Tóm gọn bán tải điện Tesla Cybertruck của tỷ phú Elon Musk mang lớp dán giả dạng xe Ford và Toyota trong quá trình chạy thử

Tóm gọn bán tải điện Tesla Cybertruck của tỷ phú Elon Musk mang lớp dán giả dạng xe Ford và Toyota trong quá trình chạy thử

Mẫu bán tải Tesla Cybertruck hết mang lớp dán giả dạng bán tải Ford F-150 rồi lại biến thành Toyota Tundra trong quá trình chạy thử.

Cuối tháng 7, chiếc bán tải điện của hãng Mỹ bị bắt gặp nằm trên xe vận chuyển ở Livermore, California. Thiết kế đúng của Tesla Cybertruck, nhưng trông từ xa, các đường nét hiện ra ở thân xe lại là của Ford F-150.

Tesla Cybertruck nằm trên xe vận chuyển, với lớp dán giả dạng Ford F-150. Ảnh: Justin Wolfe
Tesla Cybertruck nằm trên xe vận chuyển, với lớp dán giả dạng Ford F-150. Ảnh: Justin Wolfe

Nếu Cybertruck không có tay nắm cửa, thì lớp dán hiện rõ các tay nắm, cũng như các cột như B và C của F-150. Chắn bùn góc cạnh đặc trưng của chiếc bán tải điện, nhưng có thêm đường viền tròn bên ngoài. Thùng xe vát liền kéo dài từ đỉnh nóc xuống đuôi thùng sau – kiểu chỉ có ở Cybertruck, nhưng cũng bị lớp dán đánh lừa mắt.

Trong video đăng trên một diễn đàn của các chủ xe Cybertruck hôm 27/8, chiếc bán tải điện bị bắt gặp đang chạy trên đường, với lớp dán giả dạng bán tải Toyota Tundra. Lần này, lớp dán còn có màu xanh lá, và có cả các chi tiết đèn hậu hay đèn pha, cũng như các đường lõm dọc thân.

Thông thường, Tesla hiếm khi sử dụng lớp ngụy trang cho các mẫu xe bản prototype trong quá trình chạy thử. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đang thay đổi, hoặc riêng với Cybertruck.

Đây có thể là cách mà hãng xe điện Mỹ khiêu khích các đối thủ, hoặc gợi ý cho các chủ xe Cybertruck tương lai về cách mà họ có thể thay đổi màu sắc cho chiếc bán tải bớt phần đơn điệu.

Theo thiết kế, Cybertruck có thân xe bằng thép không gỉ – vật liệu thường được sử dụng nguyên bản, không sơn màu bởi đòi hỏi quá trình rất phức tạp và gần như vô nghĩa.

Với thân xe kim loại nguyên bản, Cybertruck được hạn chế nguy cơ trầy xước và những tổn hại ở bề mặt do oxy hóa, chống ăn mòn.

Tuy nhiên, so với tất cả sản phẩm trong ngành công nghiệp ôtô, Cybertruck bị hạn chế tùy chọn màu sắc khi chỉ có một màu kim loại duy nhất. Đây có thể trở thành điểm bất lợi cho chiếc bán tải khi thực tế, màu sơn là một phần quan trọng khi ai đó quyết định mua xe.

Tesla dự kiến ra mắt phiên bản sản xuất của Cybertruck tại một sự kiện vào cuối tháng 9.

theo Electrek / vnexpress

Rò rỉ hình ảnh đoàn xe Tesla cybertruck đang trên đường vận chuyển: “Thùng tôn di động” sau 4 năm chuẩn bị giao tới tay khách hàng

Vậy là Tesla của tỷ phú Elon Musk đã mất gần 4 năm để đưa bán tải điện Tesla Cybertruck từ bản concept vào sản xuất thực tế.

Tesla đã thông báo trên Twitter rằng chiếc Cybertruck đầu tiên đã được đưa vào sản xuất tại nhà máy Gigafactory Texas (Mỹ) vào khoảng giữa tháng 7, và mới đây, hình ảnh đoàn xe Tesla cybertruck đang nằm trên xe vận chuyển được ghi nhận cho thấy những khách hàng đặt cọc mẫu xe này sắp nhận bàn giao.

Ở sự kiện chào mừng chiếc Tesla cybertruck thương mại đầu tiên xuất xưởng, tỷ phú Elon Musk đã đăng tải lại thông báo của Tesla bằng tài khoản cá nhân trên Twitter, kèm một lời chúc mừng.

