Cận cảnh “giường ngủ di động” Dodge Viper Limo siêu dài “mới” gần 30 tuổi lên sàn xe cũ vẫn có giá hơn 4 tỷ

Cận cảnh "giường ngủ di động" Dodge Viper Limo siêu dài "mới" gần 30 tuổi lên sàn xe cũ vẫn có giá hơn 4 tỷ

Mỹ – Chiếc xe limousine Dodge Viper Limo đời 1996 dài tới 25 ft (hơn 7,6 mét) màu trắng được chủ nhân của nó rao bán với giá hơn 4 tỷ.

Một chiếc limousine mui trần Dodge Viper đời 1996 dài 25 ft (hơn 7,6 mét) đang được rao bán tại Gateway Classic Cars với giá 169.000 USD (khoảng 4,1 tỷ đồng). Trong khi đó, một chiếc Dodge Viper tiêu chuẩn cùng đời đang chỉ có giá 37.100 USD (hơn 900 triệu đồng).

Thực tế, chiếc xe này đã khá “quen mặt” với nhiều người bởi chỉ cách đây hơn 1 năm đã từng được rao bán với giá 160.000 USD, nhưng sau đó đã phải hạ xuống 140.000 USD. Còn vào năm 2021, chính chiếc xe này cũng được chủ nhân “đánh tiếng” rao bán đấu giá trên trang eBay.

Trong lịch sử của mình, Dodge chưa bao giờ chế tạo một chiếc Viper limo dài như vậy. Đây là chiếc xe được độ chế từ Viper nguyên bản chỉ có 2 chỗ ngồi bằng cách cắt và kéo dài phần đuôi xe cùng trục cơ sở, giúp chiếc mui trần này có thể chở được tới 12 người.

Mặc dù vậy, chiếc Dodge Viper này dường như vẫn giữ nguyên đường nét ngoại hình ban đầu của nó. Mui xe, đèn pha, lưới tản nhiệt và cản va sau vẫn gần như nguyên trạng đặc trưng của Viper RT. Việc chuyển đổi chỉ xảy ra ở 3/4 thân xe phía sau để kéo dài từ chiếc coupe 14 ft (xấp xỉ 4,3m) thành chiếc limo mui trần dài tới 25 ft (hơn 7,62m).

Chiếc xe limousine trên cũng không còn được trang bị động cơ nguyên bản V10 8.0 lít thể thao của Viper mà thay vào đó là động cơ Mopar Dodge Magnum 5.9 lít, sản sinh công suất 390 mã lực. Dù loại động cơ này không quá mạnh như động cơ nguyên bản V10 của Viper nhưng được cho là phù hợp với kiểu dáng kéo dài của chiếc xe.

Theo công ty chuyên nghiên cứu và định giá xe mới Hagerty Insurance, một chiếc Dodge Viper đời 1996 trong tình trạng tốt có giá trung bình khoảng 37.100 USD. Như vậy, với giá đang được rao bán của chiếc limousine này là 169.000 USD có thể thừa sức mua được 4 chiếc, đồng thời vẫn dôi ra một khoản “bỏ túi”.

Siêu phẩm Porsche 918 Spyder sắp lần đầu về Việt Nam có gì đặc biệt? | Tạp Chí Siêu Xe

Theo Motor1

Khám phá “chuyên cơ trên mặt đất” đúng nghĩa: Duy nhất trên thế giới, có thể lăn bánh xuống phố hợp pháp

Một chiếc máy bay sang trọng được biến thành “chuyên cơ trên mặt đất” đúng nghĩa, khi được cải tạo thành xe limousine có thể ra đường một cách hợp pháp. Đây chắc chắn là chiếc “chuyên cơ” độc nhất thế giới.

Một trong những “chiếc xe” được đem ra đấu giá gây chú ý nhờ ngoại hình quá giống máy bay. Những ai hình dung như vậy hoàn toàn không sai. Chiếc LimoJet, hay còn gọi là Learmousine, thực sự là máy bay được tháo cánh để thành xe limousine 8 chỗ.

Với chiều dài lên tới gần 13m, LimoJet vốn là một chiếc máy bay nhỏ do Learjet sản xuất.

Với chiều dài lên tới gần 13m, LimoJet vốn là một chiếc máy bay nhỏ do Learjet sản xuất.

Nhưng sau 12 năm nghiên cứu phát triển với chi phí 1 triệu USD, máy bay đã trở thành ô tô lăn bánh trên đường và được đem ra đấu giá với giá khởi điểm từ 100.000 USD

Nhưng sau 12 năm nghiên cứu phát triển với chi phí 1 triệu USD, máy bay đã trở thành ô tô lăn bánh trên đường và được đem ra đấu giá với giá khởi điểm từ 100.000 USD.

