Từ 100 đến 20.000 Taxi điện: Nhìn lại những cột mốc ghi dấu ấn cho tốc độ tăng trưởng “Thần tốc” của xu hướng dịch chuyển Taxi “bỏ xăng sang điện” tại Việt Nam

Từ 100 đến 20.000 Taxi điện: Nhìn lại những cột mốc ghi dấu ấn cho tốc độ tăng trưởng "Thần tốc" của xu hướng dịch chuyển Taxi "bỏ xăng sang điện" tại Việt Nam

Chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện trong lĩnh vực vận tải công cộng, taxi là xu hướng tất yếu, nhờ hiệu quả kinh tế và những giá trị bền vững với môi trường và cộng đồng mà xe điện mang lại.

Những cột mốc ghi dấu ấn cho tốc độ tăng trưởng “Thần tốc” của xu hướng dịch chuyển taxi “bỏ xăng sang điện” tại Việt Nam

Tháng 2/2022: Chiếc ô tô điện đầu tiên được dùng để chạy dịch vụ ở Việt Nam. Chủ xe tiết kiệm đến 700.000 vnđ/ngày so với chạy xe xăng

Vào tháng 2/2022, hình ảnh về một chiếc VinFast VF 34 chạy dịch vụ taxi tại Hà Nội đã khiến mọi người chú ý bởi đây là một chiếc xe điện.

Cụ thể, một chủ tài khoản Facebook có tên Nguyễn Tuấn Hùng tại TP HCM đã chia sẻ về trải nghiệm chiếc xe điện VF e34 làm taxi. 

Theo anh Hùng tính toán, anh đã kiểm tra chạy một ngày tại Hà Nội GV Taxi hoàn toàn bằng VF e34 và thấy rằng xe điện VinFast đã giảm dung lương pin từ 98% xuống 7% sau quãng đường 205 km.

Xuất hiện chiếc taxi VinFast VF e34 đầu tiên tại Hà Nội, có giúp tài xế kiếm nhiều tiền hơn khi sử dụng xe xăng? - Ảnh 1.
Chiếc taxi VF e34 đầu tiên tại Việt Nam. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Về các khoản chi phí, anh Hùng cho biết, tổng quãn đường thực chở khách trong ngày là 127 km. Theo giá cước taxi hiện tại (rơi vào khoảng 11.500 đồng sau thuế), anh có thể kiếm được khoảng 1.450.000 đồng (chưa tính tiền tip).

Trong khi đó, chi phí sạc xe đầy bình hết khoảng 147.000 đồng (thuê pin tạm tính đầy đủ nên không hạn chế km), chi phí phải trả cho ứng dụng là 20% (tức khoảng 290.000 đồng). Như vậy, số tiền công một ngày anh có thể kiếm được rơi vào khoảng hơn 1 triệu đồng sau khi đã trừ đi chi phí sạc xe và chi phí trả cho ứng dụng (chưa tính chi phí thuê pin mỗi ngày).

Để dễ hình dung, anh Hùng đã so sánh cùng với quãng đường chạy dịch vụ taxi bằng xe xăng. Cụ thể, với quãng đường di chuyển 205 km, xe xăng cần đổ 16 lít với chi phí hơn 400.000 đồng. 

Như vậy, với cùng mức doanh thu kiếm được là 1.450.000 đồng (chưa tính tiền tip), chi phí trả cho ứng dụng là 20% (290.000 đồng), thì một lái xe taxi dùng xe xăng chỉ có thể kiếm được khoảng 760.000 đồng tiền công mỗi ngày, thấp hơn so với khi sử dụng xe điện. (Tất cả các khoản này chưa tính tiền phạt, hỏng hóc, tai nạn).

