"

Tesla của tỷ phú Elon Musk mới đây đã tiết lộ các ưu đãi mới, bao gồm cả trợ cấp bảo hiểm, để thu hút người tiêu dùng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nơi gã khổng lồ xe điện của Mỹ đang trong cuộc chiến giá cả kéo dài với các đối thủ trong nước như BYD.

Liên tục giảm giá

Cạnh tranh tại thị trường ô tô điện Trung Quốc ngày càng nóng và căng thẳng hơn bao giờ hết. “Ông lớn” trên thị trường hiện là hãng xe nội địa BYD. Tuy nhiên hai mẫu xe Tesla Model Y và Tesla Model 3 của Tesla cũng thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng doanh số.

Để thúc đẩy doanh số, BYD và Tesla liên tục tung ra các chiến dịch giảm giá trong năm 2023 và có vẻ như xu hướng đó sẽ tiếp tục trong năm nay.

BYD Seal và Tesla Model 3.
BYD Seal và Tesla Model 3.

Tesla tuần trước thông báo trong một bài đăng trên tài khoản Weibo của mình rằng những khách hàng mua xe sedan Model 3 và SUV Model Y trong tháng 3 sẽ được hưởng ưu đãi trị giá tối đa 34.600 nhân dân tệ (khoảng 4.807,76 USD).

Nhiều người tỏ ra nhạc nhiên với con số gần 5.000 USD này vì cho rằng con số đó là rất lớn ở Trung Quốc, nơi giá của Tesla vốn đã rất thấp. Tuy nhiên, nhiều người khác thì cho rằng đó là cái giá của việc bán số lượng lớn và giữ vị trí tốt trên thị trường xe điện lớn nhất thế giới và điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu và tài chính toàn cầu của Tesla.

Trong số các ưu đãi bao gồm giảm giá 8.000 nhân dân tệ cho các sản phẩm bảo hiểm ô tô hợp tác với Tesla và giảm giá 10.000 nhân dân tệ nếu người mua chọn thay đổi màu sơn. Tesla cũng cung cấp các gói tài trợ ưu đãi trong thời gian có hạn, có thể tiết kiệm tới 16.600 nhân dân tệ khi mua Model Y.

Khi được hỏi về lượng hàng tồn kho mà Tesla có ở Trung Quốc, một đại diện bán hàng cho biết số lượng có hạn nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Trước đó, trong bối cảnh nhu cầu chậm lại và cạnh tranh gia tăng, Tesla đã giảm giá một số xe Model 3 và Y tại Trung Quốc vào tháng 1, đồng thời tung ra chính sách giảm giá tiền mặt cho một số Model Y từ ngày 1/2.

Hãng xe nội đáp trả

BYD, hãng đã soán ngôi Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới trong quý IV năm ngoái, đã đáp lại bằng những đợt giảm giá thậm chí còn lớn hơn cho một loạt phiên bản ô tô mới vào tháng 2.

Đối thủ nội địa lớn nhất của Tesla đã hạ giá khởi điểm của phiên bản mới của chiếc SUV hybrid Song Pro xuống 15,4%.

Mẫu xe Seagull của BYD được trưng bày tại Tại triển lãm ô tô Thượng Hải 2023.
Mẫu xe Seagull của BYD được trưng bày tại Tại triển lãm ô tô Thượng Hải 2023.

BYD đã tung ra các chính sách giảm giá nhiều hơn cho hầu hết các mẫu xe này so với năm ngoái. Tính toán của Reuters cho thấy nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã hạ giá khởi điểm cho Qin Plus EV và hybrid lần lượt là 15% và 20%, so với mức giảm giá lần lượt là 8% và 11% cho hai mẫu xe này vào năm 2023.

Tất cả việc giảm giá này có thể đến từ chi phí chuỗi cung ứng thấp hơn và/hoặc chi phí hoạt động thấp hơn. Tuy nhiên, lý do được xem là hợp lý hơn cả là hai công ty này sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận gộp do chi phí duy trì doanh số bán hàng.

Một đối thủ đáng gờm khác của Tesla là Geely Auto cũng giảm giá khởi điểm cho các mẫu Galaxy L6 và L7 bán chạy nhất của mình lần lượt là 15% và 9% vào cuối tuần trước.

Các chuyên gia cho rằng câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là việc giảm giá các mẫu xe sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận gộp đó sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu của công ty đến mức nào? Những đợt giảm giá sẽ lớn đến mức nào và kéo dài bao lâu?

Liệu các công ty này có rơi vào tình huống tương tự trong một hoặc hai quý nữa nhưng không còn nhiều dư địa để giảm giá và đưa ra các ưu đãi? Phải chăng họ đã tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó người tiêu dùng liên tục mong đợi việc giảm giá sắp xảy ra? Có rất nhiều câu hỏi và chúng ngày càng trở nên khó trả lời hơn sau mỗi đợt giảm giá mới.

Tóm gọn dàn siêu xe của nhà Khánh Mailisa | Tạp Chí Siêu Xe

Theo Clean Technica, CNBC /  Vietnam Finance

Trung Quốc lại khiến thế giới phải “ngả mũ thán phục” với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h

Trung Quốc đánh dấu bước đột phá được chờ đợi từ lâu trong lĩnh vực vận tải bay bằng từ trường với tốc độ kỷ lục lên tới 1.000 km/h.

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h

Tàu hyperloop-maglev (tàu điện từ) của Trung Quốc có tên là T-Flight, đã vượt quá tốc độ 1.000 km/h (623 mph) trong đường hầm thử nghiệm dài 2km ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây. 