LimoJet sử dụng khung thép và giữ lại hầu hết phần thân nhôm vốn có của chiếc máy bay. Cánh nay bị “vặt” bớt để dễ dàng di chuyển trên đường. Cánh sau được giữ lại để mang đến một chút cảm giác “bay”. Để thuận tiện tối đa, phần đuôi xe có thể gập vào trong để xe có thể vừa vặn trong không gian chật hẹp. Bánh xe hợp kim 28 inch bọc trong lốp Kumho với chắn bùn thửa riêng.

Thân xe gần đây được sơn hai tông màu đen - bạc, chỉ có thêm vài chi tiết màu đỏ nhấn nhá. Trước đó, xe được sơn màu đỏ xuyên suốt, bao gồm cả mâm

Thân xe gần đây được sơn hai tông màu đen – bạc, chỉ có thêm vài chi tiết màu đỏ nhấn nhá. Trước đó, xe được sơn màu đỏ xuyên suốt, bao gồm cả mâm.

Bên trong, LimoJet trông như thể một chiếc xe tiệc tùng. LimoJet được trang bị 8 ghế màu đen bọc da họa tiết kim cương, dàn loa siêu trầm, TV 42 inch, sàn disco vui nhộn, quầy giải khát và giá để cốc

Trong khoang lái, xe có cụm đồng hồ giống ô tô, 4 màn hình trên táp lô được liên kết với các camera phía trước và sau xe. Điểm trừ là không có vách ngăn giữa “tiệc tùng” và buồng lái.

Chiếc xe khổng lồ dẫn động cầu sau, số tự động lấy sức mạnh từ động cơ xe tải Chevrolet V8 6.1L sản sinh công suất 400 mã lực, tốc độ tối đa 161km/h. Hoàn toàn không phải lo lắng lãng phí động cơ này, bởi chiếc xe được phép vận hành trên đường dân sinh

Chiếc xe khổng lồ dẫn động cầu sau, số tự động lấy sức mạnh từ động cơ xe tải Chevrolet V8 6.1L sản sinh công suất 400 mã lực, tốc độ tối đa 161km/h. Hoàn toàn không phải lo lắng lãng phí động cơ này, bởi chiếc xe được phép vận hành trên đường dân sinh.

Có thể nói, Learmousine là chiếc máy bay đường bộ hợp pháp đầu tiên trên thế giới và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại. Dù vậy, chiếc xe hiện tại mới chỉ được cho mục đích trưng bày

Có thể nói, Learmousine là chiếc máy bay đường bộ hợp pháp đầu tiên trên thế giới và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại. Dù vậy, chiếc xe hiện tại mới chỉ được cho mục đích trưng bày.

Nhà đấu giá Goldin mô tả: "Sản phẩm này là đỉnh cao trong làng limousine". Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa ai bỏ thầu cho chiếc xe, dù được đính kèm bán tải Chevrolet cùng rơ moóc Iron Bull để chở chiếc xe đi

Nhà đấu giá Goldin mô tả: “Sản phẩm này là đỉnh cao trong làng limousine”. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa ai bỏ thầu cho chiếc xe, dù được đính kèm bán tải Chevrolet cùng rơ moóc Iron Bull để chở chiếc xe đi.

Theo: tuoitre

Siêu pin của đối tác VinFast không còn nằm trên giấy: Sạc 5 phút đi 160km, có 1 điểm “ăn đứt” Tesla của tỷ phú Elon Musk

Pin sạc siêu nhanh của StoreDot sẽ có mặt từ năm sau trên một mẫu xe thương mại, mẫu pin này có khả năng sạc siêu sanh chỉ cần 5 phút có thể đi 160 km và đang trong quá trình nghiên cứu rút ngắn thời gian sạc hơn.

Mới đây, một thương hiệu xe điện đã thông báo sẽ ứng dụng thử nghiệm loại pin có khả năng sạc siêu nhanh do StoreDot cung cấp trên một mẫu xe thương mại từ năm sau.

Thương hiệu đưa ra thông báo này là Polestar – thương hiệu liên doanh giữa Volvo và Geely; hãng cho biết rằng sẽ trang bị pin sạc siêu nhanh (Extreme Fast Charging – XFC) do StoreDot cung cấp lên mẫu sedan hạng sang Polestar 5 của mình. Mẫu xe này dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại từ năm sau.

