Hãng độ Refined Marques vừa giới thiệu phiên bản mui trần của chiếc SUV hiệu năng cao Mercedes-AMG G63, vốn chỉ được sản xuất giới hạn 20 chiếc toàn cầu, giá của “vua đia hình” thân ngắn, mui trần này là 1.3 triệu USD tương đương với 31 tỷ đồng.
Được trình làng lần đầu tại triển lãm Ô tô Quốc tế Bắc Mỹ (NAIAS) 2018, Mercedes-Benz G-Class (W463) thế hệ thứ 2 được nhiều tín đồ bốn bánh đón nhận với thiết kế và hiệu suất vận hành ấn tượng.
Sau gần 6 năm ra mắt cùng với nhiều phiên bản, Mercedes-Benz vẫn chưa giới thiệu một biến thể mui trần như từng làm với chiếc G 500 Cabriolet Final Edition 200 hay Mercedes-Maybach G650 Landaulet.
Mới đây, hãng độ tại Dubai Refined Marques đã chính thức giới thiệu gói nâng cấp G 63 Cabriolet với thiết kế mui trần, vốn lấy cảm hứng từ những mẫu xe trong quá khứ của thương hiệu đến từ Đức.
Thiết kế này là ý tưởng từ con trai 5 tuổi của chủ hãng độ này. Cậu bé muốn có một chiếc G-Class trang bị mui vải và cửa sau kích thước nhỏ để dễ dàng ra vào hơn.
Đồng thời, ông cũng tham khảo ý kiến của những chủ xe G 500 Cabriolet Final Edition 200, vốn có nhiều nhược điểm khi ra vào hàng ghế sau hay tháo lắp bộ mui bạt.
Chiếc G 63 Cabriolet của Refined Marques đã được bổ sung cơ cấu cửa mở ngược, cho phép người ngồi sau có thể ra vào mà không cần phải dịch chuyển hàng ghế trước.
Chiếc G 63 Cabriolet của Refined Marques đã được bổ sung cơ cấu cửa mở ngược, cho phép người ngồi sau có thể ra vào mà không cần phải dịch chuyển hàng ghế trước.
Hàng ghế sau 3 ghế nguyên bản đã được rút gọn còn 2 ghế cỡ lớn, giúp tăng thêm không gian cho cơ cấu đóng mở mui của chiếc SUV này.
Cơ cấu đóng mở mui có thể được kích hoạt tự động hay vì hàng loạt bước rắc rối như trên các mẫu xe nguyên bản của Mercedes-Benz. Tính năng này có thể được sử dụng ngay cả khi xe đang di chuyển.
Cửa khoang hành lý cũng được cắt gọn, lược bỏ khung kính chắn gió quen thuộc. Bộ lốp dự phòng vẫn được trang bị theo gói độ này.
Các trang bị ngoại thất không có sự thay đổi lớn như bộ mâm địa hình 7 chấu kép 22 inch, hệ thống đèn pha thông minh Multi-Beam LED, lưới tản nhiệt Panamericana…
Các trang bị ngoại thất không có sự thay đổi lớn như bộ mâm địa hình 7 chấu kép 22 inch, hệ thống đèn pha thông minh Multi-Beam LED, lưới tản nhiệt Panamericana…
Mercedes-AMG G 63 vẫn được trang bị bảng đồng hồ taplo kỹ thuật số 12.3 inch, màn hình giải trí trung tâm 12.3 inch, ốp nội thất sợi carbon, đồng hồ analog IWC…
Bệ cửa được khắc chìm logo của hãng độ Refined Marques, trong khi tay cầm bảng taplo được khắc dòng chữ “Special Edition 1 of 20” (phiên bản đặc biệt 1 trên 20 chiếc).
Bệ cửa được khắc chìm logo của hãng độ Refined Marques, trong khi tay cầm bảng taplo được khắc dòng chữ “Special Edition 1 of 20” (phiên bản đặc biệt 1 trên 20 chiếc).
G 63 Cabriolet vẫn được trang bị động cơ V8 Biturbo dung tích 4.0L, sản sinh công suất tối đa 585 mã lực và mô-men xoắn 850 Nm. Đi kèm là hộp số 9 cấp AMG Speedshift TCT 9G và hệ dẫn động 4 bánh.
Chiếc đầu tiên vừa được bàn giao tại Monaco, sở hữu tông màu ngoại thất xanh China Blue và nội thất đỏ Classic Red. Những chiếc còn lại sẽ được cá nhân hóa và không có chiếc nào giống nhau, và thời gian hoàn thành một dự án mất khoảng 18 tháng.
Chỉ có 20 chiếc Mercedes-AMG G 63 Cabriolet Refined Marques được sản xuất. Đã có 17 chiếc được đặt hàng với mức giá khởi điểm từ 1,2 triệu Euro (hơn 1,32 triệu USD).
Theo: Znews
Xe ô tô điện “lên ngôi”, xe chạy xăng, dầu sẽ bị lãng quên: “Đó là một thế giới dành cho xe thuần điện, sẽ chẳng còn ai chạy xe xăng trong tương lai”
Theo tờ Bloomberg (Mỹ), tại những nơi được gọi là nông thôn của Trung Quốc, không khó để bắt gặp những chiếc xe ô tô điện “thời thượng”.
Kể từ đầu năm 2017, Trung Quốc đã đạt doanh số hơn 18 triệu xe điện, tức là gần một nửa tổng doanh số của thế giới và gấp 4 lần so với Mỹ. Đến năm 2026, dự đoán hơn 50% tổng doanh số bán xe chở khách mới ở Trung Quốc sẽ là xe điện.
