Tại thị trường Mỹ, 3 phiên bản của “Xe chủ tịch” Toyota Land Cruiser Prado có mức giá dao động từ 55.950 USD đến 74.950 USD.
Ra mắt vào tháng 8/2023, Toyota Land Cruiser Prado 2024 (hoặc được biết đến với tên gọi Toyota Land Cruiser tại các thị trường như Mỹ, châu Âu…) đã tạo ra sức hút đáng ngạc nhiên tại nhiều thị trường với phong cách retro độc đáo.
Tại Mỹ, Toyota Land Cruiser Prado được phân phối với 3 phiên bản 1958, Land Cruiser và First Edition. Mức giá của từng phiên bản lần lượt là 55.950 USD, 61.950 USD và 74.950 USD, chưa bao gồm 1.395 USD tiền phí vận chuyển.
Phiên bản nhập môn Land Cruiser 1958 sở hữu thiết kế hoài cổ với cụm đèn pha dạng tròn, lấy cảm hứng từ những chiếc Land Cruiser đầu tiên được nhập khẩu vào Mỹ.
Xe được trang bị tiêu chuẩn nội thất bọc vải có sưởi, chìa khóa thông minh, cảnh báo điểm mù, điều hòa tự động, bảng đồng hồ taplo kỹ thuật số 7 inch, màn hình cảm ứng trung tâm 8 inch, kết nối Apple Carplay và Android Auto không dây…
Phiên bản tiêu chuẩn Land Cruiser sở hữu thiết kế hiện đại hơn với đèn pha dạng vuông. Xe được trang bị nội thất bọc SofTex, màn hình trung tâm và bảng đồng hồ taplo đồng kích thước 12.3 inch, hệ thống âm thanh 10 loa, cửa khoang hành lý trợ lực điện, chức năng thay đổi chế độ lái Multi-Terrain Select (MTS), camera giám sát địa hình MTM…
Khách hàng có thể nâng cấp gói Premium Package với ghế bọc da có thông gió, hệ thống âm thanh JBL 14 loa, gương chiếu hậu kỹ thuật số, HUD, cửa sổ trời điều khiển điện, tủ làm mát tại bệ tay trung tâm…
Phiên bản cao cấp nhất First Edition sở hữu phong cách hoài cổ với đèn pha dạng tròn. Mẫu xe này được trang bị mâm hợp kim 18 inch, logo “First Edition”, baga mui, ốp bảo vệ cản trước, bệ bước thân xe…
Cả 3 phiên bản đều được trang bị động cơ i-FORCE MAX hybrid dung tích 2.4L, sản sinh công suất 330 mã lực và mô-men xoắn 630 Nm. Đi kèm là các trang bị tiêu chuẩn như hệ dẫn động 4 bánh, khóa vi sai trung tâm và khóa vi sai cầu sau, hộp số phụ 2 cấp, chức năng CRAWL Control, bộ chuyển đổi 2.400 W AC…
Với mức giá này, Toyota Land Cruiser Prado 2024 có mức giá thấp hơn so với phiên bản tiền nhiệm khoảng 30.000 USD. Mẫu SUV này sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Ford Bronco (giá từ 39.870 USD), Jeep Wrangler 4xe (giá từ 50.695 USD) hay Land Rover Defender 110 S (giá từ 60.600 USD).
Với mã hiệu LC250, Toyota Land Cruiser Prado 2024 được cho sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam trong năm nay, với mức giá dự đoán khoảng 2,7 tỷ đồng. Nhiều đại lý đã bắt đầu nhận cọc dòng SUV đầy hấp dẫn này. Trước đó tại Đức, 1.000 chiếc Toyota Land Cruiser Prado đã cháy hàng trong vòng 30 phút.
Ảnh: Toyota
VinFast ghi nhận doanh thu “chưa từng có” với 1,2 tỷ USD trong năm 2023, mục tiêu bàn giao 100.000 ô tô điện trong 2024
VinFast Auto Ltd. (Nasdaq: VFS), công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sản xuất xe điện hàng đầu Việt Nam, vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý 4 và cả năm 2023.