Siêu pin của đối tác VinFast không còn nằm trên giấy: Sạc 5 phút đi 160km, 1 điểm 'ăn đứt' Tesla - Ảnh 1.
Mô đun pin của StoreDot.

StoreDot đã dành nhiều năm để phát triển công nghệ sạc siêu nhanh XFC nói trên, có thể sạc lượng điện đủ để đi 100 dặm (tương đương 160km) trong vòng 5 phút.

StoreDot đang cố gắng đưa pin vào sản xuất đại trà với khả năng sạc nói trên từ năm 2024, sau đó sẽ tiếp tục cải tiến để có thể rút xuống còn 3 phút vào năm 2028, và 2 phút vào năm 2032.

Loại pin này của StoreDot có thành phần hóa học khác với các loại pin của đối thủ. Theo StoreDot, cực anốt của pin, vốn làm bằng Li-ion chì, được làm bằng hỗn hợp silicon tổng hợp ở một tỷ lệ nhất định, giúp cho pin có thể sạc nhanh hơn.

Siêu pin của đối tác VinFast không còn nằm trên giấy: Sạc 5 phút đi 160km, 1 điểm 'ăn đứt' Tesla - Ảnh 2.
Polestar sẽ là hãng xe đầu tiên ứng dụng thử nghiệm pin của StoreDot trên xe thương mại.

Theo CEO StoreDot Doron Myersdorf, tốc độ sạc của pin này nhanh gấp 3 lần mức trung bình của toàn ngành công nghiệp. Đồng thời, pin của StoreDot cũng có mật độ năng lượng ở tầm tốt nhất khi trữ được 330Wh/kg, hơn hẳn mức 270Wh/kg của Tesla.

Về tiềm năng ứng dụng, nhà phân tích Sam Abuelsamid từ Guidehouse Insights nhận định rằng tốc độ sạc nhanh sẽ mang tới cơ hội sử dụng pack pin nhỏ hơn, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm trọng lượng xe và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

Siêu pin của đối tác VinFast không còn nằm trên giấy: Sạc 5 phút đi 160km, 1 điểm 'ăn đứt' Tesla - Ảnh 3.
Bên cạnh thời gian sạc nhanh, pin của StoreDot có mật độ năng lượng ở mức cao.

Tuy nhiên, tốc độ sạc quá nhanh cũng có thể khiến pin chóng xuống cấp, dễ rơi vào trạng thái chai pin và sau cùng, tốn của người dùng cả trăm triệu đồng để thay pin mới.

Song, theo thông báo của StoreDot, công nghệ pin XFC của họ không cho thấy dấu hiệu xuống cấp sau nhiều chu trình sạc thử nghiệm. Cụ thể, StoreDot đã thử nghiệm sạc pin của mình theo điều kiện thực tế: Sạc nhanh từ 10% lên 80% trong 10 phút, sạc chậm từ 0% đến 10% và từ 80% đến 100%; kết quả sau 1000 chu trình không cho thấy dấu hiệu xuống cấp.

Siêu pin của đối tác VinFast không còn nằm trên giấy: Sạc 5 phút đi 160km, 1 điểm 'ăn đứt' Tesla - Ảnh 4.
Qua thử nghiệm, pin XFC của StoreDot không xuống cấp sau 1000 chu kỳ sạc-xả.

Theo chia sẻ của CEO StoreDot Doron Myersdorf, công nghệ pin này còn khoảng 2 đến 3 năm nữa mới tới giai đoạn thương mại hóa trên quy mô lớn. Với bối cảnh chuỗi cung ứng nguyên liệu ngày nay, StoreDot cần thành lập cho mình một nguồn cung vững chắc.

CEO StoreDot Doron Myersdorf cũng cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với một vài nhà cung cấp loại vật liệu mới này trên thế giới, một số ở Hàn Quốc, một số ở Mỹ, một số ở châu Âu. Sẽ mất vài năm để có thể nâng lên công suất đủ để đấu chi phí sản xuất của chì”.

Bên cạnh đó, StoreDot cũng cần làm việc với các nhà sản xuất xe đối tác để trang bị công nghệ pin này trên các mẫu xe khác nhau, đồng thời phát triển hệ thống giải nhiệt để đảm bảo pin hoạt động an toàn. Hiện có khoảng 15 hãng xe đang làm việc với StoreDot.

StoreDot là một start-up công nghệ thành lập từ năm 2012 tại Israel; đơn vị này đã thu hút đầu tư từ nhiều đơn vị trên thế giới như VinFast, Polestar, Daimler (công ty mẹ của Mercedes) hay cả ông lớn dầu khí BP.

Theo Phụ Nữ Mới

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top