Cận cảnh Mada-9: Siêu xe nội địa của người Afghanistan đang gây bão mạng xã hội

Siêu xe nội địa đầu tiên của Afghanistan – Mada-9 do một công ty kỹ thuật tại Kabul nghiên cứu, phát triển trong nhiều năm.

Mới đây, chiếc xe mang tên Mada-9 – siêu xe nội địa đầu tiên của Afghanistan đã được ra mắt tại xưởng sản xuất ở Viện Dạy nghề Kỹ thuật Afghanistan (ATVI) tại Kabul.

Ông Ghulam Haidar Shuhamat – Giám đốc ATVI, cho rằng siêu xe “bền chắc và trọng lượng nhẹ” này sẽ khiến cộng đồng quốc tế nhìn nhận lại về Afghanistan, xóa bỏ quan điểm rằng quốc gia này chỉ có chi/ến tra/nh và xu/ng đ/ột.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Giáo dục của chính quyền Ta/li/ban – ông Abdul Baqi Haqqani cũng cho rằng thành công của dự án siêu xe Mada-9 cho thấy Taliban sẽ mang lại thành tựu khoa học hiện đại cho người dân Afghanistan.

Phát ngôn viên chính thức của chính quyền Ta/li/ban – ông Zabiullah Mujahid cũng chia sẻ trên Twitter rằng chiếc xe sẽ nâng cao vị thế của Afghanistan.

Tuy nhiên, theo hãng tin RT, chiếc xe đã được phát triển từ nhiều năm trước khi lực lượng Ta/li/ban giành quyền kiểm soát Afghanistan và Mỹ rút quân khỏi quốc gia này vào năm 2021.

Ông Mohammad Riza Ahmadi – nhà thiết kế mẫu xe, cho biết ông cùng 30 cộng sự đã mất tới 5 năm để biến ý tưởng thành mô hình xe đầu tiên.

Trên các mạng xã hội, Mada 9 gây chú ý những hình ảnh với thân xe vừa kết hợp giữa những đường nét của Bugatti, đầu xe lại có phảng phất những chi tiết thiết kế của Nissan GT-R R35 và Ford Mustang.

Nhưng ngoài ra, không có thông tin gì cụ thể về máy móc, dung tích động cơ, khả năng tăng tốc hay thông số chiều dài cơ sở của xe.

Mẫu Mada-9 trưng bày tại viện ATVI sử dụng động cơ 4 xi lanh của Toyota. Dựa trên video do nhà thiết kế Ahmadi đăng tải trên mạng xã hội tháng trước, hãng RT nhận định đây dường như là động cơ 1ZZ 1,8 l được Toyota lắp đặt trên khoảng 10 loại phương tiện hãng sản xuất vào cuối những năm 1990, đầu những năm 2000.

Vào thời điểm đó, động cơ 1ZZ chỉ cho công suất tối đa 130 mã lực khi được sử dụng trên mẫu xe Corolla của Toyota.

Tuy nhiên, hãng sản xuất ô tô Lotus của Anh đã cải tiến động cơ, gắn thêm bộ siêu nạp khi sử dụng cho mẫu xe hạng nhẹ Elise của hãng, khiến công suất động cơ tăng lên 218 mã lực giúp chiếc ô tô thể thao tăng tốc lên 100km/h chỉ sau 4 giây.

Ông Ahmadi cho biết ông dự định mang mẫu xe tham gia triển lãm ô tô sắp tới tại Qatar với kỳ vọng đứa con tinh thần của mình sẽ bắt đầu hành trình tại Afghanistan và tiến ra thị trường quốc tế trong tương lai.

Trước Afghanistan, người Hy Lạp cũng hết sức tự hào khi cho ra mắt chiếc Chaos – Siêu xe ‘Ultracar’ đầu tiên trên thế giới với giá bán chỉ 327 tỷ đồng.

Sau một thời gian dài úp mở và khiến mọi người mong ngóng, công ty mới thành lập Spyros Panopoulos Automotive đến từ Athens, Hy Lạp, đã chính thức vén màn mẫu xe đầu tiên với tên gọi Chaos, và tuyên bố nó là “ultracar” đầu tiên trên thế giới.

Nhà sản xuất đã đưa ra nhiều lời lẽ táo bạo về Chaos, và đặt mục tiêu dùng nó để phá vỡ hàng loạt kỷ lục đối với xe sản xuất như tốc độ tối đa cao nhất, thời gian ¼ dặm nhanh nhất.

Chaos được trang bị động cơ tăng áp kép V10 dung tích 4.0 lít, sẽ sản sinh hai cấp độ công suất và truyền lực tới cả 4 bánh thông qua hộp số ly hợp kép 7 hoặc 8 cấp.

Động cơ này được thiết kế và phát triển nội bộ, với khối động cơ bằng nhôm phôi hoặc hợp kim magiê in 3D, pít-tông và thanh titan in 3D, trục cam in 3D, các van titan hoặc Inconel, cùng với một cặp bộ tăng áp làm bằng sợi carbon, titan, magiê và các hợp chất sứ.

