Ngoài trạm sạc, đâu là những yếu tố quan trọng giúp xe điện có thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam?

Ngoài trạm sạc, đâu là những yếu tố quan trọng giúp xe điện có thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam?

Ai cũng biết rằng trạm sạc là yếu tố quan trọng nhất để xe điện có thể phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên liệu đó có phải là tất cả?

Những năm gần đây ở nước ta quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang xe điện diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn còn không ít người tỏ ra chần chừ trước ý định thay đổi bởi những vướng mắc chưa được tháo gỡ, trong đó có việc hoàn thiện hạ tầng trạm sạc.

Liên quan vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Võ Quang Huệ – Tổng Giám đốc Công ty tư vấn dịch vụ đầu tư VOCIS, Nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.


Dây câu bình ắc quy ô tô cao cấp AutoX hàng loại 1 chịu tải 2000A và chịu nhiệt 70 độ C tải điện nhanh và an toàn

Dây câu bình ắc quy ô tô cao cấp AutoX hàng loại 1 chịu tải 2000A và chịu nhiệt 70 độ C tải điện nhanh và an toàn

Với chất liệu lõi được làm bằng nhôm mạ đồng loại 1 dẫn điện tốt, vỏ bọc nhựa chịu nhiệt cao không lo bị chảy, cháy nổ trong quá trình kích bình

Túi đựng đi kèm giúp dễ dàng cuốn gọn mang theo, để cốp xe rất thuận tiện trong việc sử dụng khi cấp bách cần thiết như xe hỏng, …

Loại kẹp điện tốt có khả năng không bị hoen gỉ, oxi hóa. Ngoài ra, kẹp điện còn được bọc một lớp cách điện nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Lớp vỏ bằng nhựa cách điện chống nước ngăn cản hiện tượng rò rỉ điện.

Dây câu bình ắc quy là loại dây giúp bạn có thể khởi động xe ô tô bằng cách nối sợi dây câu này vào bình ắc quy của một chiếc xe hơi khác. Nhờ có loại dây câu này mà bạn có thể khởi động xe hơi bình ắc quy đã hết điện. Đây là một loại phụ kiện xe hơi vô cùng quan trọng mà bất kỳ bác tài nào cũng cần có

Dây câu bình ắc quy có thể khởi động xe khi bình ắc quy của bạn đã không còn điện. Phụ kiện này có thể giúp xe khởi động ngay cả khi bình ắc quy của bạn đã bị hỏng hoặc xe bạn không có bình ắc quy.


PV: Xin chào ông Võ Quang Huệ, thời gian vừa qua xe điện đã trở thành một trào lưu và là một xu hướng rất nhiều người dân ở TP.HCM ở Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên một yếu tố mà nhiều người còn đang lo ngại tới thời điểm này là điểm sạc. Theo ông thì đâu là những vướng mắc khiến cho quá trình triển khai các trạm sạc tại TP.HCM và tại nhiều địa phương khác còn gặp khó khăn?

Ông Võ Quang Huệ: Điện hóa lưu thông cũng là một việc tất yếu cần phát triển, do đó việc  xây dựng những hệ thống sạc pin là rất quan trọng và nếu không có các hệ thống như thế thì chúng ta sẽ khó mà phát triển mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, như chúng ta đã thấy một số công ty như Vinfast đã tạo ra một số trạm sạc cho những tòa nhà, ở một số nơi công cộng, tuy nhiên nó vẫn còn chưa đủ. Về việc này thì tôi nghĩ là về mặt nhà nước cần có sự hỗ trợ để giúp đỡ cho việc phát triển này và việc này rất cần nguồn vốn rất lớn.

Thậm chí là chúng tôi có những nghiên cứu cho thấy rằng cả nước Việt Nam phải cần đến mức 10 hay 15 tỷ USD để xây dựng hệ thống trạm sạc rộng khắp và đủ để đáp ứng được cái nhu cầu phát triển cho trong thời gian tới.

Tuy nhiên, một giải pháp mà các công ty ô tô đang đưa ra và cũng sẽ nhắm tới hơn nữa, đó là việc sạc qua điện bình thường tại nhà cho xe máy điện hoặc xe ô tô.