Sức mua tăng vọt đã giúp các công ty Trung Quốc xây dựng vị thế thống trị trong chuỗi cung ứng xe điện trên thế giới, thậm chí vượt qua cả các ông lớn đến từ Mỹ hay Châu Âu. Nhưng việc Trung Quốc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang động cơ điện có những hệ quả vượt xa khỏi phạm vi của ngành công nghiệp ô tô.
Một giáo sư tại Đại học Dayton (Mỹ) cho biết: “Nếu tốc độ tăng trưởng xe điện của Trung Quốc duy trì trong thập kỷ tới, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ xăng dầu trên toàn thế giới”.
Là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đương nhiên lượng xe điện ngày càng tăng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu từ dầu mỏ. Nếu xe điện thực sự trở nên phổ biến, có khả năng hoạt động trong mọi lĩnh vực vận tải, trở thành lựa chọn của mọi người ở mọi tầng lớp xã hội thì sớm thôi, xăng dầu sẽ bị đẩy đến bờ vực “tuyệt chủng” ở đất nước tỉ dân này.
Tới nay, Trung Quốc đã có khoảng 2,5 triệu trạm sạc công cộng, nhiều nhất trên thế giới. Ở đây cũng có nguồn điện rẻ nhất thế giới nhờ sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo và nguồn than giá rẻ, nhờ đó mà chuyển đổi từ dùng xăng sang điện đang giúp tiết kiệm khoảng 70-80% chi phí nhiên liệu, chưa kể giá bán ban đầu của xe điện đã giảm xuống khá nhiều.
“Tôi sẽ không bao giờ quay lại dùng xe xăng, xe điện rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí…” – Một người dân Trung Quốc sử dụng xe điện làm phương tiện vận chuyển thịt gia cầm chia sẻ.
Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, việc khai thác các kim loại như lithium, niken và coban để làm pin xe điện đã gây tổn hại cho Trái đất và cơn sốt đối với những mặt hàng như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để giảm thiểu khai thác, nhiều công ty đã bắt tay vào tái chế pin cho xe điện.
Một số pin xe điện sau khi sử dụng vẫn đủ mạnh để được đóng gói lại và bán lại, trong khi một số khác cần được tái chế hóa học. Đáng mừng là tỷ lệ thu hồi kim loại hiếm từ pin dao động từ khoảng 92% đến 99% so với ban đầu và chất lượng pin tái chế gần như ngang bằng với sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu khai thác.
Khi pin xe điện được phổ biến rộng rãi, mỗi thành phố sẽ là một “mỏ đô thị” chứa các kim loại đang chờ được khai thác và tái sử dụng…
Theo: Nhịp Sống Thị Trường – Tham khảo từ Bloomberg
“Xe chủ tịch” VinFast VF9 có giá mới tại thị trường Mỹ: Xe điện “Made in Vietnam” sẵn sàng đến tay khách hàng Mỹ
Giá của chiếc SUV điện mới của hãng xe điện Việt Nam mang tên VinFast VF9 tại thị trường Mỹ được cho sẽ thấp hơn con số dự kiến ban đầu.
Theo InsideEVs, mẫu xe điện đến từ Việt Nam, VinFast VF 9 sẽ có sự thay đổi về giá bán tại thị trường Mỹ.
Ban đầu, chiếc SUV 7 chỗ này có giá khởi điểm là khoảng 83.000 USD cho bản Eco (giá quy đổi 2,01 tỷ đồng) và 91.000 USD cho bản Plus (giá quy đổi 2,21 tỷ đồng).
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ VinFast, giá bán thực tế của VF 9 sẽ thấp hơn. Cụ thể, với bản Eco, giá khởi điểm được cập nhật là khoảng 79.800 USD (giá quy đổi 1,94 tỷ đồng).
Trong khi đó bản Plus sẽ có giá 85.800 USD (giá quy đổi 2,08 tỷ đồng). Chênh lệch so với giá dự kiến ban đầu lần lượt là 3.200 và 5.200 USD (78 – 126 triệu đồng).
Theo công bố của VinFast hồi tháng 8, những đợt giao xe VF9 đầu tiên tới cho khách hàng tại Bắc Mỹ sẽ bắt đầu từ quý 4 năm 2023. Xe lần đầu được ra mắt tại thị trường Hoa Kỳ thông qua triển lãm Los Angeles Auto Show 2021 với tên gọi ban đầu là VF e36.
VinFast VF9 2024 sở hữu khối pin SDI dung lượng lớn 123 kWh cho tầm hoạt động lên tới 531 km ở phiên bản Eco mâm 20 inch và 468 km ở phiên bản Plus mâm 21 inch.
Công suất tối đa của động cơ là 402 mã lực với mô men xoắn cực đại 640Nm, cùng hệ dẫn động 2 cầu toàn thời gian (AWD). Cũng theo thông tin từ hãng, VinFast VF9 có thể tăng tốc từ 0 – 100 km/h chỉ trong khoảng 6,5 giây.
Tại Việt Nam, VinFast VF9 có giá bán niêm yết từ 1,491 tỷ đồng đến 1,676 tỷ đồng chưa bao gồm dịch vụ pin. Trong đó, bản rẻ nhất là Eco không pin sẽ có giá lăn bánh là 1,513 tỷ đồng.
Mới đây, hãng ô tô Việt Nam cũng đã thêm tùy chọn pin mới đến từ nhà sản xuất CATL (Trung Quốc) với dung lượng lớn hơn nhưng lại giúp xe giảm trọng lượng.
Dẫu vậy, thông số cụ thể về dung lượng pin, tầm hoạt động cũng như thời gian sạc của phiên bản này lại chưa được VinFast công bố. Mức chênh lệch giá giữa các phiên bản pin CATL và SDI sẽ dao động khoảng 55 – 111 triệu đồng.
Theo: Tienphong