Phiên bản “Earth Version” có công suất 2.049 mã lực và 1.389 Nm mô-men xoắn cực đại với tua máy vạch đỏ “10.000-11.000 vòng/phút”. Nhờ vậy, nó có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 1,9 giây, và từ 0-300 km/h trong 7,9 giây. Công ty Hy Lạp nói rằng nó cần 8,1 giây để chạy hết ¼ dặm.

Phiên bản cao cấp “Zero Gravity” sẽ mạnh mẽ hơn nữa với công suất 3.065 mã lực và 1.984 Nm mô-men xoắn cực đại. Vạch đỏ cũng được tăng lên thành “11.800-12.200 vòng/phút”.

Theo công ty, phiên bản Chaos cao cấp này có khả năng gia tốc nhanh hơn cả xe đua F1 hoặc bất kỳ phương tiện 2 bánh hoặc 4 bánh nào khác từng được sản xuất.

SP Automotive tuyên bố rằng “Zero Gravity” sẽ có thể đi từ 0-100 km/h trong 1,55 giây, từ 100-200 km/h trong 1,7 giây, và từ 0-300 km/h trong 7,1 giây.

Thời gian ¼ dặm sẽ là 7,5 giây, một con số khiến người ta choáng váng khi nó nhanh hơn đến cả giây so với Rimac Nevera, siêu xe điện hiện đang giữ kỷ lục với thời gian 8,58 giây.

Trên mặt thiết kế, SP Automotive Chaos trông hết sức dữ dằn/cường điệu hóa với các cạnh sắc nét và các hốc hút gió phức tạp xung quanh thân vỏ.

Những trang bị nổi bật như bộ la-zăng hợp kim 21 và 22 inch độc đáo, và bộ 4 ống xả in 3D giúp Chaos nổi bật so với các siêu xe khác cho dù có một vài yếu tố thiết kế vay mượn.

Nhà sản xuất cũng tự tin rằng Chaos sẽ có “thiết kế khí động học tốt nhất từng được áp dụng cho một chiếc ô tô”, ám chỉ lực ép xuống sẽ ngang ngửa xe đua F1.

Đối với một siêu xe tốc độ, Chaos có kích thước khá lớn với chiều dài 5.053 mm, rộng 2.068 mm, cao 1.121 mm, và trục cơ sở 2.854 mm.

Phiên bản Earth Version có trọng lượng 1.388 kg, trong khi bản Zero Gravity sẽ nhẹ hơn với trọng lượng 1.272 kg, nhờ sử dụng nhiều chất liệu nhẹ, và quá trình thiết kế và sản xuất in 3D tân tiến.

Khung gầm liền thân của xe được làm bằng chất liệu Zylon, trong khi “78% thân vỏ là được in 3D Anadiaplasi từ hợp kim titan, magiê và sợi carbon hoặc phụ tùng thân vỏ Kevlar”.

Hệ thống treo là loại xương đòn kép độc lập hoàn toàn được làm bằng titan hoặc magiê. Đối với phanh, cả hai phiên bản đều có đĩa phanh khoan lỗ và thông gió bằng sứ-carbon, kích thước 482 mm ở phía trước và 442 mm ở phía sau, với kẹp phanh in 3D và trục rô tơ bằng titan hoặc hỗn hợp “magiê ma trận” (Magnesium Matrix).

Bên trong, mặt táp lô của xe trông tối giản nhưng cũng khá có chất tương lai với vô lăng kiểu ách tích hợp màn hình cảm ứng, một màn hình cảm ứng rộng khác ở phía trước hành khách, chỉ có một số nút điều khiển vật lý trên bảng điều khiển trung tâm, và màn hình HUD. Công ty đã sử dụng sợi carbon, zylon, titan, magiê và Alcantara cho hầu như mọi thành phần nội thất.

Ngoài ra, SP Automotive còn đề cập đến các tính năng thực tế tăng cường, kính VR, kết nối 5G, nhận dạng vân tay, lệnh thoại, và camera nhận diện khuôn mặt với khả năng đọc nét mặt của người lái để điều chỉnh chế độ lái xe theo tâm trạng và khả năng của họ.

Công ty Hy Lạp muốn sản xuất số lượng giới hạn 20 chiếc Chaos cho mỗi lục địa, và tất cả đều sẽ được phân phối độc quyền bởi Sotheby’s.

Giá bán sẽ khởi điểm từ khoảng 5,5 triệu euro (tương đương 145 tỷ đồng) đối với Earth Version 2.049 mã lực, và tăng lên tới 12,4 triệu euro (tương đương 327 tỷ đồng) đối với bản Zero Gravity 3.065 mã lực kèm với tất cả tùy chọn công nghệ, chất liệu.

https://www.youtube.com/watch?v=MFnz7ceHs64
3 mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất hành tinh: Chớp mắt đã ‘mất hút’ | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: carscoops

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top