2 quốc gia là Việt Nam và Nam Phi là 2 địa điểm có khả năng xuất hiện trên lịch đua F1 2024.
Cơ hội vẫn chưa hết
Thông tin từ trang GrandPrix cho biết Stefano Domenicali, giám đốc điều hành F1, đã ghé TP Hà Nội trong chuyến đi đến Australia. Đi cùng Stefano Domenicali là Luis Garcia Abad – quản lý riêng của tay đua Fernando Alonso.
Đây được xem là lần gặp mặt đầu tiên của giám đốc điều hành F1 với các cơ quan chức năng mới được bổ nhiệm của Việt Nam. Kết quả về chuyến thăm này chưa được Stefano Domenicali hay Luis Garcia Abad công bố.
Stefano Domenicali tiếp tục thúc đẩy mở rộng số chặng đua trong một mùa giải F1 lên con số 25, GrandPrix đưa tin. Hiện tại, mùa giải F1 2022 đang có 23 chặng. Việt Nam và Nam Phi là 2 cái tên có tiềm năng nhất để được bổ sung vào mùa giải năm sau.
Nếu điều này trở thành sự thật, chặng đua Vietnam Grand Prix sẽ diễn ra lần đầu tiên sau lần lỡ hẹn vào năm 2020, trong khi người dân Nam Phi sẽ được xem lại trận đua F1 ở Kyalami sau 31 năm.
Đường đua F1 tại TP Hà Nội dù không tổ chức giải đua nhanh nhất hành tinh vẫn được sử dụng cho các sự kiện thể thao trong nước. Cuối tháng 12/2022, địa điểm này đã diễn ra chặng 4 giải đua VMRC 2022.
Mùa giải F1 2022 hiện đã trải qua 3 chặng đua, chặng tiếp theo sẽ diễn ra tại Azerbaijan vào ngày 30/4.
Hai tay đua Max Verstappen và Sergio Perez của đội Red Bull Racing tạm thời chia nhau 2 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng với 69 điểm và 54 điểm, vị trí thứ 3 thuộc về Fernando Alonso của đội Aston Martin với 45 điểm.
Đường đua xe tốc độ công thức 1 ở Hà Nội hiện giờ ra sao?
Được xác định là “cú hích” quảng bá điểm đến Việt Nam và thu hút du khách quốc tế nhưng giải đua xe công thức 1 (F1) dự kiến khai mạc vào năm 2020 đã bị hủy bỏ vô thời hạn do Co.vid-19 .
Phần lớn đường đua bị bỏ hoang với rào chắn người hâm mộ và những tấm bảng nhựa đang trơ trọi giữa khu đất trống.
Kỳ vọng của người hâm mộ Việt Nam và mục tiêu thu hút du khách quốc tế đến Hà Nội để dự khán một giải đua xe ở tầm thế giới trong hệ thống Grand Prix vì thế đang dở dang.
Khán đài của đường đua cũng đã bị gỡ bỏ. Một vài người đạp xe hứng thú với vòng đua trống không khi lẻn vào hưởng thụ chút không gian thông thoáng giữa thành phố đông đúc.
Họ đạp băng qua những đám cỏ úa vàng, thỉnh thoảng gió thổi tung lên những túi ni-lon trên đường đua…
Theo SCMP, Việt Nam ký hợp đồng 10 năm với công ty chủ quản giải đua F1 vào năm 2018 và nếu tổ chức, giải đua sẽ ngốn khoảng 60 triệu USD mỗi năm.
Nhưng sau khi bị hủy bỏ vào năm 2020, giải đua ở Hà Nội đã bị lùi khỏi lịch toàn cầu vào 2021. Tháng 9 vừa qua, Grand Prix Việt Nam công bố lịch trình 2023 và địa điểm Hà Nội tiếp tục vắng mặt.
Hai năm rưỡi sau khi cuộc đua đầu tiên lẽ ra được tổ chức, người hâm mộ Việt Nam vẫn tiếp tục chờ đợi. “Đây là cơ hội lần đầu tiên tôi có cơ hội nhìn thấy các tay đua, xe thể thức 1, các đội đua ngoài đời và tôi cũng muốn ngồi trên khán đài coi đua xe là như thế nào. Rất tiếc là điều đó đã không xảy ra, nhưng hi vọng vài năm nữa giải đua sẽ tổ chức trở lại ở Việt Nam”, Bùi Việt, 23 tuổi ở Hà Nội, cho biết.
Đường đua F1 có tổng diện tích 88 ha, trong đó có 12,86 ha nằm trong Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình và thuộc quyền quản lý của đơn vị này. Năm ngoái, TP.Hà Nội cũng đã có công văn 2009 về việc hủy toàn bộ lịch trình tổ chức giải đua F1 giai đoạn 2022 – 2029.
Đường đua F1 Hà Nội theo tiêu chuẩn Grade 1, cao nhất của giải đua công thức 1, dài hơn 5,5 km gồm 23 góc cua.
Cảnh “hoang phế” trong trường đua F1 hiện đại bậc nhất thế giới ở Hà Nội
Dạo quanh khu vực đường đua F1 khu vực đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo và khu vực Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, không ít người bày tỏ sự tiếc nuối trước một sự kiện thể thao đỉnh cao từng được kỳ vọng rất nhiều nay phải “đắp chiếu”.
Dự án được chính thức khởi công ngày 20/3/2019 với tổng diện tích 88 hecta nằm trong khuôn viên của Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình và một phần đường Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm).
Tại thời điểm chuẩn bị thực hiện dự án, nhiều ý kiến đã từng bày tỏ lo ngại về tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Giải đấu F1 đem lại cho nước nhà. Tuy nhiên, sau đó, Hà Nội vẫn quyết định thực hiện và sau 1 năm, dự án đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng tổ chức giải đấu F1.
Đường đua này có tổng chiều dài hơn 5,6 km, gồm 22 góc cua, được đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của quốc tế.
Tuy nhiên, tháng 10/2020, đơn vị tổ chức thông báo hủy chặng đua năm 2020 ở Hà Nội do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đến cuối tháng 3/2021, Hà Nội có công văn số 2009 về việc hủy toàn bộ lịch trình tổ chức giải đua xe tốc độ giai đoạn 2022-2029.
Sau gần 3 năm bị “đóng băng”, nhiều hạng mục như khán đài ngoài trời, trang thiết bị phụ trợ đã được tháo dỡ. Một số hạng mục còn lại đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.
Nhà điều hành bỏ hoang, cây cối tiêu điều. Những thiết bị, vật dụng có giá trị đều đã được thu hồi.
Khu đất diện tích 12,86 ha vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng lâu dài của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình, nay trở thành khu đất hoang hóa, không thể sử dụng vào mục đích khác.
Lần duy nhất Đường đua F1 được khai thác, sử dụng vào tháng 1/2022 tại giải Motorkhanna Việt Nam 2022, nhưng chỉ là “mượn nhờ” địa điểm, không mở cửa cho khách.
Nhiều ý kiến đề xuất Hà Nội cần thống nhất với chủ đầu tư dự án, sớm có giải pháp phù hợp để khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Nhưng do dự án được thực hiện với mục đích duy nhất ban đầu là phục vụ giải đua xe F1 nên cho đến nay vẫn chưa có giải pháp “khả dĩ” nào được đưa ra.
Theo: Zingnews / Thanhnien / vneconomy