Bài đăng của anh Tuấn Hùng trong một cộng đồng xe điện trên Facebook ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng trên thế giới, có không ít doanh nghiệp đã và đang sử dụng xe điện để chạy dịch vụ taxi. Vì vậy, nếu VF e34 được các doanh nghiệp đưa vào sử dụng để chạy dịch vụ cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Tháng 5/2022: Hãng taxi đầu tiên chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện: Lado Taxi đã mua và vận hành đội xe 75 chiếc VinFast VF e34

Từ giữa năm 2022, Lado đã trở thành thương hiệu taxi đầu tiên tại Việt Nam đưa xe điện vào vận hành, với đội xe gồm 75 chiếc VF e34 phục vụ vận chuyển hành khách tại Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng).

Thời điểm đó, Lado cho biết lựa chọn xe điện là hướng đi chiến lược của hãng nhằm hưởng ứng xu thế tăng trưởng xanh, du lịch xanh, thể hiện qua slogan mới là “Lado xanh – môi trường sạch”.

Bên cạnh đó, slogan truyền thống của hãng là “Lado Taxi – Càng đi càng thích”, nên trải nghiệm của khách hàng cũng là yếu tố được chú trọng. Với đặc điểm không có mùi xăng dầu và di chuyển êm ái, xe điện được coi là lựa chọn phù hợp.

Làm dịch vụ kiểu Lado Taxi: Hãng taxi đầu tiên dùng xe điện ở Việt Nam, thuê đội xe ôm mời người dân cài app đặt xe, cực kỳ được lòng hành khách ở Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên... - Ảnh 2.
Dàn xe VF e34 trong lễ bàn giao cho Lado Taxi hồi năm 2022. Ảnh: VinFast.

Ông Nguyễn Ngọc Đồng từng liệt kê 4 điểm ưu việt của VF e34. Đầu tiên là giúp tối ưu chi phí trong bối cảnh giá xăng tăng mạnh, chưa kể được miễn lệ phí trước bạ. Tiếp đó là độ bền bỉ tốt, cùng chính sách cho thuê pin tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp của VinFast. Cuối cùng là sự an toàn, trải nghiệm di chuyển của hành khách và khả năng quản lý xe thông minh.

Sau gần một năm đưa xe điện vào vận hành, hiệu quả mang lại dường như đáp ứng kỳ vọng của ông Đồng, dẫn đến quyết định đầu tư thêm để mở rộng đội xe điện lên tới hơn 600 chiếc, tiến tới thay thế dần đội xe xăng cũ.

“ Qua thực tế triển khai dịch vụ taxi điện gần một năm qua, chúng tôi nhận thấy những lợi thế vượt trội của xe điện so với xe xăng như không mùi, không tiếng ồn, tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và được trang bị rất nhiều tính năng, công nghệ thông minh ”, ông phát biểu tại lễ ký kết gần đây với GSM và VinFast.

Tháng 7/2022: Chính phủ phê duyệt lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh: Từ 2030, 100% xe taxi mới đưa vào sử dụng phải chạy bằng điện

Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Từ năm 2030, 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vào tháng 7/2022 đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Tháng 4/2023: Xanh SM – Hãng taxi thuần điện đầu tiên của Việt Nam ra mắt tại Hà Nội với 500 xe VinFast VF e34 và 100 xe VF 8

GSM đưa vào hoạt động Xanh SM, dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Vinfast
GSM vừa chính thức đưa vào hoạt động Xanh SM, dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Vinfast.

Ngày 14/4/2023, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM của Tập đoàn VinGroup đã chính thức đưa dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam mang tên Xanh SM vào hoạt động. Đây là bước đi đầu tiên nhằm hiện thực hóa mong muốn của GSM là phổ cập trải nghiệm di chuyển điện hóa, qua đó thúc đẩy lối sống xanh bền vững cho cộng đồng.

GSM (Green – Smart – Mobility) có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ với 95% tỷ lệ cổ phần; hoạt động trong hai mảng chính: cho thuê ô tô – xe máy điện và dịch vụ taxi điện.