Không thể nhìn rõ chiếc xe vì nó bị che bởi quá nhiều người xung quanh, chỉ thấy phần nóc kính, kính chắn gió có cần gạt nước cỡ lớn nằm bên trái, thùng xe và cửa sổ bên. Tuy nhiên, những gì lộ ra đủ để cho thấy mẫu Tesla Cybertruck trông khá giống các nguyên mẫu gần đây xuất hiện ở nhiều sự kiện.

Đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng với Tesla và nhà máy Gigafactory Texas, đánh dấu việc mẫu xe bán tải đầu tiên của hãng được đưa vào sản xuất thực tế. Và đây là mẫu xe thứ 5 của Tesla sau khi mẫu thứ 4 ra mắt cách đây 3,5 năm.

Có nhiều lý do cho sự trì hoãn này, nhưng chủ yếu do Cybertruck là xe bán tải, loại xe được người Mỹ đặc biệt ưa chuộng, sự cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt. Thành công của mẫu xe này gần như là chắc chắn, vì Tesla có khả năng sản xuất rất nhiều xe chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể.

Hồi tháng 5, ông Elon Musk dự kiến Tesla có thể bán được từ 250.000 đến 500.000 chiếc Cybertruck mỗi năm, khi nhà máy đạt công suất tối đa. 

Ngoài ra, phải kể đến việc Cybertruck có thiết kế độc lạ, không đụng hàng, thu hút sự chú ý khi lăn bánh trên phố.

Với hình ảnh xuát hiện trên xe vận chuyển, thời gian bàn giao xe tới những khách hàng đầu tiên đã đến rất gần, trước tiên với số lượng hạn chế.

Tesla đã xuất xưởng chiếc xe bán tải Cybertruck đầu tiên - 2
Chiếc Tesla Cybertruck xuất hiện trong một sự kiện gần đây ở Mỹ (Ảnh: Twitter/Ryan Zohoury).

Theo thông tin ban đầu, Tesla Cybertruck sẽ có 4 phiên bản. Đầu tiên là bản Single Motor RWD sử dụng một mô-tơ điện, với phạm vi hoạt động 400km sau mỗi lần sạc pin, khả năng tăng tốc 0-96km/h trong khoảng 6,5 giây và tốc độ tối đa 175km/h.

Thứ hai là bản Dual Motor AWD, sử dụng hai mô-tơ điện, cho các thông số tương ứng là 480km, 4,5 giây, và 195km/h.

Kế đến là bản Tri Motor AWD, sử dụng 3 mô-tơ điện (800km, 2,9 giây, 210km/h) và cao nhất là bản Quad Motor AWD sử dụng 4 mô-tơ điện (1.000km, 2,5 giây, 240km/h).

Cả 4 phiên bản đều có sức tải 1.600kg, nhưng sức kéo từ 3,4 tấn đến 6,8 tấn tùy công suất.

Tesla đã xuất xưởng chiếc xe bán tải Cybertruck đầu tiên - 3

Không gian bên trong xe cũng theo phong cách tối giản và rất góc cạnh, với màn hình cảm ứng cỡ lớn là điểm nhất, tích hợp toàn bộ các tính năng, loại bỏ các nút/núm vặn cơ học (Ảnh: Twitter/Ryan Zohoury).

Tạp chí siêu xe

Chiron vừa “băng hà”, siêu xe Đan Mạch Zenvo Aurora ra mắt với tham vọng soán ngôi động cơ V12 mạnh nhất thế giới với 1.850 mã lực

Mẫu siêu xe hypercar đến từ Đan Mạch Zenvo Aurora có 2 phiên bản Agil và Tur hứa hẹn đáp ứng những nhu cầu khác nhau của giới đam mê tốc độ, mỗi phiên bản sẽ chỉ được sản xuất đúng 50 chiếc.

Sau một quãng thời gian dài chờ đợi thì cuối cùng siêu phẩm Zenvo Aurora cũng đã chính thức được ra mắt. Nhà sản xuất Đan Mạch đã chọn sự kiện Monterey Car Week 2023 để giới thiệu tuyệt tác mới nhất của mình đến với thế giới.

Aurora được thiết kế dựa trên nền tảng khung gầm dạng mô-đun mang tên ZM1 hoàn toàn mới của Zenvo. Làm bằng chất liệu hỗn hợp trong đó phần lớn có carbon, cấu trúc này chỉ nặng có 120 kg và giúp cho siêu xe Aurora đạt khối lượng tổng thể chỉ 1.450 kg, trở thành sản phẩm nhẹ nhất mà Zenvo từng chế tạo. Khung gầm có độ cứng lên đến 63.000Nm/độ, tuân thủ tiêu chuẩn an toàn kết cấu của Công thức 1.

