Vị doanh nhân đến từ Tây Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ đã xây dựng cho mình bộ sưu tập xe Porsche rất ấn tượng lên tới khoảng hàng chục chiếc. Trong đó, “xế cổ” hơn 35 tuổi Porsche 930 Turbo là điểm nhấn.
Với nhiều người đam mê, việc bắt đầu từ 1 chiếc xe thể thao tiêu chuẩn sẽ giúp họ làm quen được với tốc độ, khả năng xử lý thay vì chọn bản hiệu suất cao, nhưng với 1 nhà sưu tập xe như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, 1 chiếc xe hiệu suất cao Porsche 930 Turbo hàng hiếm đáng để mua ngay.
Chiếc xe thể thao Porsche 911 Turbo này có tên gọi chính xác với lịch sử của xe là 930 Turbo, nghe đến cái tên này, rõ ràng các dân chơi xe Porsche kính nể người sở hữu nhiều hơn là khi gọi Porsche 911 Turbo. Thông tin chúng tôi có được, ngay sau khi xe được 1 showroom cho vận chuyển từ Bắc vào Nam, ông Vũ đã ngay lập tức tậu về để sưu tập vào cuối năm 2021.
Chiếc xe Porsche 930 Turbo của Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu thân xe màu bạc, cặp đèn pha hình tròn nhô cao đi kèm các chi tiết sơn đen tạo điểm nhấn, bộ mâm 5 chấu với viền mâm dày đặc trưng. Ngoài ra, xe có cánh gió cố định cỡ lớn phía sau lấy cảm hứng từ hình dạng đuôi cá voi.
Ngoại thất chiếc xe thể thao tốc độ Porsche 930 Turbo này có màu bạc, bên hông xe xuất hiện bộ tem Porsche cùng ky hiệu UN đều là màu đen, tạo sự đối lập cho xe. Hiện đây cũng là chiếc Porsche 930 Turbo thứ 3 mà ông Vũ sở hữu lộ diện trên mạng.
Về thiết kế, Porsche 930 Turbo có đầu xe kéo dài với nắp capo đặt góc xéo, hướng xuống cản va trước trong khi 2 bên hông với đèn pha lại nhô cao, tựa như 1 chiếc đầu trượt hoặc chú ếch đang săn mồi.
Kiểu thiết kế này của xe thể thao Porsche 930 Turbo từng gây nghiện những người mê xe thể thao cách đây hơn 3 thập kỷ. Điểm nhấn tiếp theo trong phong cách thiết kế của 930 Turbo chính là phần cánh gió sau nhô cao ra, như 1 “đuôi cá voi”.
Chiếc Porsche 930 Turbo đầu tiên của Qua Vũ này được sản xuất từ 1975 – 1989. Ở bên trong, nội thất của xe được bọc da màu xám xuyên suốt, với thiết kế tối giản chỉ gồm vô lăng 3 chấu và bộ 5 đồng hồ cơ, mục đích là để lái xe tập trung vào trải nghiệm của xe mang lại.
Các chi tiết của xe Porsche 930 Turbo này vẫn được giữ phong cách nguyên bản trừ chủ nhân độ thêm khay đựng cốc và bình cà phê cũng như khay đựng tàn xì gà, 2 thứ bảo bối không thể thiếu trên các siêu xe, xe thể thao và SUV mà ông Vũ sở hữu.
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ nghĩ chiếc Porsche này là 1 hàng cổ, chỉ thích hợp “chạy dưỡng sinh” nhưng chỉ cần đạp lút ga, khối động cơ 6 xy-lanh, dung tích 3.3 lít, tăng áp của xe sẽ giải phóng ra 282 “con ngựa” giúp việc tăng tốc từ 0-100 km/h chưa đến 5 giây.
Đây là mẫu 911 cao cấp nhất của Porsche trong toàn bộ thời gian sản xuất và tại thời điểm được giới thiệu, đây là mẫu xe thương mại nhanh nhất ở Đức, đó là những tóm tắt về 930 Turbo.
Đi sâu vào hệ truyền động ta sẽ thấy, Porsche bắt đầu thử nghiệm công nghệ tăng áp trên những chiếc xe đua của họ vào cuối những năm 1960, đến năm 1972 đã bắt đầu phát triển phiên bản tăng áp của chiếc 911.
Ban đầu, Porsche cần sản xuất chiếc xe này để tuân thủ các quy định tương đồng và đã có ý định tiếp thị nó như một xe đua hợp pháp trên đường phố như Carrera 2.7 RS 1973.