Theo đó, Xanh SM sẽ hiện diện trước tiên tại Hà Nội kể từ ngày 14/4/2023 gồm 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8. Cũng trong tháng 4/2023, GSM sẽ khai trương dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh và sẽ phủ sóng tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước trong năm nay.

Hai dịch vụ taxi điện, GreenCar (tiêu chuẩn) và LuxuryCar (cao cấp)
Hai dịch vụ taxi điện, GreenCar (tiêu chuẩn) và LuxuryCar (cao cấp).

Xanh SM cũng cung cấp cho khách hàng hai lựa chọn dịch vụ là GreenCar – taxi tiêu chuẩn và LuxuryCar – taxi cao cấp. Trong đó, GreenCar sử dụng mẫu xe VinFast VF e34 với màu xanh Cyan đặc trưng, LuxuryCar sử dụng VinFast VF 8 với màu đen nguyên bản sang trọng.

Tháng 6/2023: Công ty Cổ phần Sun Taxi ký hợp đồng bổ sung 3.000 chiếc VF 5 Plus từ VinFast, vận hành tại 10 tình thành cả nước

Ngày 1-6, Công ty CP Sun Taxi đã ký hợp đồng mua 3.000 ô tô điện VF 5 Plus từ Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast.

Lễ ký kết hợp hợp đồng mua 3.000 ô tô điện VF 5 Plus với công ty cổ phần Sun Taxi - Ảnh: D.K
Lễ ký kết hợp hợp đồng mua 3.000 ô tô điện VF 5 Plus với công ty cổ phần Sun Taxi – Ảnh: D.K

Theo đó, việc triển khai dịch vụ taxi điện nằm trong chiến lược chuyển đổi xanh, mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ của Sun Taxi, qua đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng giao thông xanh và đóng góp vào mục tiêu chung giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam. 

Cụ thể, hãng taxi này ký hợp đồng mua 3.000 chiếc xe điện VF 5 Plus để bổ sung vào dàn xe xăng hiện đang vận hành.

Giai đoạn đầu, hãng sẽ triển khai dịch vụ taxi điện tại các tỉnh, thành phố gồm Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), Gia Lai và Kon Tum. 

Dự kiến, đến năm 2025, toàn bộ 3.000 ô tô điện VinFast trong dàn xe của Sun Taxi sẽ lăn bánh trên khắp cả nước.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sun Taxi, xe điện đang là xu thế chung của thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. 

Tháng 6/2023: Hãng Lado Taxi đã có gần 1.000 chiếc xe ô tô điện tại 6 tỉnh. Đến năm 2025, sẽ thay thế 95% xe xăng bằng xe điện

Công ty TNHH Đồng Thúy, chủ sở hữu thương hiệu Lado Taxi (trụ sở chính tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), vừa ký hợp đồng với Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại và Dịch vụ VinFast (trụ sở tại TP Hà Nội) mua thêm 300 chiếc xe VF 5 Plus để bổ sung và thay thế dàn xe chạy bằng xăng hiện có của công ty.

Trước đó, năm 2022, Lado Taxi đã mua 150 chiếc xe VinFast VF e34 để cung cấp dịch vụ taxi tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Định. Tháng 3/2023, Lado Taxi cũng ký hợp đồng thuê 300 chiếc xe VF e34 và 200 chiếc xe VF 5 Plus từ công ty GSM. Như vậy, với việc mới mua thêm 300 chiếc xe VF 5 Plus của VinFast, đến nay, Lado Taxi đã có gần 1.000 chiếc xe ô tô điện.

Hiện, Lado Taxi đang cung cấp dịch vụ taxi tại 6 tỉnh gồm Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, Lado Taxi sẽ đầu tư chuyển đổi xanh mạnh mẽ, thay thế xe xăng bằng xe điện (khoảng 95%).