Ông Võ Quang Huệ – Tổng Giám đốc Công ty tư vấn dịch vụ đầu tư VOCIS, Nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup
Ông Võ Quang Huệ – Tổng Giám đốc Công ty tư vấn dịch vụ đầu tư VOCIS, Nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup

Riêng về thành phố thì tôi rất mong thành phố chúng ta, nhất là khi đã ký kết Net Zero thì phải dứt khoát hơn nữa trong việc đưa xe buýt điện vào hoạt động trong nội đô.

Việc này vừa giúp cho môi trường xanh, sạch, ít tiếng ồn hơn. Và thứ hai nữa là nếu TP.HCM đi trước cái việc này cũng là tạo ra cái cái dấu ấn có thể thúc đẩy cái việc này cho cả nước Việt Nam ta.

PV: Ở góc độ vĩ mô thì hiện nay dù cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất sát sao trong việc phát triển giao thông xanh để có thể hướng tới mục tiêu COP 26 là Net Zero. Tuy nhiên, trên thực tế cái việc phối hợp hỗ trợ và tháo gỡ những vướng mắc từ các bộ, ngành vẫn còn rất nhiều trục trặc. Theo ông thì ở góc độ vĩ mô công tác chỉ đạo và phối hợp đó cần được thúc đẩy như thế nào ạ?

Ông Võ Quang Huệ: Dĩ nhiên là nền kinh tế chúng ta hiện nay đang có nhiều yêu cầu khác nhau ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên Chính phủ luôn phải cân bằng để giải quyết những vấn đề đấy chứ không thể chỉ dừng ở một vấn đề.

Tuy nhiên, trở lại câu chuyện của lưu thông xanh, sạch cho thành phố, cho cả nước thì ở những quốc gia khác thí dụ như ở Trung Quốc hay phương Tây khi thúc đẩy đưa xe điện vào trong đời sống thực tế thì họ có những chính sách hỗ trợ giá và giúp đỡ cho cho người dân có thể tiện dụng trong việc sử dụng.

Ngoài ra thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho trạm sạc cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, của các cơ quan công quyền nhiều hơn nữa.  

Ảnh minh hoạ: Vinfast
Ảnh minh hoạ: Vinfast

Việc này tôi hi vọng rằng sẽ có sự chuyển biến trong việc thúc đẩy các mối quan hệ hỗ trợ mạnh mẽ hơn và nhất là luật hóa nhiều vấn đề.

Ví dụ như vấn đề sạc pin trong trong những tòa nhà cao ốc như thế nào thì được gọi là bảo đảm an toàn và phải cần thiết phải được quy định như thế nào trong tòa nhà mới sau khi xây dựng để có cơ sở thực hiện được những trạm sạc.

 Tôi nghĩ, những điểm đấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Mê mẩn với Mercedes-AMG G63 2022 màu độc nhất Việt Nam tại Hà Nội | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: vovgiaothong.vn

Hệ thống trạm sạc đang phát triển nhanh chóng dù chưa đồng nhất, điểm tựa cho xe điện tại Việt Nam

Các thương hiệu lớn như VinFast, Audi, Mercedes và Porsche đã và đang xây dựng hệ thống trạm sạc nhằm phục vụ khách hàng sử dụng xe điện, dù chưa đồng nhất nhưng vẫn đang phát triển.

Số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Rho Motion cho thấy trong năm 2023, doanh số nhóm xe xanh (bao gồm xe thuần điện và xe hybrid) đạt 13,6 triệu xe trên toàn cầu, tương đương mức tăng trưởng 31% so với số liệu của năm 2022.

Số liệu trên bao gồm 9,5 triệu ôtô thuần điện được bán ra trong năm ngoái, bên cạnh doanh số 4,1 triệu xe của nhóm ôtô sở hữu động cơ lai điện.

Xu hướng xanh hóa giao thông đang diễn ra trên toàn thế giới, và ngay tại Việt Nam, thị trường xe xanh cũng trở nên khá nhộn nhịp trong thời gian gần đây.

Theo cùng xu hướng này, hoạt động xây dựng hạ tầng trạm sạc cũng được các hãng xe triển khai mạnh mẽ nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo trải nghiệm thông suốt cho người dùng ôtô điện.

