Xe ô tô điện của Trung Quốc đứng trước khả năng sẽ không thể được nhập khẩu vào Mỹ, và đây là nguyên nhân?

Xe ô tô điện của Trung Quốc đứng trước khả năng sẽ không thể được nhập khẩu vào Mỹ, và đây là nguyên nhân?

Nhà Trắng cho biết đang mở cuộc điều tra liệu ô tô điện Trung Quốc có mang tới tiềm ẩn cho an ninh Mỹ hay không và sẽ có các hành động cứng rắn, bao gồm việc cấm xe điện từ đất nước tỷ dân được nhập vào Mỹ.

Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown nhận thấy xe điện Trung Quốc là mối đe dọa trước mắt với ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Đây được xem là phát biểu mạnh mẽ nhất của các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề này. Trước đó, họ đã kêu gọi áp thuế cao để ngăn xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất cấm nhập khẩu ô tô điện Trung Quốc - 1
Ô tô điện Trung Quốc được Mỹ xem xét là mối đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ (Ảnh: BBC).

Vào tháng 2, Nhà Trắng đã mở một cuộc điều tra xem liệu xe hơi Trung Quốc có đe dọa an ninh quốc gia hay không.

Thượng nghị sỹ Brown chia sẻ trong một video trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng: “Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc đưa sự gian lận có hỗ trợ của chính phủ vào ngành công nghiệp ô tô Mỹ”.

Thượng nghị sĩ Brown đến từ bang Ohio chuyên sản xuất ô tô, đang tìm cách tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 11 này.

Tổng thống Biden cho biết các chính sách của Trung Quốc “có thể khiến xe Trung Quốc tràn ngập tại thị trường Mỹ, đe dọa an ninh quốc gia” và ông chủ Nhà Trắng nói rằng “sẽ không để điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ này”.

Washington cho biết có thể áp dụng các hạn chế do lo ngại công nghệ trong xe hơi Trung Quốc có thể “thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm về người lái xe và hành khách”.

Họ cũng cảnh báo rằng các xe kết nối internet “thường xuyên sử dụng camera và cảm biến để ghi lại thông tin về cơ sở hạ tầng của Mỹ và có thể được điều khiển hoặc vô hiệu hóa từ xa”.

Trung Quốc là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và đang cạnh tranh với Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu xe lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất cấm nhập khẩu ô tô điện Trung Quốc - 2
Công nghệ lắp ráp xe điện hiện đại tại Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, số lượng xe Trung Quốc trên đường phố Mỹ rất thấp do, Mỹ hiện đánh thuế 27,5% đối với các loại xe đến từ quốc gia này.

Trong chuyến thăm Trung Quốc tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Bắc Kinh rằng Washington sẽ không cho phép tình trạng “sốc Trung Quốc” của đầu những năm 2000 tái diễn, khi hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Mỹ.

Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Liao Min, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hạn chế mà Mỹ đã áp đặt lên thương mại và đầu tư.

Ông Liao cho biết, lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đến từ “quy mô thị trường lớn, hệ thống công nghiệp toàn diện và nguồn nhân lực dồi dào”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất cấm nhập khẩu ô tô điện Trung Quốc - 3
Xiaomi SU7, mẫu xe điện đang gây xôn xao tại Trung Quốc khi có giá bán rẻ (khởi điểm quy đổi khoảng 740 triệu đồng) nhưng được trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại (Ảnh: Nguyễn Khánh).

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ở trong một cuộc chiến thương mại từ năm 2018 khi chính quyền ông Donald Trump đã đánh thuế lên hơn 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng trả đũa bằng việc áp thuế lên hơn 110 tỷ USD sản phẩm của Mỹ.

Tổng thống Joe Biden giữ nguyên hầu hết các mức thuế này.

Năm ngoái, tổng lượng hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc đã giảm hơn 20% xuống còn 427 tỷ USD. Cùng lúc đó, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 4% xuống còn chỉ gần 148 tỷ USD.