Tháng 12/2023: Xanh SM đã vận hành 17.000 xe taxi thuần điện, phủ khắp 35 tỉnh thành và 2 quốc gia Đông Nam Á

Ra mắt từ tháng 4/2023, Xanh SM hiện sở hữu 17.000 taxi và 15.000 xe máy điện, phủ khắp 35 tỉnh thành và 2 quốc gia Đông Nam Á.

Đến nay, chỉ sau chưa đầy 10 tháng đi vào vận hành, Xanh SM đã chính thức hoạt động tại 29 tỉnh, thành phố, đồng thời hợp tác với các đối tác lan tỏa xu hướng giao thông xanh – di chuyển xanh bằng xe điện tới nhiều địa phương khác trên cả nước.

Kể từ khi Xanh SM xuất hiện, dịch vụ di chuyển bằng taxi điện, xe máy điện đã thu hút sự quan tâm và chiếm được cảm tình lớn của người tiêu dùng. Những chiếc xe xanh len lỏi khắp các phố phường, ngõ xóm đã mang đến một diện mạo giao thông mới văn minh, hiện đại và thân thiện với môi trường hơn cho các đô thị trên khắp Việt Nam.

Ngoài các dịch vụ sử dụng ô tô và xe máy điện VinFast gồm Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury, Xanh SM Bike và Xanh Express, Xanh SM còn mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn di chuyển trọn gói, phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng nhóm khách hàng cụ thể, như Xanh SM Airport (đưa đón sân bay), Xanh Tour (tham quan, du lịch), Xanh Share (đi chung liên tỉnh), Xanh2School (đưa đón học sinh)… Đặc biệt, Xanh SM cũng mới cung cấp thêm dịch vụ cho thuê xe tự lái Xanh SM Rentals, mang đến cho khách hàng thêm một lựa chọn trải nghiệm dịch vụ mới với ô tô điện thân thiện môi trường trong dịp Tết năm nay.

Với việc triển khai chuỗi hoạt động Tết Xanh, Xanh SM mong muốn trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà trong dịp Tết này, với dịch vụ di chuyển chất lượng 5 sao cùng đội ngũ tài xế tận tình, chuyên nghiệp. Những chuyến đi an toàn, thân thiện bằng xe xanh sẽ góp phần mang đến một khởi đầu năm mới thuận lợi, suôn sẻ cho tất cả mọi người.

Tháng 2/2024: Đã có tổng số 27 hãng taxi tại Việt Nam đã chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, vận hành hơn 20.000 ô tô điện

Hiện nay, bên cạnh thương hiệu taxi Xanh SM do GSM tự vận hành, đã có 27 doanh nghiệp, đơn vị đối tác hợp tác chuyển đổi xe điện cùng VinFast và GSM, đưa tổng số xe taxi điện của các thương hiệu trên cả nước lên hơn 20.000 xe.

Quá trình hợp tác cùng chuyển đổi xe xanh phù hợp với định hướng của Chính phủ hướng tới giảm phát thải ròng và thay đổi diện mạo giao thông đô thị trên cả nước. Theo đó, toàn bộ taxi mới đưa vào sử dụng từ năm 2030 phải chạy bằng điện.

Ngoài hiệu quả kinh tế, việc điện hóa đội xe, loại bỏ dần xe động cơ đốt trong cũng khẳng định cam kết của các doanh nghiệp đối với môi trường và phát triển bền vững. Sau thời gian triển khai hiệu quả, hiện nay các hãng có kế hoạch tiếp tục đầu tư mạnh tay cho đội xe điện.

Đối tác mới nhất của GSM là Công ty Vận tải Quốc tế Sơn Nam (taxi MaiLove nổi tiếng tại Nghệ An) mới đây đã quyết định mở hướng sang dịch vụ taxi điện.

“Nhận thấy đầu tư phương tiện xanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải công cộng, Sơn Nam đã bổ sung dàn 305 xe điện VinFast thuê từ GSM, bên cạnh đội xe xăng sẵn có”, ông Hồ Chương, Tổng giám đốc công ty Sơn Nam cho hay.

