Bí mật lần đầu được “bật mí” đằng sau hành trình tạo ra “siêu phẩm” VinFast VF7 của Torino Design: 80.000 giờ trên mẫu xe “mang lại sự phấn khích”

Bí mật lần đầu được "bật mí" đằng sau hành trình tạo ra "siêu phẩm" VinFast VF7 của Torino Design: 80.000 giờ trên mẫu xe “mang lại sự phấn khích”

Ông Paolo Smeriglio, Trưởng bộ phận Quản lý Dự án tại Studio Torino Design (Ý), lần đầu tiết lộ về thiết kế VinFast VF7: “Những mẫu xe concept khiến nhiều người cất tiếng ‘wow’ nhưng thường không được sản xuất, VF7 sinh ra để thỏa mãn ước mơ đó khi giữ cái hồn của thiết kế ý tưởng trên xe thương mại”.

Vẻ đẹp ngoạn mục và cảm hứng từ những chiếc máy bay siêu thanh

– Ông định nghĩa thế nào về một chiếc xe đẹp?

Với Torino Design, một chiếc xe đẹp phải nổi bật trên đường phố, có những dấu ấn riêng dễ nhận diện. Chúng tôi luôn cố gắng sản phẩm thiết kế hội tụ đủ 4 yếu tố: kiểu dáng tổng thể độc đáo, có chi tiết nhận diện riêng biệt, tinh tế về hoàn thiện và đảm bảo công năng vận hành. VF7 là ví dụ điển hình của một mẫu xe hội tụ đủ cả 4 yếu tố.

Ông Paolo Smeriglio, Trưởng bộ phận Quản lý Dự án, Studio Torino Design

– Đâu là cảm hứng để Torino Design thiết kế nên VF 7 và thông điệp muốn gửi gắm là gì?

Kiểu dáng của VF7 được lấy cảm hứng từ ngành hàng không – vũ trụ, với những đặc điểm về tốc độ và linh hoạt. Từ đó, chúng tôi trau chuốt cho từng đường nét thiết kế để mang đến trải nghiệm về nét đẹp hoàn hảo của một chiếc ô tô.

SUV này có sự mạnh mẽ ở đầu xe, đậm nét tương lai ở phần đuôi, kết hợp cùng những đường nét sắc cạnh để tạo nên một tổng thể đậm chất thể thao, thu hút mọi ánh nhìn.

Hầu hết người dùng đều thích ngắm nhìn những mẫu concept của các thương hiệu bởi vẻ đẹp thuần khiết và tương lai. Tuy nhiên, không phải bản concept nào cũng trở thành xe thương mại hay giữ nguyên cái chất khi sản xuất. VF7 sinh ra để thỏa mãn mong ước đó bởi mẫu xe thương mại không khác biệt so với bản concept.

VinFast VF7 mang đậm phong cách Ý với diện mạo phóng khoáng, thể thao và đầy cá tính

– Trên thân xe VF7, chúng tôi nhận thấy rất nhiều hình khối hình tam giác được tạo nên từ đường cắt rất mạnh mẽ, tạo cảm giác VF 7 giống như phi thuyền không gian vậy. Ông có thể giải thích cụ thể hơn về những chi tiết hay thiết kế đó được không VF7?

Bạn thật tinh tế! Quả thật là như vậy. Tuy nhiên, hầu như mọi chi tiết của VF7 đều có tính thẩm mỹ rất cao và đặc trưng riêng. Nếu nhìn từ phía sườn xe, các đường gân dập nổi hay các nét cắt hội tụ tạo góp phần tạo nên các mảng hình tam giác.

Những mảng khối đó được lấy cảm hứng từ thiết kế của những mẫu máy bay siêu thanh, đặc biệt ở các chi tiết cánh, động cơ phản lực. Điều đó giúp cảm nhận về tốc độ và sự linh hoạt của VF7 càng trở nên rõ nét hơn. Trong khi đó, đuôi xe giống cánh máy bay.

Thiết kế ngoại thất của VF7 được lấy cảm hứng từ các chi tiết phóng khoáng, mạnh mẽ của phi thuyền không gian

– Liệu người lái VF7 sẽ cảm nhận được điều gì khi dùng mẫu xe này?

Chắc chắn là sự phấn khích rồi, VF7 tối ưu về khí động học và mạnh gấp 2 – 3 lần xe xăng cùng phân khúc. Thiết kế đậm chất công nghệ, tương lai và thể thao càng làm bạn phấn khích hơn.

