Thay đổi cách tiếp cận thị trường Việt khi không còn xe giá rẻ kém chất lượng như 10 năm trước, xe Trung Quốc liệu có làm nên chuyện?

Thay đổi cách tiếp cận thị trường Việt khi không còn xe giá rẻ kém chất lượng như 10 năm trước, các hãng xe Trung Quốc liệu có làm nên chuyện?

Ô tô Trung Quốc giá rẻ từng thất bại thảm hại khi thâm nhập thị trường Việt Nam khoảng 10 năm trước vì chất lượng không ổn định, còn hiện nay thì sao?

Thời gian gần đây, chỗ đứng của ô tô Trung Quốc ở thị trường Việt Nam được cải thiện khi nhiều hãng xe liên tục mở bán sản phẩm mới.

Dồn dập “tấn công” thị trường Việt

Cuối tháng 1-2024, thương hiệu xe Chery Trung Quốc chính thức giới thiệu mẫu Omoda C5 thuộc phân khúc SUV hạng B với 2 phiên bản deluxe và luxury, sử dụng động cơ 1.5L turbo, giá bán trên dưới 700 triệu đồng/chiếc. Đây là mẫu xe cạnh tranh với Kia Seltos, Hyundai Creta và Honda HR-V.

Ngày 13-1 vừa qua, Lynk & Co Automobile International Sales Co.LtD và Công ty CP GreenLynk Automotives ra mắt thương hiệu ô tô Lynk & Co tại TP HCM, sau khi mở showroom tại Hà Nội hồi tháng 12-2023. Hãng này giới thiệu bộ 3 SUV Lynk & Co 01 với mức giá 999 triệu đồng/chiếc và Lynk & Co 05, 09 cùng có giá bán 1,599 tỉ đồng/chiếc.

Trước đó, tháng 8-2023, thương hiệu Haval mở bán mẫu xe hybrid H6 với giá 986 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam. Tuy 4 tháng cuối năm 2023, hãng chỉ bán được 200 chiếc, đạt 40% mục tiêu đề ra song vẫn tự tin sẽ chinh phục được người tiêu dùng Việt nhờ khả năng tiết kiệm xăng lên đến 70%.

Theo giới thiệu của hãng, mẫu xe H6 hoạt động hoàn toàn bằng điện ở vận tốc 0 – 35 km/giờ, hoạt động theo cơ chế vừa xăng vừa điện ở vận tốc trên 35 đến trên 65 km/giờ và quay lại sử dụng điện khi xe đều ga ở vận tốc 80 – 100 km/giờ.

Ô tô Trung Quốc tăng tốc vào thị trường Việt- Ảnh 1.
Các hãng ô tô Trung Quốc đang tìm nhiều cách chinh phục thị trường Việt Nam

Haval dự kiến trong năm nay sẽ mở rộng thêm 25 đại lý ở Việt Nam, nâng tổng số lên 45 đại lý. Đồng thời, hãng sẽ đưa về thêm 2 mẫu khác là Jolion và Tank 300.

Một thương hiệu xe của Anh nhưng đã được SAIC Motor (Trung Quốc) mua lại cũng khai phá thị trường Việt Nam khá thành công là MG với các mẫu MG5, MG ZS và RX5. Ngoài ra, thị trường còn xuất hiện nhiều mẫu ô tô Trung Quốc khác được phân phối bởi Kylin-GX668 như Beijing X7 của Tập đoàn BAIC hay H9, E-HS9 của hãng xe Hongqi.

Đáng chú ý, ô tô thuần điện Trung Quốc cũng được giới thiệu ở thị trường Việt Nam khá nhiều, như mẫu đa dụng 7X, 7X-E của thương hiệu Haima. Haima còn tuyên bố sẽ mở các đại lý tại Hà Nội và TP HCM trong thời gian sớm nhất.

Hãng Chery Trung Quốc dự kiến ra mắt thêm mẫu ô tô thuần điện Omoda C5 EV, di chuyển được 450 km/lần sạc. Tương tự, MG cũng dự kiến đưa về thị trường Việt Nam một số sản phẩm thuần điện trong năm nay.

Nâng chất lượng ô tô xuất sang Việt Nam

Ông Trần Nam Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam, cho hay khách hàng đã quan tâm đến thương hiệu MG nhiều hơn nên tăng trưởng doanh số của hãng khá tốt.