3 mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất hành tinh: Chớp mắt đã ‘mất hút’ | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Dantri

Ế ẩm nặng trong năm 2023 khi chỉ đạt 591 chiếc, TMT Motors buộc phải giảm sâu mục tiêu doanh số xe điện Trung Quốc Wuling

Lượng xe điện Trung Quốc Wuling HongGuang MiniEV bán ra năm 2023 chỉ đạt 10,6% so với kế hoạch khiến TMT Motors buộc phải giảm sâu mục tiêu doanh số năm 2024.

Chỉ có vẻn vẹn 591 chiếc xe điện Wuling HongGuang MiniEV ra thị trường trong năm 2023.
Chỉ có vẻn vẹn 591 chiếc xe điện Wuling HongGuang MiniEV ra thị trường trong năm 2023.

Theo báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ đại hội cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Ô tô TMT (TMT Motors), tính đến hết năm 2023, doanh nghiệp này chỉ bán được vẻn vẹn 591 chiếc xe điện Wuling HongGuang MiniEV ra thị trường. Con số này chỉ bằng 10,6% so với kế hoạch doanh số 5.525 chiếc đặt ra trước đó.

Do ế ẩm nặng trong năm 2023, TMT Motors đã lên kế hoạch tổng doanh số năm 2024 của dòng sản phẩm xe điện chỉ ở mức 1.016 chiếc. Dù tăng đến 71,46% so với năm trước song kế hoạch bán hàng xe điện của TMT Motors năm 2024 vẫn ở mức rất thấp. Bởi trên thực tế, mức doanh số 591 chiếc năm 2023 đạt được trong khoảng thời gian 6 tháng trong khi mục tiêu doanh số 1.016 chiếc cho trọn vẹn cả năm 2024.

Mẫu xe điện Trung Quốc Wuling HongGuang Mini EV lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 6/2023. Với mức giá bán lẻ 239 – 279 triệu đồng, Wuling HongGuang MiniEV trở thành mẫu xe điện nhỏ nhất và cũng có khoảng giá thấp nhất thị trường.

Tại thời điểm ra mắt, đại diện TMT Motors đặt rất nhiều kỳ vọng vào mẫu xe điện mini đến từ Trung Quốc, thậm chí tham vọng Wuling HongGuang MiniEV sẽ thay thế nhu cầu sử dụng xe máy của một bộ phận người tiêu dùng.

Nhưng trái với kỳ vọng, Wuling HongGuang MiniEV thường xuyên rơi vào cảnh ế ẩm. Bên cạnh những bất lợi về kích thước, trang bị công nghệ và hệ thống dịch vụ, tâm lý e ngại các loại ô tô Trung Quốc đã khiến Wuling HongGuang Mini EV không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Nhằm gỡ bỏ rào cản tâm lý đối với xuất xứ Trung Quốc, TMT Motors thậm chí đã “thay tên đổi họ” cho mẫu xe Wuling HongGuang Mini EV.

Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2024, tất cả xe Wuling Hongguang Mini EV xuất xưởng từ nhà máy lắp ráp của TMT Motors tại tỉnh Hưng Yên sẽ bỏ tên thương hiệu Wuling của Trung Quốc ở phía đuôi xe. Thay vào đó, mẫu xe này bắt đầu sử dụng tên viết tắt liên doanh SGMW (Trung Quốc).

Đáng chú ý là cùng với việc “thay tên đổi họ”, trên mỗi chiếc xe Wuling Hongguang Mini EV cũng được dán thêm decal trang trí có hình Quốc kỳ Mỹ. Động thái này sau đó thậm chí nhận được nhiều phản ứng tiêu cực từ cộng đồng.

Việc “thay tên đổi họ” đối với Wuling Hongguang Mini EV được cho là nhằm mục đích tuyên truyền đến người tiêu dùng về yếu tố liên quan đến một thành viên trong liên doanh SGMW. Đây là liên doanh ô tô Trung Quốc được thành lập với 50,1% vốn của tập đoàn SAIC Motor (Trung Quốc), General Motors (Mỹ) góp 44% và Guangxi Auto (Trung Quốc) góp 5,9% vốn.

Dù đã được nhà sản xuất giảm sâu mục tiêu doanh số song Wuling Hongguang Mini EV được dự báo vẫn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bên cạnh những khó khăn vốn có, mẫu xe điện mini Trung Quốc sẽ còn phải cạnh tranh với một đối thủ mạnh là VinFast VF3.