Khi bạn ngồi sau vô lăng, bạn sẽ cảm thấy như làm chủ, chinh phục tất cả các cung đường vậy. Hệ thống HUD và không gian thiết kế cũng được tối giản giúp bạn hoàn toàn tập trung vào việc lái xe.

80.000 giờ trên mẫu xe “mang lại sự phấn khích cho công chúng

– Trong quá trình thiết kế nên VF7, đâu là vấn đề khó khăn nhất và Torino Design đã giải quyết bài toán này ra sao?

Quá trình thiết kế VF7 quả thực đầy thách thức, ở cả góc độ thẩm mỹ và kỹ thuật. Về thẩm mỹ, thách thức với chúng tôi là làm sao thiết kế phải đẹp theo năm tháng, nhưng vẫn phải cá tính và mang đậm hơi hướng tương lai.

Thiết kế phần đầu xe cũng là thách thức không nhỏ. Với chiều dài không quá lớn, chúng tôi phải trang bị đầy đủ chi tiết, từ hệ thống cản trước, đèn pha tới lưới tản nhiệt, cảm biến… nhưng vẫn phải đảm bảo tối ưu về khí động học và đáp ứng các kết quả thử nghiệm va chạm ở mức cao nhất.

Sự vững chãi trên VF7 cũng là một vấn đề quan trọng. Cảm giác này trên xe có được là nhờ việc đội ngũ thiết kế đã quyết định tăng chiều rộng xe thêm 70 mm. Một phần của chiều rộng trên được dùng để cải thiện không gian nội thất, phần còn lại để mở rộng tấm chắn bùn phía sau xe.

Thiết kế VF7 là sự kết hợp hoàn hảo giữa ý tưởng, đam mê và tính thực tiễn

– Về khí động học, phía Torino Design đã làm gì để tạo nên sự đặc biệt cũng như hiệu suất tối ưu trên VF7, thưa ông?

Trên VF 7, đội ngũ thiết kế đã tối ưu khả năng khí động học ở từng góc cạnh. Đơn cử như nắp capo thiết kế thấp, chuyển tiếp mượt mà với khu vực kính chắn gió giảm áp suất. Mui xe thiết kế theo hướng vuốt dần về sau, cánh lướt gió nhỏ, kéo dài tạo nên các vòng xoáy không khí phía trên và sau xe.

Tay nắm cửa ẩn và gạt mưa ẩn phía sau cũng giúp tăng chỉ số này, đồng thời giúp VF7 cũng trở nên thanh lịch, ưa nhìn hơn. Góc đầu xe VF7 cũng được bo tròn, trong khi góc phía đuôi xe là các cạnh thẳng đóng vai trò như cánh gió để tạo dòng chảy không khí tốt nhất.

Ngoài ra, từng chi tiết từ bánh xe, kính xe tới gương chiếu hậu đều phải tinh chỉnh để giảm tiếng ồn và cho khả năng khí động học tối ưu nhất.

– Bên cạnh ngoại thất, nội thất trên VF7 cũng là điểm gây ấn tượng đặc biệt với công chúng. Bí mật của Torin Design nằm ở đâu?

Điểm đặc biệt trên VF7 là thiết kế hướng tới người lái – “Vũ trụ phi đối xứng”. Nhiều mẫu xe cũng được nói tới với triết lý này nhưng lại không đáp ứng được nhiều tiêu chí.

Nội thất trên VF7 thể hiện sự tối giản và thể thao về mọi mặt. Giao diện HMI (Human Machine Interface) trên xe tập trung ở cùng một khu vực phía trước, với tất cả thao thác về thông tin giải trí, phím bấm chuyển số, HUD… Thiết kế này giúp người lái tận hưởng tối đa cảm giác thể thao khi cầm lái VF7, dễ dàng điều khiển các tác vụ mà không bị mất tập trung.

Trong khi đó, nhờ tối ưu về thiết kế, các vị trí hành khách cũng được đảm bảo về sự rộng rãi, thoải mái để tận hưởng những tiện nghi hàng đầu trên ô tô.

Triết lý “Vũ trụ phi đối xứng” được Torino Design đưa vào phong cách nội thất của VF 7

– Thực tế, để làm nên một tác phẩm như VF7, Torino Design đã phải qua quá trình làm việc ra sao?