Nhiều khách hàng phản hồi hãng có chính sách hậu mãi tốt, giá phụ tùng rẻ. Cũng theo ông Thắng, thị trường ô tô trong nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển nên dễ hiểu vì sao các hãng xe Trung Quốc tích cực đưa sản phẩm sang.

Theo ông Vũ Văn Thường, Giám đốc Công ty CP Haval Thành An Sài Gòn – nhà phân phối ô tô Haval, chất lượng xe Trung Quốc hiện nay đã khác trước nhờ sử dụng nhiều công nghệ.

Ông Thường dự báo thời gian tới, nhiều hãng xe Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam, tạo nên làn gió mới và tăng sự cạnh tranh. “Ô tô Haval tuy có giá gần 1 tỉ đồng/chiếc nhưng được trang bị công nghệ tương đương dòng xe cao cấp giá tầm 2 tỉ đồng/chiếc. Hầu hết hãng xe Trung Quốc đang đưa ra sản phẩm giá cao với chất lượng ổn định để lấy lại lòng tin của khách hàng” – ông Thường giới thiệu thêm.

Ông Trần Ngọc Phúc, chuyên gia ô tô, cho rằng trước xu hướng chuyển đổi sang sử dụng xe điện trên toàn cầu, các hãng xe Trung Quốc buộc phải thích nghi nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sẽ có không ít nhà máy không thể chuyển đổi, buộc phải tìm đến những thị trường còn tiềm năng tiêu thụ xe xăng, trong đó có Việt Nam. Cũng dự báo sắp tới sẽ có nhiều hãng xe từ nước láng giềng tràn vào thị trường Việt Nam, ông Phúc giải thích thêm rằng Trung Quốc có chính sách mạnh mẽ về việc chuyển từ sử dụng xe xăng sang xe điện nên nếu các hãng không sớm chinh phục thị trường mới thì sẽ không còn “đất sống”.

Nhiều chuyên gia ô tô đánh giá giai đoạn này, các hãng xe Trung Quốc có khả năng thành công trên đất Việt. Nếu như trước đây, các hãng chủ yếu phân phối xe qua kênh trung gian thì hiện nay, hãng hợp tác với đối tác Việt Nam để cùng xây dựng thương hiệu, mở đại lý chính hãng và chăm sóc khách hàng nên hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 

Vẫn còn hoài nghi

Giới chuyên gia ô tô vẫn ít nhiều hoài nghi về sự thành công của xe Trung Quốc ở thị trường Việt, nhất là xe động cơ đốt trong.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết chưa rõ chất lượng ô tô động cơ đốt trong của Trung Quốc ra sao nhưng riêng dòng xe điện của nước này thì có sức cạnh tranh rất tốt ở thị trường châu Âu, Mỹ. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ dần có cái nhìn khác về sản phẩm ô tô từ công xưởng lớn nhất thế giới.

“Tuy chất lượng xe Trung Quốc đã được chứng minh trên thị trường thế giới nhưng để thị trường Việt Nam chấp nhận còn phải chờ thêm khoảng 5 – 10 năm nữa” – ông Đồng nhận định.

Trung Quốc thuộc tốp đầu bán ô tô cho Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1-2024, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 9,1% so với tháng 12-2023. Theo đó, cả tháng đầu năm nay chỉ nhập về 6.955 ô tô nguyên chiếc.

Đáng chú ý, Indonesia dẫn đầu các thị trường cung cấp xe nguyên chiếc cho Việt Nam với 2.647 chiếc, Trung Quốc vươn lên vị trí thức 2 với 1.987 chiếc và Thái Lan tụt hạng xuống thứ 3 với 1.858 chiếc.

Tháng 2-2024, nhập khẩu xe Trung Quốc giảm còn 1.000 chiếc, về lại thứ 3, trả vị trí thứ 2 cho Thái Lan với 3.788 chiếc. Indonesia vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 4.441 ô tô nhập khẩu từ nước này vào Việt Nam.

Ngắm Bentley Mulsanne Grand Limousine – “Giường ngủ di động” hàng thửa cho giới siêu giàu

Theo Người lao động

Vận xui lại “gõ cửa” thương hiệu Hàn Quốc thay vì Nhật Bản: Hơn 600.000 xe điện của Tập đoàn Hyundai bị triệu hồi

Quy mô của đợt triệu hồi có thể mở rộng, khiến hơn 600.000 xe điện của tập đoàn Hyundai trên phạm vi toàn cầu bị ảnh hưởng.