Hãng xe điện VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu 10.418 tỷ đồng (437 triệu USD), tăng 26% so với quý trước và tăng 133% so với cùng kỳ năm 2022. Biên lợi nhuận tăng đáng kể nhờ tối ưu hóa chi phí. Công ty vẫn lỗ gộp 4.200 tỷ đồng trong quý này.
Lũy kế cả năm 2023, tập đoàn mang về 28.596 tỷ đồng doanh thu (khoảng 1,2 tỷ USD), tăng 91% so với năm trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lỗ gộp hơn 13.100 tỷ đồng năm qua (khoảng 551,6 triệu USD) Trong năm 2023, VinFast đã bàn giao tổng cộng 34.855 xe ô tô điện tăng 48% so với năm trước và bán thêm 72.468 xe máy điện.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, tân Giám đốc Tài chính VinFast, khẳng định: “Quý 4/2023, VinFast đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng và biên lợi nhuận cải thiện đáng kể. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc nâng cao hiệu suất đầu tư và củng cố bảng cân đối kế toán thông qua việc tiếp tục tối ưu chi phí sản xuất, chi phí BOM (định mức nguyên vật liệu để cấu thành nên sản phẩm) và chi phí vốn đầu tư (Capex) trên toàn cầu. Đây sẽ là trợ lực quan trọng cho VinFast trong quá trình mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường tiềm năng như Indonesia và Ấn Độ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số một cách mạnh mẽ.”
Đến nay, hãng xe điện này có 13 cửa hàng tại California và 6 đại lý tại 5 bang là Bắc Carolina, New York, Texas, Florida và Kansas, với 75 đại lý đăng ký tham gia mạng lưới. Công ty dự kiến sẽ đạt khoảng 130 điểm bán hàng ở Bắc Mỹ và 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Trong đó, doanh số bán hàng thông qua các đại lý sẽ đóng góp đáng kể vào doanh số trong nửa cuối năm 2024.
Trong năm tài chính 2024, VinFast đặt mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí, dựa trên nền tảng tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu, đồng thời đầu tư chiến lược vào các thị trường tiềm năng trong khu vực.
Để thúc đẩy doanh số xe điện, VinFast sẽ mở rộng các kênh phân phối bằng cách tận dụng mạng lưới và kinh nghiệm của các đại lý tại từng thị trường. Thành công tại các thị trường trọng điểm như Mỹ sẽ củng cố khả năng cạnh tranh hiệu quả của Ccng ty tại các thị trường khác để tăng quy mô doanh số, đặc biệt là các thị trường châu Á chưa được khai thác và có tiềm năng lớn.
Mục tiêu then chốt thứ hai trong năm 2024 là tối ưu hóa chi phí. VinFast đang thực hiện các sáng kiến nhằm giảm chi phí vật liệu 40% trong vòng hai năm sau khi ra mắt mỗi mẫu xe; một phần thông qua các nỗ lực kỹ thuật như thiết kế lại phụ tùng và tối ưu hóa nền tảng, và phần còn lại thông qua các sáng kiến về nguồn cung và mua sắm như nội bộ và chuyển đổi nhà cung cấp. Ngoài ra, VinFast sẽ tiếp tục tối ưu hóa chi phí sản xuất và các chi phí khác.
Mục tiêu bán 100.000 xe trong 2024
Theo đại diện VinFast, trong năm tài chính 2024, VinFast đặt mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí, dựa trên nền tảng tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu, đồng thời đầu tư chiến lược vào các thị trường tiềm năng trong khu vực.
Để thúc đẩy doanh số xe điện, VinFast sẽ mở rộng các kênh phân phối bằng cách tận dụng mạng lưới và kinh nghiệm của các đại lý tại từng thị trường.