Để giải quyết những bài toán ấy, tất cả nhóm thiết kế của Torino Design đã cùng đóng góp ý tưởng. Chúng tôi đã dành hơn 80.000 giờ làm việc cho toàn dự án phát triển VF7 để có được mẫu xe như hiện tại.

VinFast VF7 là sản phẩm của 80.000 giờ thiết kế đầy đam mê

– Cảm ơn ông với những chia sẻ thú vị.

Nỗi khổ của đại gia Minh Nhựa và Mailisa Khánh có Hypercar mà chẳng được đi | Tạp Chí Siêu Xe

Tham khảo VinFast

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và tỷ phú Phạm Nhật Vượng – quyết đấu Tesla chinh phục thị trường Mỹ

Tiến vào thị trường Mỹ, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía Chính phủ và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, hãng xe “made in Việt Nam” cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn.

VinFast vươn ra biển lớn

Khi thương hiệu xe điện VinFast đến từ Việt Nam tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy ở Mỹ, bang Bắc Carolina đã được chú ý. Nhiều năm qua, các lãnh đạo của khu vực này vẫn hy vọng có một nhà máy sản xuất ô tô được đặt tại đây.

Thương hiệu xe Việt đã nhận gói ưu đãi kinh tế hơn 1 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử bang và đưa nhà máy của VinFast trở thành cơ sở sản xuất ô tô điện đầu tiên tại nơi này.

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 1.
Ông Phạm Nhật Vượng. Nguồn: LINH PHAM/BLOOMBERG NEWS

VinFast đã thành lập được 6 năm, sử dụng công nghệ từ BMW, thuê cựu giám đốc điều hành của General Motors và Ford Motor, đồng thời làm việc với các nhà thiết kế người Ý để phát triển một chiếc ô tô có kiểu dáng hiện đại. Họ đặt mục tiêu cạnh tranh với Tesla và những gã khổng lồ ô tô khác của Mỹ trên sân nhà.

Một trong những người ủng hộ thương hiệu này là Thống đốc bang Bắc Carolina, ông Roy Cooper. Từng chia sẻ trên Twitter cá nhân, lãnh đạo tiểu bang tin rằng VinFast sẽ giúp kinh tế địa phương phát triển vượt bậc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho biết việc VinFast xây dựng cơ sở sản xuất xe điện và pin ở bang Bắc Carolina là ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của mình.

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 2.
Vốn hóa thị trường kể từ khi VinFast niêm yết. Nguồn: FactSet

Ngay sau khi chào sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast thu hút nhiều sự chú ý. Vào tháng 8, giá trị vốn hoá của VinFast có thời điểm vượt xa rất nhiều các ông lớn sản xuất ô tô Mỹ như General Motors (GM) hay Ford Motor. Tuy nhiên, mức tăng đó không còn được duy trì ở thời điểm hiện nay.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, VinFast bán được khoảng 10.000 xe điện trên toàn cầu. Tuy nhiên, công ty cũng thừa nhận là “tay chơi mới” tham gia vào lĩnh vực ô tô nên hãng phải đầu tư rất lớn đồng thời không phủ nhận những khó khăn, thách thức mà hãng gặp phải.

Tuy nhiên, Vinfast có những lợi thế lớn tại thị trường Mỹ, nhất là sự ủng hộ của chính phủ dành cho nhà sản xuất ô tô. Điều này nêu bật những nỗ lực đang được triển khai để bắt đầu tạo ra công nghệ năng lượng sạch trong nước.

Chính phủ Mỹ đã dành hàng chục tỷ USD để hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện, nhà sản xuất tấm pin mặt trời và nhà chế biến khoáng sản. Chính quyền tiểu bang và địa phương cũng đang có nhiều hỗ trợ lớn.

VinFast đã được các chính trị gia Mỹ của cả hai đảng hoan nghênh và Việt Nam được coi là đối tác thương mại thân thiết. Trong chuyến công du Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Mỹ Joe Biden cũng đã gặp bà Lê Thị Thu Thuỷ, CEO VinFast.

Cú ngoặt với ô tô sau 2 năm chóng vánh

Nhà sáng lập VinGroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng cùng các cộng sự bắt đầu sản xuất mì ăn liền với tên gọi Mivina tại Ukraine trước khi chuyển sang lĩnh vực bất động sản. Theo Forbes xếp hạng, ông là người giàu nhất Việt Nam và kiểm soát hơn 98% cổ phần VinFast.