“Chúng tôi xác định hợp tác với GSM là chiến lược mang tính lâu dài và bền vững, đồng thời cũng là cánh cửa để công ty Sơn Nam đi trên con đường hội nhập phát triển với xu thế chung trên toàn thế giới”, ông Hồ Chương nói.

Đây cũng là mục tiêu của nhiều hãng taxi khi nhận thấy lợi ích kinh tế rõ rệt từ việc khai thác xe dịch vụ chạy điện. Đại diện Taxi Xanh Sapa cho biết, hãng dự kiến sẽ đầu tư thêm xe điện trong năm 2024. Lado Taxi cũng định hướng thay thế 90% số lượng xe sang xe điện khi xác định lợi ích trực tiếp về chi phí, giá trị thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp công ty có thêm lợi thế.

“Lợi nhuận công ty tăng 10%

Bắt đầu triển khai dịch vụ taxi điện từ tháng 10/2023, Taxi Xanh Sapa (Công ty MTV Thanh Thủy) cho hay đã ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng là người dân địa phương cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Hầu hết khách hàng đều hài lòng với hình thức vận tải mới này nhờ đặc tính không khói, không tiếng ồn và đặc biệt là thân thiện với môi trường của xe điện. Trong khi đó, ở góc độ tài xế, việc sử dụng xe điện không gây tiếng ồn, khói bụi… sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Taxi điện ngày một phổ biến trong lĩnh vực vận tải công cộng - 1
Dàn xe điện của Taxi Xanh Sapa.

Taxi Xanh Sapa là một trong số 27 hãng vận tải hành khách tại Việt Nam tiên phong đồng hành cùng GSM và VinFast chuyển đổi xanh.

Theo các doanh nghiệp này, việc có thêm xe điện giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng, từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với các hãng xe truyền thống.

Taxi điện ngày một phổ biến trong lĩnh vực vận tải công cộng - 2
Lado là một trong những thương hiệu sớm chuyển đổi sang ô tô điện.

Dù mới triển khai nhưng taxi điện đã chứng minh được hiệu quả kinh doanh rõ rệt nhờ ưu thế tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành. “Xe điện lợi thế hơn hẳn, giúp lợi nhuận công ty tăng 10% so với giai đoạn trước khi chuyển sang xe điện”, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Thủy, đại diện Taxi Xanh Sapa cho biết.  

Trong khi đó, Lado Taxi, đơn vị đầu tiên đưa dàn xe điện VinFast vào khai thác từ tháng 5/2022, khẳng định, ngoài chi phí vận hành tiết kiệm, xe điện còn cho thấy rõ độ bền bỉ, yếu tố được các đơn vị kinh doanh vận tải đặt lên hàng đầu.

“Sau hai năm kinh doanh, ngoài việc thay thế các vật tư lốp vỏ, nước làm mát thì dàn xe điện hầu như không cần phải sữa chữa gì, giúp công ty tiết kiệm từ 5% – 7% ngân sách bảo dưỡng và sửa chữa”, ông Nguyễn Ngọc Đồng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồng Thúy, đại diện Lado Taxi nói.

Tương tự, dịch vụ eTaxi của Ecogo, một đơn vị đối tác khác của GSM và VinFast, sau nửa năm triển khai tại Đắk Lắk cũng cho thấy hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Thái Khắc Thành – Phó tổng giám đốc Ecogo cho biết, công ty ước tính sẽ tiết kiệm khoảng 2,5 tỷ đồng chi phí nhiên liệu trong vòng 5 năm. Cùng với đó, xe điện bảo dưỡng đơn giản và có độ bền cao hơn hẳn nên sẽ tối ưu được khoảng 1,5 tỷ đồng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

“Việc sử dụng xe điện ước tính giúp công ty tiết kiệm khoảng 4 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Đây là một con số đáng kể, góp phần giảm thiểu chi phí vận hành và mang lại lợi nhuận cao hơn. Với những lợi ích này, xe điện đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn”, ông Thành khẳng định.