“Thành công tại các thị trường trọng điểm như Mỹ sẽ củng cố khả năng cạnh tranh hiệu quả của công ty tại các thị trường khác để tăng quy mô doanh số, đặc biệt là các thị trường châu Á chưa được khai thác và có tiềm năng lớn” – đại diện hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam nhấn mạnh.
Tại Triển lãm Ô tô quốc tế Indonesia (IIMS) mới đây, VinFast công bố gia nhập thị trường Indonesia với hệ sinh thái ô tô điện phiên bản tay lái nghịch, gồm các mẫu xe VF 5, VF e34, VF 6 và VF 7. Thiết kế của các mẫu xe cùng tùy chọn thuê pin độc đáo nhận được những phản hồi rất tích cực.
Công ty cũng đã chính thức ký kết Ý định thư hợp tác với 5 đại lý đầu tiên tại Indonesia và lên kế hoạch thành lập một cơ sở sản xuất CKD tại quốc gia này.
Tại Ấn Độ, chỉ hơn một tháng kể từ ngày công bố ký kết Biên bản ghi nhớ với chính quyền bang Tamil Nadu, VinFast đã công bố tổ chức lễ động thổ dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại thành phố Thoothukudi của bang này. Với tầm nhìn trở thành trung tâm sản xuất xe điện hàng đầu khu vực, dự án nhà máy có công suất lên đến 150.000 xe điện mỗi năm khi đi vào vận hành chính thức.
Chính sách cho thuê pin độc đáo của VinFast cũng có thể thúc đẩy doanh số đáng kể tại các thị trường mới. Cơ chế này giúp giá bán ban đầu và chi phí vận hành hàng tháng của xe VinFast giảm xuống ngang bằng, thậm chí cạnh tranh hơn một số mẫu xe xăng trên thị trường.
Mục tiêu then chốt thứ hai trong năm 2024 là tối ưu hóa chi phí. VinFast đang thực hiện các sáng kiến nhằm giảm chi phí vật liệu 40% trong vòng hai năm sau khi ra mắt mỗi mẫu xe; một phần thông qua các nỗ lực kỹ thuật như thiết kế lại phụ tùng và tối ưu hóa nền tảng, và phần còn lại thông qua các sáng kiến về nguồn cung và mua sắm như nội bộ và chuyển đổi nhà cung cấp.
Lãnh đạo VinFast tự tin, công ty bước vào năm 2024 với những tín hiệu tích cực. Tại bang California, kênh bán hàng trực tiếp ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số đơn đặt hàng trong tháng 1 và tháng 2, cho thấy lực đẩy sớm tại thị trường Mỹ.
Sau khi đặt nền móng tại các thị trường như Mỹ, Canada và một số nước châu Âu, kế hoạch mở rộng toàn cầu của VinFast năm 2024 sẽ tập trung vào các thị trường toàn cầu khác, bao gồm những thị trường tiềm năng gần Việt Nam như Indonesia và Ấn Độ. Bước đi này phù hợp với chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn, bao gồm các mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu (BOM).
Bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch HĐQT VinFast, chia sẻ: “Năm 2023 là một năm thành công với rất nhiều cột mốc đầu tiên của VinFast, đỉnh điểm là sự kiện niêm yết trên sàn Mỹ. Chúng tôi đã ra mắt những sản phẩm mới thú vị, mở rộng mạng lưới phân phối, củng cố vị thế tại các thị trường hiện có và khai mở cơ hội tại những thị trường tiềm năng quan trọng.
Nỗ lực đó đã đem lại những tín hiệu tích cực mới đây tại các thị trường như Mỹ và Indonesia. Tiếp nối đà tăng trưởng dựa trên những nền tảng vững chắc, chúng tôi đặt mục tiêu giao 100.000 xe trong năm 2024, củng cố cam kết kiến tạo một tương lai xanh hơn cho mọi người”.
Theo: VinFast