Mặc dù mục đích ban đầu của 911 Turbo là để đạt được sự tương đồng cho mùa đua năm 1976, nhưng nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến đối với những người đam mê xe, kết quả là có 400 chiếc xe đã được sản xuất vào cuối năm 1975.
Sau này Ernst Fuhrmann đã điều chỉnh công nghệ tăng áp được phát triển cho xe 917/30 CAN-AM và áp dụng nó cho động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.0 lít được sử dụng trong Carrera RS 3.0, từ đó tạo ra thứ mà Porsche đặt tên nội bộ là 930. Tổng công suất cho xe lên đến 256 mã lực tại 5.500 vòng / phút và mô-men xoắn cực đại 329 Nm tại 4.000 vòng/phút.
Sau đó, Porsche đã thực hiện những thay đổi đầu tiên và quan trọng nhất đối với 930 cho năm sản xuất 1978 khi giúp xe có dung tích 3.3L và bổ sung một hệ thống thông gió không khí, bộ làm mát trung gian giúp xe tăng công suất đầu ra lên 296 mã lực tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn 412 Nm tại 4.000 vòng/phút, cũng từ đó cánh gió sau ‘đuôi cá voi’ đã được định hình lại và nâng lên một chút để nhường chỗ cho bộ làm mát trung gian và cánh gió này giờ đây được những người đam mê gọi là cánh lướt gió ‘khay trà’.
Việc thay đổi các quy định về khí thải ở Nhật Bản và Hoa Kỳ đã buộc Porsche phải rút 930 khỏi các thị trường này vào năm 1980 nhưng chỉ 6 năm sau đó, Porsche đã mang 930 Turbo vào lại 2 thị trường này với động cơ được kiểm soát khí thải có công suất 282 mã lực tại 5500 vòng/phút và mô-men xoắn 377 Nm tại 4000 vòng/phút, cũng là cái nôi cho các xe 930 về nước sau này.
Ngoài chiếc xe Porsche 930 Turbo màu bạc, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn sở hữu 2 chiếc xe khác, 1 xe mang màu đen thuộc bản Porsche 930 Turbo Carrera, nguyên bản chiếc xe này có màu đỏ, và xe còn lại là Porsche 930 Turbo độ RUF rất đình dám đã được dán màu xanh.
Số lượng Porsche 930 tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 5 chiếc Porsche 930 cập bến Việt Nam nhưng tất cả đều rất kín tiếng, trong đó bao gồm ít nhất 4 chiếc Porsche 930 Turbo và 1 chiếc 930 Cabriolet màu đen.
Chiếc Porsche 930 Cabriolet của dân chơi Sài thành cũng thuộc dạng hiếm gặp khi dịp Tết Âm lịch đầu năm nay xe mới xuất hiện trên phố. Xe có diện mạo màu đen khác biệt với những chiếc 930 Turbo khác đang lăn bánh ở Việt Nam.
Ngoài ra bộ ba Porsche 930 Turbo màu đồng ánh kim, xanh dương và đỏ hiện vẫn rất bí ẩn khi chưa có cánh chụp xe nào bắt gặp xe thường xuyên xuất hiện trên đường phố. Có thể nói, chủ nhân của những chiếc xe này là người rất kín tiếng ngoài đời.
Porsche 930 Turbo rất khó để nhập khẩu về Việt Nam
Là một trong những mẫu xe có tính lịch sử nhất của Porsche, 930 Turbo ra mắt trước công chúng lần đầu vào năm 1974. Đây cũng là chiếc Porsche đầu tiên trang bị động cơ tăng áp thuộc dòng xe 911.
Porsche 930 Turbo vốn là mẫu xe đòi hỏi người lái có kĩ năng lái xe xuất sắc mới có thể cầm lái được. Nguyên nhân xuất pháp từ việc chiếc xe của Đức này có trục cơ sở ngắn, động cơ đặt và dễ xảy ra hiện tương thừa lái cùng turbo-lag.
Giá bán của một chiếc Porsche 930 Turbo hiện chưa được tiết lộ, tuy nhiên một chiếc xe này có giá bán khoảng 4-5 tỷ đồng tại nước ngoài. Vấn đề khó khăn nhất khi đưa một chiếc xe cổ về chính là quy định chỉ được nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng không quá 5 năm.
Ảnh: Nguyễn Đức, Sưu tầm, L.Nguyễn