 Xe điện Genesis GV70 tại Hàn Quốc sẽ được triệu hồi để kiểm tra. Ảnh: Genesis.

Xe điện Genesis GV70 tại Hàn Quốc sẽ được triệu hồi để kiểm tra. Ảnh: Genesis.

Theo Carscoops, tập đoàn Hyundai đang tiến hành đợt triệu hồi lớn đối với hàng trăm nghìn xe điện thuộc 3 thương hiệu con của mình.

Ở thời điểm hiện tại, chiến dịch triệu hồi chỉ diễn ra trong phạm vi thị trường ôtô Hàn Quốc, các xe sẽ được triệu hồi để hãng tìm cách khắc phục sự cố với bộ điều khiển sạc tích hợp (Integrated Charging Control Unit – ICCU).

Đợt triệu hồi này sẽ áp dụng cho các mẫu xe điện sử dụng nền tảng E-GMP của tập đoàn ôtô Hàn Quốc, bao gồm Hyundai Ioniq 5 và Hyundai Ioniq 6, các xe điện GV60, GV70 và G80 của Genesis cùng với Kia EV6.

Tổng cộng, tập đoàn Hyundai phải triệu hồi 169.932 xe thuộc các dòng nói trên tại thị trường Hàn Quốc do ICCU có thể gặp lỗi, dẫn đến khả năng khiến xe bị mất điện khi đang di chuyển trên đường.

 Hyundai phát lệnh triệu hồi với hàng loạt xe điện tại Hàn Quốc, trong đó có Hyundai Ioniq 6. Ảnh: Hyundai.

Hyundai phát lệnh triệu hồi với hàng loạt xe điện tại Hàn Quốc, trong đó có Hyundai Ioniq 6. Ảnh: Hyundai.

Theo Business Korea, đây sẽ là đợt triệu hồi lớn nhất đối với các dòng xe điện sử dụng nền tảng E-GMP kể từ khi tập đoàn Hyundai trình làng nền tảng này vào năm 2021. Dù vậy, trong trường hợp Hyundai buộc phải mở rộng phạm vi triệu hồi sang các thị trường khác, số lượng ôtô điện bị ảnh hưởng có thể tăng thêm 500.000 xe.

Được biết, Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cũng từng mở một cuộc điều tra liên quan đến ICCU của các mẫu xe điện này vào tháng 6/2023. Báo cáo sơ bộ của cơ quan này cho thấy hiện tượng quá dòng (over-current) có thể xảy ra ở một số bộ phận, khiến bóng bán dẫn bị hỏng và dẫn đến khả năng pin 12 V trên xe không thể sạc lại.

NHTSA cho biết đã nhận được 30 báo cáo về vấn đề này từ các chủ xe ở Mỹ. Những tài xế liên hệ với NHTSA cho hay đã nghe thấy một tiếng nổ lớn, sau đó có một thông báo cảnh báo xuất hiện trên màn hình xe. Một vài chủ xe cho biết nguồn điện trên xe bị yếu đi sau sự cố, số khác cho biết ôtô điện của mình đã sập nguồn hoàn toàn.

 Kia EV6 chia sẻ nền tảng E-GMP cùng nhiều mẫu xe điện khác. Ảnh: Toàn Thiện.

Kia EV6 chia sẻ nền tảng E-GMP cùng nhiều mẫu xe điện khác. Ảnh: Toàn Thiện.

Nguồn tin của Business Korea cho hay cả Hyundai và Kia đều nhận biết vấn đề này từ lâu và đã cung cấp dịch vụ sửa chữa miễn phí cho chủ xe từ năm ngoái. Tuy nhiên vào lúc này, tập đoàn Hyundai đã quyết định phát lệnh triệu hồi khi các báo cáo về tình trạng mất điện của xe cứ liên tục xuất hiện.

Trước mắt, Hyundai cho biết sẽ cài đặt bản cập nhật phần mềm trên tất cả xe điện bị ảnh hưởng. Trong trường hợp cần thiết, ICCU của xe cũng sẽ được thay thế hoàn toàn.

Hồi năm 2021, Hyundai từng phải triệu hồi khoảng 100.000 xe Kona EV trên toàn cầu do lo ngại nguy cơ hỏa hoạn, gián tiếp làm ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng xe Hàn Quốc trong mảng ôtô điện. Tuy nhiên với trường hợp hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy vấn đề từ ICCU có thể dẫn đến hậu quả tương tự.

Theo: Znews

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top