VinFast phủ sóng trạm sạc trên cả nước

Tại Việt Nam, hạ tầng trạm sạc dành cho xe điện vẫn còn khá hạn chế khi đặt cạnh số lượng trạm xăng dầu đang có sẵn. Giữa tình hình đó, VinFast là một trong những hãng xe đang nỗ lực thu gọn khoảng cách này, thông qua việc xây dựng mạng lưới trạm sạc rộng khắp trên cả nước.

Không chỉ vậy, VinFast còn tiến hành hợp tác với các công ty xăng dầu để đặt trụ sạc dành cho xe điện của hãng tại hệ thống các trạm xăng. Đây là bước đi quan trọng, giúp thay đổi dần thói quen sử dụng ôtô từ xe xăng sang xe điện, bắt đầu bằng cách chủ xe sẽ mang những chiếc xe điện tới trạm xăng để sạc.

 Mạng lưới trạm sạc được VinFast xây dựng trải dài từ Bắc vào Nam. Ảnh: VinFast.

Mạng lưới trạm sạc được VinFast xây dựng trải dài từ Bắc vào Nam. Ảnh: VinFast.

Nhờ đó, thống kê của VinFast cho thấy hạ tầng trạm sạc của hãng xe điện này đang phủ khắp 63 tỉnh/thành phố và dọc theo 125 tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ trên cả nước. Khoảng cách tối đa giữa các trạm sạc trên cao tốc, quốc lộ/tỉnh lộ là 65 km trong khi tại khu vực nội đô, khoảng cách này được duy trì ở mức 3,5 km.

VinFast cũng vừa công bố loại trụ sạc siêu nhanh với công suất tối đa 360 kW. Theo thông tin do hãng cung cấp, trụ sạc này có khả năng cấp điện cho nhiều xe cùng lúc, đồng thời có thể tự động phân bổ công suất tối ưu cho từng xe, tùy số lượng và khả năng tiếp nhận.

Song song với động thái nâng cấp công suất trụ sạc, VinFast cũng vừa nâng công suất sạc kèm theo xe lên mức 7,4 kW đối với các mẫu VF e34, VF 5 Plus, VF 6 và VF 7 phiên bản Base. Trên các mẫu VF 7 Plus, VF 8 và VF 9 sử dụng bộ pin CATL, hãng xe điện này bổ sung bộ sạc công suất 11 kW, giúp chủ xe có thể chủ động sạc xe tại nhà.

Hãng xe sang cũng tích cực xây dựng trạm sạc

Dù không quá rầm rộ như VinFast, các thương hiệu xe sang có sản phẩm ôtô thuần điện tại Việt Nam như Porsche, Audi hay Mercedes cũng tích cực xây dựng hệ thống trạm sạc nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Từ tháng 5/2020, một điểm sạc nhanh công suất 175 kW đã được Porsche đưa vào hoạt động tại trung tâm Porsche Sài Gòn (quận 7, TP.HCM). Sang tháng 7/2023, Porsche đưa vào vận hành thêm một trạm sạc nhanh DC tại trung tâm Porsche Studio ở quận Ba Đình (TP Hà Nội), bổ sung thêm lựa chọn sạc cho khách hàng bên cạnh việc tự nạp năng lượng cho xe điện tại nhà.

Audi cũng đã sở hữu 2 trạm sạc nhanh DC trên địa bàn TP.HCM. Một trạm sạc nhanh được hãng xe Đức đặt tại trung tâm dịch vụ ở quận Tân Bình, một trạm khác nắm trong showroom trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1).

Cuối tháng trước, Audi vừa công bố khai trương showroom Audi City Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) đi kèm dịch vụ sạc nhanh với công suất lên đến 160 kW dành cho xe điện.

Bên cạnh đó, Audi cũng liên kết với đơn vị thứ 3 chuyên về hạ tầng trạm sạc là EV One. Cách làm này vừa giúp Audi mở rộng được mạng lưới trạm sạc nhưng vẫn giảm bớt được chi phí đầu tư.

 Trạm sạc Audi Charging Lounge của hãng xe sang đặt tại showroom trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM). Ảnh: Audi.

Trạm sạc Audi Charging Lounge của hãng xe sang đặt tại showroom trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM). Ảnh: Audi.

Các khách hàng sở hữu xe điện Mercedes bên cạnh tự sạc xe điện tại nhà còn có thể đưa xe đến các trạm sạc được hãng triển khai và lắp đặt tại 16 đại lý của Mercedes ở Việt Nam. Tuy nhiên, các trụ sạc tại đây chỉ cung cấp sạc AC với công suất 11 kW.