Mẫu xe VinFast VF3 đang chuẩn bị chính thức ra mắt thị trường với mức giá bán lẻ được dự đoán từ 300 triệu đồng. So với Wuling Hongguang Mini EV, mẫu xe điện mini thương hiệu Việt sở hữu kích thước lớn hơn, trang bị nhiều công nghệ hơn, thiết kế bắt mắt hơn và khả năng vận hành cũng mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, tâm lý ủng hộ thương hiệu Việt chắc chắn sẽ giúp VinFast VF3 vượt qua đối thủ đến từ Trung Quốc.

Ngắm “Khủng long” Cadillac Escalade ESV Platinum 2021 bệ vệ, sang trọng tại Hà Nội | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: GTVT

Người Việt dùng xe điện Việt và bài học xây dựng thương hiệu quốc gia nhìn từ “ông lớn” Hàn Quốc, Nhật Bản

Chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” của VinFast đang khiến nhiều người liên tưởng tới cách người dân Hàn Quốc, Nhật Bản từng chung tay làm nên thương hiệu ô tô quốc dân mang tầm cỡ thế giới.

Theo các chuyên gia, hơn lúc nào hết, trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt hiện tại, người Việt cần phát huy niềm tự hào dân tộc để thôi thúc, tạo động lực cho các doanh nghiệp dân tộc như VinFast mạnh mẽ tiến ra thế giới.

“Hóa rồng” từ lòng yêu nước và trách nhiệm mỗi người dân

Hơn 60 năm trước, Hàn Quốc là cái tên vô danh trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới. Đất nước Đông Á ngày đó chỉ được biết đến với hanbok, may mặc và có chăng là một vài doanh nghiệp ô tô cố gắng sao chép lại mẫu xe Jeep nổi tiếng.

Để xây dựng thương hiệu quốc gia, sự đồng lòng của người dân trong nước là yếu tố tiên quyết

Khi nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc manh nha khởi phát, thế giới không đặt nhiều niềm tin bởi xứ sở kim chi xuất phát chậm hơn những ông lớn của Mỹ, châu Âu cả trăm năm.

Thế nhưng, từ năm 1962, con đường vươn lên của Hàn Quốc đã được nhiều học giả gọi là “thần kỳ”. Hyundai ra đời, sau đó là Pony – chiếc xe đầu tiên do chính người Hàn sản xuất và hàng thập kỷ nỗ lực, vươn lên top 5 thế giới về công nghiệp ô tô

Tuy nhiên, sự thần kỳ không tự dưng đến với người dân xứ sở kim chi. Ô tô Hàn Quốc có sự hậu thuẫn lớn của Chính phủ với những chính sách từng được gọi là “đảo ngược tư duy” khi tập trung mọi nguồn lực cho các tập đoàn trong nước.

Quan trọng hơn cả là tinh thần của hàng triệu người dân Hàn Quốc ngay từ những năm tháng đầu tiên. Như lời khẳng định của một vị lãnh đạo Bộ Văn hóa Hàn Quốc: “Chúng tôi coi việc tiêu thụ hàng do người Hàn sản xuất là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu nước, là trách nhiệm công dân và là cách tốt nhất để vươn lên tự cường”.

Đó cũng là câu chuyện TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nói khi bàn về sự thành công của nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc và trước đó là Nhật Bản.

Theo ông, người dân những nước này đã đồng lòng ủng hộ ô tô nước nhà ngay từ những ngày đầu tiên dù rõ ràng, những chiếc xe giai đoạn đầu không thể sánh bằng các thương hiệu ngoại bởi những giới hạn về công nghệ, sản xuất.

“Sự chung tay, đồng hành của cả dân tộc với các thương hiệu non trẻ trong nước đã trở thành động lực mạnh mẽ đưa công nghiệp ô tô của các nước này từng bước vươn lên tầm thế giới”, TS Trần Đình Thiên tổng kết về chìa khóa thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản.