Bà Thủy – vốn đang ở vị trí cấp cao tại Tập đoàn VinGroup vào năm 2017 – thì nhận được cuộc gọi từ ông Phạm Nhật Vượng. Nhà lãnh đạo đề nghị bà Thuỷ quay trở lại với công việc để làm ô tô.

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 3.
Ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: LINH PHAM/BLOOMBERG NEWS

“Mục tiêu đầu tiên mà Chủ tịch giao cho chúng tôi là sản xuất ô tô trong 2 năm. Tôi đã làm việc với chủ tịch đủ lâu nên tôi không thắc mắc gì cả”, bà chia sẻ.

VinGroup đã chi mạnh tay cho bí quyết và công nghệ nước ngoài. Giám đốc điều hành đầu tiên của VinFast là Jim DeLuca, người đã có 37 năm làm việc tại General Motors và từng là phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của thương hiệu này.

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 4.
Một người sáng tạo nội dung TikTok đang quay phim tại gian hàng VinFast tại một triển lãm thương mại ở Las Vegas. Ảnh: STEVE MARCUS/REUTERS

Công ty đã tung ra ba mẫu xe trong 21 tháng, nhanh hơn nhiều so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống thường làm và giống với nhóm các công ty xe điện startup đang lên của Trung Quốc. Công ty đã ngừng sản xuất xe động cơ đốt trong vào năm ngoái. Ông DeLuca rời đi vào năm 2021 và bà Thủy sau đó trở thành CEO.

VinFast cho biết nhà máy của họ ở Việt Nam tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, ví dụ ở việc chi phí lao động thấp. Ô tô của hãng hiện được sản xuất tại một nhà máy tự động hóa cao ở Hải Phòng.

Nhiều linh kiện được sản xuất ngay tại xưởng, vải ghế cũng được may ở đó. Tại nhà máy, con người không nhiều và có “đội quân” hơn 1.000 robot làm phần lớn công việc nặng nhọc, ví dụ hàn các mảnh xe hơi lại với nhau.

WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 5.
Nhân viên VinFast tại nhà máy ở Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh: LINH PHAM/THE WALL STREET JOURNAL
WSJ: Vụ đặt cược tỷ đô ở xứ cờ hoa của Vinfast và quyết tâm vượt khó chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 6.
Nhiều linh kiện ô tô của VinFast được sản xuất tại nhà máy ở Hải Phòng, với đội quân hơn 1.000 robot đảm nhiệm phần lớn công việc nặng nhọc. Ảnh: LINH PHAM/THE WALL STREET JOURNAL

VinFast cho biết họ có thể xuất khẩu với giá rẻ nhờ sử dụng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các thị trường nước ngoài. Công ty hiện đang bán xe ở Mỹ, Canada, Việt Nam và cho biết sẽ sớm bán xe ở EU.

Được biết, nhà máy của công ty có công suất được công bố là sản xuất 300.000 xe điện mỗi năm, nhưng công ty dự kiến sẽ sản xuất 40.000 đến 50.000 xe trong năm nay.

Tuy nhiên, sản xuất ở Mỹ có thể có những khác biệt. Việc duy trì chi phí thấp có thể khó khăn vì công ty ở xa chuỗi cung ứng ở châu Á và mức lương ngành sản xuất ở Mỹ có thể cao hơn ở Việt Nam tới hơn 10 lần. Phía VinFast cho biết họ sẽ dựa vào tự động hóa và nhắm đến các nhà cung cấp có vị trí gần để duy trì tính linh hoạt.

VinFast tới Mỹ với định vị là một thương hiệu xe hơi cao cấp. VinFast VF8 City Edition có giá khởi điểm gần 50.000 USD tại Mỹ, cao hơn Tesla Model 3. Công ty đã mở 13 phòng trưng bày ở California và ba phòng trưng bày khác sắp được triển khai.

VinFast đã động thổ xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina vào tháng 7 và hiện cho biết dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất ô tô điện vào năm 2025, một năm sau mục tiêu ban đầu.

Bà Thủy nói: “Nếu chúng tôi muốn trở thành một phần của nền kinh tế Mỹ và cam kết hiện diện lâu dài, chúng tôi sẽ phải thực sự đầu tư lớn”.

Tham khảo WSJ / Nhịp sống Thị trường

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top