Như vậy, thị trường xe điện Việt Nam ở thời điểm hiện tại chỉ ghi nhận duy nhất VinFast là hãng xe có sự đầu tư bài bản vào hạ tầng trạm sạc công cộng.

Theo quy hoạch, VinFast sẽ cung cấp tổng cộng 150.000 cổng sạc trên phạm vi toàn quốc nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng xe điện của khách hàng. Con số này vượt xa số liệu ghi nhận tại các quốc gia châu Âu vốn đang đầu tư mạnh cho giao thông xanh như Hà Lan (khoảng hơn 120.000 cổng sạc), Pháp (khoảng 84.000 cổng sạc) hay Đức với khoảng 77.000 cổng sạc công cộng.

Trạm sạc của bên thứ ba – cứu cánh cho các hãng xe điện

Tại Mỹ, bên cạnh sự rộng lớn hiện hữu của hệ thống Supercharger phục vụ xe điện Tesla, khách hàng sử dụng xe điện tại quốc gia này còn có thể nạp năng lượng cho ôtô tại các điểm sạc do những công ty tư nhân như ChargePoint, Electrify hay EVgo lắp đặt.

Theo báo cáo của BloombergNEF, số lượng trạm sạc nhanh mà ChargePoint lắp đặt trong năm 2023 là 410 trạm, trong khi Electrify và EVgo đã hoàn tất lắp đặt lần lượt 588 trạm và 850 trạm sạc nhanh tại Mỹ.

 ChargePoint là một trong số những công ty tư nhân cung cấp trạm sạc cho xe điện. Ảnh: ChargePoint.

ChargePoint là một trong số những công ty tư nhân cung cấp trạm sạc cho xe điện. Ảnh: ChargePoint.

Tại Việt Nam, EV One được biết đến như là một trong những đơn vị hoạt động với mục tiêu kết hợp cùng các doanh nghiệp hay các nhà phân phối xe hơi để nhân rộng mô hình trạm sạc.

Được biết, EV One sẽ phân phối chính hãng những trụ sạc của thương hiệu ABB, đáp ứng nhu cầu cá nhân dạng Home Charge với công suất từ 3 kW đến 24 kW và cả nhóm khách hàng doanh nghiệp bằng các trụ sạc công suất từ 50 kW đến 360 kW.

 Mạng lưới trạm sạc EV One được hiển thị trên màn hình ứng dụng.

Mạng lưới trạm sạc EV One được hiển thị trên màn hình ứng dụng.

Các trụ sạc của EV One cũng sử dụng chuẩn sạc CCS2, đáp ứng nhu cầu sạc cho phần lớn ôtô điện có mặt trên thị trường. Các chủ sở hữu ôtô điện VinFast cũng có thể nạp năng lượng cho xe tại các trạm sạc EV One do sử dụng chung chuẩn sạc này.

EV One cho biết đã hoàn tất triển khai hơn 20 trạm sạc trên toàn quốc, trong đó có 5 trạm đặt tại TP.HCM. Theo kế hoạch, đơn vị này đặt mục tiêu phát triển trên 100 trạm sạc toàn quốc vào năm 2025.

Trong năm nay, EV One dự kiến trải rộng hệ thống trạm sạc ở cả 3 miền nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu di chuyển bằng xe điện dọc tuyến đường Bắc-Nam. Các trạm sạc của EV One được bố trí tại những khách sạn cao cấp, resort và sân golf nhằm hướng đến phục vụ nhóm khách hàng sử dụng ôtô điện hạng sang.

Đơn vị này cũng ra mắt ứng dụng EV One dành cho thiết bị di động, giúp khách hàng sử dụng xe điện có thể tìm kiếm các trụ sạc trong khu vực lân cận. Ứng dụng này còn giúp chủ xe điện quản lý các phiên sạc cũng như kiểm tra lịch sử sạc cho phương tiện của mình.

Bên cạnh đó, sự ra đời của công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN cũng được kỳ vọng sẽ giúp hạ tầng trạm sạc dành cho xe điện tại Việt Nam có cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. V-GREEN do nhà sáng lập VinFast thành lập với tỷ lệ sở hữu 90% cổ phần, được tách ra từ bộ phận phát triển trạm sạc của VinFast.