Chung tay vì thương hiệu Việt đẳng cấp thế giới

Soi chiếu từ bài học của Hàn Quốc tới ngành công nghiệp ô tô Việt với cái tên tiên phong là VinFast, giới chuyên gia cũng như rất nhiều người tiêu dùng Việt đều cho rằng, sự chung tay của người dùng là một nhân tố trọng yếu để tạo nên một thương hiệu quốc gia đẳng cấp thế giới.

Với chính sách mới trong chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, khách hàng Việt có cơ hội dễ dàng sở hữu xe điện

Một chuyên gia về phát triển thương hiệu đang làm việc tại TP.HCM, chỉ ra thực tế, rất khó để thành công nếu chỉ một mình doanh nghiệp riêng lẻ như VinFast đứng lên xây dựng thương hiệu quốc gia đẳng cấp thế giới.“VinFast dù có tiềm lực tài chính mạnh tới đâu thì cũng không thể thiếu được ngọn nguồn của mọi thương hiệu quốc gia, đó là sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước”, ông nói.

Đó là lý do vị này bày tỏ sự đồng lòng khi mới đây VinFast đã phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” lần 2. Ngoài những giải pháp tài chính thiết thực giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe điện, ông ủng hộ lời kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng thành công một thương hiệu Việt đạt đẳng cấp hàng đầu thế giới – mong muốn trong nhiều năm vẫn chưa thể hiện thực hóa của Việt Nam.

Không ít người dân cũng có cùng sự chia sẻ với VinFast. Viết trên trang cá nhân sau thông tin về chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, một chủ xe VinFast có tên Trần Phan Anh chia sẻ, ngoài yếu tố về giá cả, chi phí, suy nghĩ của anh là muốn góp phần ủng hộ cho ngành công nghiệp nước nhà.

Về lợi ích, người này cho rằng, việc lựa chọn xe điện sẽ tốt cho môi trường các thế hệ sau. “Con cái của mình sau này được sống trong môi trường ít nhiễm tiếng ồn, không khí bớt khói bụi”, anh kỳ vọng.

Ở góc độ kinh tế, TS Trần Đình Thiên cho rằng, lợi ích đem lại sẽ không giới hạn với riêng VinFast hay doanh nghiệp nào mà là “tất cả những gì gắn với hai từ Việt Nam”, đặc biệt là các sản phẩm “Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế.

Những khách hàng đã sở hữu xe điện VinFast luôn tự hào và hài lòng với lựa chọn của mình

“Xây dựng được thương hiệu Việt có nghĩa là tạo uy tín và lợi thế, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam dễ dàng đến với thế giới, giúp tạo ra giá trị quốc gia, và xa hơn là tăng thêm sự tự hào dân tộc”, TS Thiên nói.

Theo TS Thiên, để đạt được mục tiêu ấy, người Việt phải bắt đầu từ những hành động nhỏ. Mỗi người phải bắt đầu từ những hành động cụ thể là lựa chọn phương tiện di chuyển xanh, từ đó tạo tác động rộng rãi trong xã hội”, TS Trần Đình Thiên kêu gọi.

Ngày 01/03, VinFast chính thức phát động chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam” lần 2. Theo đó, khách hàng đã mua một trong 3 dòng xe xăng đầu tiên sẽ được tri ân gói bảo dưỡng trị giá 5 triệu đồng đối với các chủ sở hữu xe Lux, 3 triệu đồng đối với xe Fadil trong thời hạn 3 năm và được giảm ngay 5% giá mua xe điện VinFast bất kỳ.

Ngoài ra, toàn bộ khách hàng đều được VinFast áp dụng chính sách hỗ trợ gói ưu đãi mua xe trả góp “3 nhất”: Thời hạn cho vay dài nhất – tối đa lên tới 8 năm; Giá trị vay cao nhất – tới 70% giá xe; Lãi suất hấp dẫn nhất – chỉ 5% trong 2 năm đầu, 8% trong 3 năm tiếp theo và 9,5% trong 3 năm cuối. Tất cả chi phí hỗ trợ lãi suất và rủi ro phát sinh trong suốt 8 năm sẽ do VinFast hỗ trợ, bao gồm cả phần chênh lệch nếu lãi suất thả nổi của ngân hàng cao hơn các mức trên.

Theo: tienphong / VinFast

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top