2025-Zenvo-Aurora-2.jpg

Cung cấp khả năng vận hành cho Aurora là khối động cơ V12 6.6L có tên “Mjølner”, làm hoàn toàn bằng nhôm, đặt ở giữa thân xe, chỉ nặng 260 kg.

Được hỗ trợ bởi 4 bộ tăng áp, nó có thể đạt đến số vòng quay rất cao lên đến 9.800 vòng/phút và sản sinh công suất 1.250 mã lực (932 kW/1.267 PS), truyền sức kéo đến các bánh sau thông qua hộp số 7 cấp. Đây chính là động cơ V12 mạnh nhất thế giới trong số các động cơ dùng cho xe thương mại sản xuất hàng loạt.

Chưa hết, khối động cơ này sẽ còn phối hợp cùng với các mô-tơ điện nhằm nâng cao thêm sức mạnh cho siêu xe Aurora. Zenvo chia sản phẩm của mình thành 2 phiên bản là Agil và Tur.

Trong đó, bản Agil được mô tả là “chiếc xe hiệu năng cao chuyên chạy trong đường đua” nhưng chỉ có 1 mô-tơ điện đặt tại cầu sau, còn Tur tuy là “xe đường trường” được lắp tới 2 mô-tơ điện tại các bánh trước tạo thành hệ dẫn động AWD.

2025-Zenvo-Aurora-Agil-3.jpg

Zenvo Aurora bản Agil
Thoạt nghe có vẻ hơi khó hiểu nhưng Zenvo hoàn toàn có lý do để làm vậy. Đại diện hãng xe Đan Mạch cho biết, mẫu Agil có ngoại thất hầm hố sắc sảo hơn, tối ưu hiệu quả khí động học và chỉ dùng 1 mô-tơ điện nhằm tránh cho khối lượng xe bị tăng lên quá nhiều.

Khi kết hợp cùng động cơ đốt trong V12, tổng công suất toàn hệ thống trên chiếc Aurora bản Agil đạt 1.450 mã lực (1.081 kW/1.470 PS) và mô-men xoắn cực đại 1.400 Nm. Bản này có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 2,5 giây và đạt tốc độ tối đa 365 km/h.

Trong khi đó, bản Tur tuy nhìn “hiền lành” hơn và thiếu cánh lướt gió sau, nhưng nhờ trang bị 2 mô-tơ điện nên toàn bộ hệ thống có khả năng sản sinh lượng công suất “khổng lồ” 1.850 mã lực (1.380 kW/1.876 PS) và mô-men xoắn cực đại 1.700 Nm.

Aurora bản Tur có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 2,3 giây và đạt tốc độ tối đa 450 km/h, tức là vượt trội bản Agil. Nội thất bản này cũng thoải mái hơn so với Agil khi được trang bị ghế da và một số tiện ích xa xỉ khác.

2025-Zenvo-Aurora-Tur-1.jpg

Zenvo Aurora bản Tur
Sự khác biệt giữa 2 phiên bản còn đến từ cách thức hoạt động của hộp số. Theo Zenvo, hộp số bản Agil thể hiện “chất cơ khí” rõ rệt hơn khi giúp người lái cảm nhận từng cấp số riêng biệt, trong khi hộp số của bản Tur được tinh chỉnh sẵn để chuyển số êm mượt.

Hộp số của siêu xe Aurora cũng được tích hợp vi sai điện tử, trong khi đối với bản Tur thì các mô-tơ điện đặt tại cầu trước còn đóng vai trò như một hệ thống vectơ mô-men xoắn.

Thế giới siêu xe tràn ngập những con số phi thường và mẫu xe mới nhất của Zenvo cũng không ngoại lệ. Nhà sản xuất Đan Mạch tuyên bố rằng đội ngũ thiết kế và kỹ sư của họ đã không đặt ra mục tiêu về một con số cụ thể nào. Thay vào đó, họ chỉ đơn thuần làm việc bằng tất cả sức sáng tạo để làm nên chiếc xe tốt nhất có thể và từ đó, những con số ấn tượng sẽ xuất hiện theo.

Zenvo sẽ chỉ sản xuất đúng 100 chiếc siêu xe Aurora tại trụ sở chính ở Præstø, Đan Mạch, trong đó số lượng chia đều 50 chiếc bản Agil và 50 chiếc bản Tur. Khâu sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2025 và những chiếc hoàn thiện đầu tiên sẽ được giao đến tay khách hàng sớm nhất vào năm 2026. Giá bán chưa được công bố.

Lexus LX 600 vs Range Rover 2022 – Cuộc chiến của những vị vua | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Carscoops

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top