Mục tiêu của V-GREEN là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng trạm sạc nhằm hỗ trợ VinFast nhanh chóng vươn ra toàn cầu. Ngoài ra, V-GREEN cũng hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có mật độ trạm sạc xe điện hàng đầu thế giới.

Giai đoạn đầu, V-GREEN trực tiếp tìm kiếm mặt bằng và đối tác để thiết lập, mở rộng mạng lưới trạm sạc tại các thị trường trọng điểm trên khắp thế giới. Đồng thời, công ty cũng sẽ hợp tác với đối tác là các đơn vị cung cấp trạm sạc bên thứ 3 nhằm cung cấp dịch vụ sạc xe cho chủ xe điện VinFast.

Ở thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của những công ty cung cấp trạm sạc như EV One hay V-GREEN có thể xem như một sự trợ giúp đắc lực với các hãng xe trong nỗ lực mở rộng mạng lưới trạm sạc tại Việt Nam, từ đó giúp trải nghiệm xe điện của người dùng trở nên thuận tiện hơn.

Xu hướng chia sẻ trạm sạc

Vào tháng 7/2023, bảy hãng xe tại thị trường Mỹ bao gồm BMW, General Motors, Honda, Hyundai, Kia, Mercedes-Benz và Stellantis đã thông báo sẽ hợp tác cùng nhau, thành lập một liên doanh để tự sản xuất bộ sạc cùng một hệ thống sạc đảm bảo các tiêu chí sạc nhanh, đáng tin cậy và dễ sử dụng. Liên minh này hướng đến mục tiêu mở rộng số lượng trạm sạc nhanh ra khắp lãnh thổ Bắc Mỹ, tương tự mạng lưới Supercharger của Tesla, và dự kiến đi vào hoạt động từ năm nay.

Theo Car and Driver, các trạm sạc này sẽ tương thích với tất cả xe điện sử dụng chuẩn sạc CCS cũng như chuẩn sạc NACS độc quyền trên xe điện Tesla. Không ít hãng xe đã cam kết trang bị đầu sạc chuẩn NACS trên xe điện của mình như Mercedes-Benz hay General Motors, trong khi những hệ thống trạm sạc tư nhân khác tại Mỹ như Electrify America hay ChargePoint cũng xác nhận sẽ bổ sung trụ sạc theo chuẩn NACS trong tương lai gần.

 Tesla chia sẻ trạm sạc Supercharger với các hãng xe đối thủ. Ảnh: Teslarati.

Tesla chia sẻ trạm sạc Supercharger với các hãng xe đối thủ. Ảnh: Teslarati.

Trước đó, Tesla xác nhận sẽ chia sẻ quyền sử dụng 12.000 trụ sạc Supercharger của mình tại Bắc Mỹ với các hãng xe đối thủ. Ford là cái tên đầu tiên đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền sử dụng các trạm sạc siêu nhanh Supercharger, tiếp sau đó là General Motors và Rivian.

Với V-GREEN, đơn vị này cho biết sau khoảng 5 năm vận hành, tùy từng thị trường cũng như khả năng huy động thực tế mà sẽ cân nhắc chuyển sang mô hình kinh doanh dịch vụ sạc ôtô điện cho các hãng xe điện khác ngoài VinFast.

Bên cạnh nỗ lực của từng hãng xe, xu hướng chia sẻ trạm sạc xe điện cũng được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng hạ tầng trạm sạc. Tuy nhiên ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại, khả năng ôtô điện của các hãng khác có thể sử dụng trụ sạc của VinFast vẫn được xem là tương đối khó xảy ra.

Tại thị trường Việt Nam, xe xanh nói chung và ôtô thuần điện nói riêng vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường.

Dù vậy, nỗ lực của các hãng xe và những công ty cung cấp dịch vụ trạm sạc trong việc mở rộng hệ thống phục vụ khách hàng đi xe điện được kỳ vọng sẽ giúp xóa bỏ những lo ngại của khách hàng trong quá trình sử dụng ôtô điện. Trong tương lai, việc hạ tầng trạm sạc được xây dựng hoàn chỉnh và rộng khắp có thể trở thành điểm tựa để xe điện trở nên phổ biến hơn đối với khách hàng Việt Nam.

Theo: Znews

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top