Đây được coi còn hơn cả một thành tựu kỹ thuật, cho thấy tiềm năng chuyển đổi vận tải đường bộ bằng một giải pháp thay thế nhanh và mang ý nghĩa sinh thái hơn. Nếu dự án này thành công, T-Flight sẽ trở thành phương tiện vận tải đường bộ nhanh nhất thế giới.

Phương tiện lập kỷ lục tốc độ này lấy cảm hứng từ Hyperloop nổi tiếng (do ông chủ SpaceX, Elon Musk đề xuất vào năm 2013), hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành vận tải lên những chân trời mới. 

T-Flight do Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) thực hiện, nó nêu bật những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực hệ thống bay từ trường và vận chuyển bằng chân không.

Con tàu đã đạt tốc độ chưa từng có trong quá trình thử nghiệm trong đường hầm dài 2km ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, vượt qua các ranh giới kỹ thuật vận tải. 

Đây là thành quả dựa trên nhiều năm nghiên cứu và đổi mới, sáng kiến này thể hiện tham vọng của Trung Quốc trong việc khẳng định vị trí dẫn đầu về công nghệ vận tải trong tương lai từ quốc gia tỷ dân. 

Phát triển phương tiện nhanh nhất thế giới

T-Flight sử dụng lực nâng từ tính (hoặc lực bay lên) để đẩy phương tiện đi qua đường ray ở trạng thái gần như chân không (áp suất chân không thấp). 

Kỹ thuật này gần như loại bỏ hoàn toàn lực ma sát và lực cản không khí, cho phép phương tiện di chuyển ở tốc độ rất cao. Không giống như máy bay và tàu hỏa hiện tại, T-Flight hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và có tốc độ chưa từng có, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du lịch trên bộ.

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h - 1
Tàu T-Flight vừa đạt được tốc độ kỷ lục 1.000 km/h khi thử nghiệm trong đường hầm (Ảnh: Trust my science).

Theo tờ South China Morning Post, cuộc thử nghiệm gần đây do CASIC thực hiện trong đường hầm Đại Đồng đã đánh dấu một bước ngoặt cho công nghệ này. Con tàu đã đạt tốc độ 1.000 km/h, nó không chỉ chứng tỏ tính khả thi về mặt kỹ thuật mà còn cả tiềm năng thương mại. 

CASIC hiện xem xét áp dụng công nghệ này để thiết lập kết nối giữa các thành phố lớn của Trung Quốc, điều này có thể cắt giảm thời gian di chuyển từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút.

Những thách thức và quan điểm

Dự án T-Flight vượt ra ngoài biên giới quốc gia, là một phần trong cách tiếp cận đổi mới và dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực vận tải.

Trung Quốc vốn sở hữu mạng lưới tàu cao tốc tiên tiến, quốc gia đang thể hiện tham vọng dẫn đầu cuộc đua hướng tới tương lai bằng du lịch đường bộ. 

Sáng kiến T-Flight không chỉ là bằng chứng thể hiện năng lực đổi mới của đất nước mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của nước này trong việc vượt qua các ranh giới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng và hiệu quả trên quy mô toàn cầu. 

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h - 2
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng phương tiện này để vận chuyển hành khách vào năm 2035 (Ảnh: Futura Science).

Hệ thống này như một phần quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, quốc gia tỷ dân đang định vị mình để gây ảnh hưởng lớn đến xu hướng giao thông tổng thể toàn cầu. 

Tuy nhiên, con đường hiện thực hóa và áp dụng rộng rãi loại tàu này vẫn còn nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, kinh tế và quy định.

Đầu tiên là chi phí xây dựng. Việc tạo ra một mạng lưới đường ray gần như chân không trên khoảng cách xa đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ về vật liệu, công nghệ và lao động chuyên môn. 

Cơ sở hạ tầng này không chỉ có thể hỗ trợ phương tiện di chuyển ở tốc độ cực cao, nó còn phải đảm bảo an ninh và tính bền vững trong thời gian dài. Điều này càng làm tăng chi phí sản xuất và lắp đặt. 

An toàn của hành khách là một thách thức quan trọng khác. Ở tốc độ đạt tới hoặc vượt quá 1.000 km/h, một sai sót hoặc sự cố kỹ thuật nhỏ nhất cũng có thể gây ra hậu quả thảm khốc. 

Mối lo ngại khác liên quan đến môi trường mà hành khách sẽ tiếp xúc trực tiếp trong trường hợp phương tiện bị hỏng đột ngột, họ sẽ trực tiếp phải đối mặt với áp lực khủng khiếp đến từ sự thay đổi áp suất đột ngột và có khả năng bị thiếu oxy gây tử vong.

Điều này đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cực kỳ cao, từ thiết kế toa hành khách và đường ray đến hệ thống điều khiển và cách xử lý trong trường hợp xảy ra khẩn cấp. Để kiểm soát được điều này đòi hỏi những đổi mới về công nghệ chưa từng có và quy định nghiêm ngặt.

Bất chấp những thách thức này, Trung Quốc thể hiện mong muốn mạnh mẽ vượt qua, với mục tiêu đầy tham vọng là đưa T-Flight hoạt động vào năm 2035. 

Đặc biệt vì CASIC là nhà sản xuất tên lửa lớn nhất Trung Quốc đồng thời là cơ quan đóng góp chính cho các chương trình không gian quốc gia. Chính vì thế, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầy hứa hẹn này.

Theo: Dantri

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top