Xu hướng taxi điện nở rộ: Các hãng vận tải đồng loạt bỏ xe xăng, chuyển sang xe điện

Ngoài hiệu quả kinh tế, việc điện hóa đội xe, loại bỏ dần xe động cơ đốt trong cũng khẳng định cam kết của các doanh nghiệp đối với môi trường và phát triển bền vững. Sau thời gian triển khai hiệu quả, hiện nay các hãng có kế hoạch tiếp tục đầu tư mạnh tay cho đội xe điện.

Đối tác mới nhất của GSM là Công ty Vận tải Quốc tế Sơn Nam (taxi MaiLove nổi tiếng tại Nghệ An) mới đây đã quyết định mở hướng sang dịch vụ taxi điện.

“Nhận thấy đầu tư phương tiện xanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải công cộng, Sơn Nam đã bổ sung dàn 305 xe điện VinFast thuê từ GSM, bên cạnh đội xe xăng sẵn có”, ông Hồ Chương, Tổng giám đốc công ty Sơn Nam cho hay.

Taxi điện ngày một phổ biến trong lĩnh vực vận tải công cộng - 3
Công ty Sơn Nam chuyển sang dùng ô tô điện VinFast để kinh doanh taxi.

“Chúng tôi xác định hợp tác với GSM là chiến lược mang tính lâu dài và bền vững, đồng thời cũng là cánh cửa để công ty Sơn Nam đi trên con đường hội nhập phát triển với xu thế chung trên toàn thế giới”, ông Hồ Chương nói.

Đây cũng là mục tiêu của nhiều hãng taxi khi nhận thấy lợi ích kinh tế rõ rệt từ việc khai thác xe dịch vụ chạy điện. Đại diện Taxi Xanh Sapa cho biết, hãng dự kiến sẽ đầu tư thêm xe điện trong năm 2024. Lado Taxi cũng định hướng thay thế 90% số lượng xe sang xe điện khi xác định lợi ích trực tiếp về chi phí, giá trị thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp công ty có thêm lợi thế.

Taxi điện ngày một phổ biến trong lĩnh vực vận tải công cộng - 4
Xanh SM đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố và vươn ra quốc tế với dịch vụ chất lượng cao.

Hiện nay, bên cạnh thương hiệu taxi Xanh SM do GSM tự vận hành, đã có 27 doanh nghiệp, đơn vị đối tác hợp tác chuyển đổi xe điện cùng VinFast và GSM, đưa tổng số xe taxi điện của các thương hiệu trên cả nước lên hơn 20.000 xe.

Quá trình hợp tác cùng chuyển đổi xe xanh phù hợp với định hướng của Chính phủ hướng tới giảm phát thải ròng và thay đổi diện mạo giao thông đô thị trên cả nước. Theo đó, toàn bộ taxi mới đưa vào sử dụng từ năm 2030 phải chạy bằng điện.

“Xu hướng chuyển đổi sang xe điện là tất yếu khi các cam kết về môi trường của Chính phủ cần được hiện thực hóa. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào công cuộc chuyển đổi xanh cũng cho thấy rằng họ đã thấy được hiệu quả từ việc kinh doanh xe điện”, ông Nguyễn Ngọc Đồng, đại diện Lado Taxi nhận định.

Đại diện Lado Taxi cũng cho rằng, các doanh nghiệp như VinFast và GSM đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tương lai di chuyển xanh tại Việt Nam, rộng hơn là tại khu vực và trên thế giới.

“VinFast và GSM đã làm cho nhiều nước biết đến Việt Nam, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đặc biệt là một tương lai bền vững cho các thế hệ sau của Việt Nam”, ông Đồng nói.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top