Từng tuyên bố làm xe điện “dễ như ăn kẹo”, Huawei “quay xe” bán nhãn hiệu xe điện

Từng tuyên bố làm xe điện "dễ như ăn kẹo", Huawei "quay xe" bán nhãn hiệu xe điện

Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei quyết định bán nhãn hiệu xe điện Aito cho đối tác với giá 343 triệu USD. Trước đó, “ông lớn” Huawei từng rất tự tin mình sẽ sớm ra mắt những mẫu xe điện đầu tiên một cách dễ dàng.

Theo SCMP, Huawei đã đạt thỏa thuận bán nhãn hiệu xe điện Aito cho Seres. Đây là một phần trong kế hoạch của tập đoàn Trung Quốc nhằm chuyển sang tư vấn cung ứng, vận hành nền tảng thay vì trực tiếp sản xuất xe điện.

Seres, công ty đồng phát triển xe Aito, cho biết sẽ trả khoảng 343 triệu USD mua lại nhãn hiệu và bằng sáng chế.

Theo hồ sơ ngày 3/7 của chính phủ Trung Quốc, thỏa thuận dự kiến hoàn tất vào cuối năm. Theo Seres, động thái này không ảnh hưởng quan hệ với Huawei, cả 2 sẽ tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Một mẫu xe điện Aito trưng bày trong cửa hàng Huawei tại Thượng Hải. Ảnh: Shutterstock.

“Huawei sẽ chuyển nhãn hiệu Aito cho Seres, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Seres nhằm chế tạo và bán xe Aito”, Huawei cho biết trong thông báo chính thức, nhấn mạnh quan điểm không tự sản xuất xe điện.

Aito đánh dấu bước tiến lớn của Huawei trên thị trường xe điện khi ra mắt lần đầu năm 2021, thời điểm tập đoàn tìm kiếm nguồn thu mới sau khi bị Mỹ trừng phạt, khiến bộ phận kinh doanh smartphone chao đảo.

Trước khi hợp tác phát triển Aito, Seres là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Chongqing Sokon, niêm yết tại Thượng Hải. Do cái tên này không quá nổi bật trong lĩnh vực xe điện, các giai đoạn quan trọng như phát triển, thiết kế, ra mắt và phân phối Aito chủ yếu do Huawei đảm nhiệm.

Vị thế của Huawei giúp Aito trở thành một trong những thương hiệu xe điện phát triển nhanh nhất Trung Quốc. Đầu năm 2023, một số cửa hàng rao bán ôtô dưới tên Huawei Aito, dấy lên đồn đoán về tham vọng tự sản xuất xe điện của Huawei trước khi tập đoàn này nhấn mạnh vai trò cung ứng.

Tháng 11/2023, Huawei công bố kế hoạch lập liên doanh với Changan Automobile, công ty ôtô thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, trụ sở tại phía tây nam Trùng Khánh, để phát triển hệ thống và linh kiện xe hơi thông minh. Thời điểm đó, Huawei cho biết đã thảo luận mời Seres góp vốn.

Động thái bán nhãn hiệu Aito của Huawei diễn ra trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc cạnh tranh gay gắt. Cuộc chiến giảm giá diễn ra mạnh mẽ khi nhiều đối thủ góp mặt, bao gồm công ty smartphone Xiaomi.

3 nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc là Li Auto, Xpeng và Nio đều ghi nhận doanh số tháng 6 tăng mạnh nhờ chiết khấu và ưu đãi. Trong khi đó, doanh số của Seres cùng thời gian đạt 44.126 xe, tăng so với tháng trước (34.130 xe).

Nisan GT-R50 – “Cỗ máy bất diệt” Nhật Bản mà bất cứ tay đua nào cũng thèm muốn | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Znews

Đang đứng trên bờ vực phá sản, hãng xe điện Mỹ vớ được phao cứu sinh nhờ “ông lớn” này, cổ phiếu bật tăng 50% từ đáy?

Đang loay hoay với rất nhiều khó khăn, công ty xe điện nổi tiếng nước Mỹ – Rivian này bất ngờ tìm được phao cứu sinh tới từ một ông lớn thế giới.

Tờ CNBC đưa tin, tập đoàn Volkswagen có kế hoạch đầu tư tới 5 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp xe điện Rivian, bắt đầu với khoản đầu tư ban đầu là 1 tỷ USD.

Cụ thể, theo một thông cáo hôm thứ ba của các nhà sản xuất ô tô, khoản tiền bổ sung trị giá 4 tỷ USD dự kiến sẽ được chi vào năm 2026. Kế hoạch cụ thể sẽ là mỗi 1 tỷ USD vào năm 2025 và 2026, tiếp theo là 2 tỷ USD vào năm 2026 liên quan đến một liên doanh dự kiến nhằm tạo ra kiến trúc điện và công nghệ phần mềm.

Cổ phiếu của Rivian đã tăng hơn 50% trong phiên giao dịch hôm thứ ba, hai ngày trước sự kiện dành cho nhà đầu tư. Đây được cho là tin rất vui với Rivian bởi công ty xe điện này vốn đang chịu áp lực từ Phố Wall do đốt tiền mặt và thua lỗ đáng kể. Cổ phiếu Rivian đóng cửa hôm thứ ba ở mức 11,96 USD một cổ phiếu, đã giảm khoảng 49% vào năm 2024.

Bản thông cáo cho biết 1 tỷ USD ban đầu từ Volkswagen sẽ ở dạng trái phiếu chuyển đổi, có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu Rivian vào hoặc sau ngày 1/12.

Giám đốc điều hành và người sáng lập Rivian RJ Scaringe cho biết vào tối thứ ba trong cuộc họp với nhà đầu tư rằng thỏa thuận này sẽ giúp Rivian trên hành trình trở thành công ty có dòng tiền dương.

Ông lưu ý rằng nguồn vốn dự kiến sẽ giúp công ty đẩy mạnh sản xuất những chiếc SUV R2 nhỏ hơn tại nhà máy ở Normal, Illinois, bắt đầu từ năm 2026, cũng như sản xuất mẫu xe điện cỡ trung tại một nhà máy ở Georgia, nơi Rivian đã tạm dừng xây dựng vào đầu năm nay.

“Chúng tôi tin rằng cơ hội phía trước là rất quan trọng. Thỏa thuận này có thể thực hiện được vì chúng tôi tập trung vào việc tích hợp theo chiều dọc kiến trúc mạng, cấu trúc liên kết, V-CPU và các nền tảng phần mềm liên quan. Trước đây tôi đã nói về tầm quan trọng của những nền tảng này và việc tái tạo chúng khó khăn như thế nào”.

Công ty xe điện được cứu ngoạn mục từ cửa tử: Nhận khoản cam kết đầu tư tới 5 tỷ USD, cổ phiếu bật tăng 50% từ đáy- Ảnh 1.

Theo Scaringe, Volkswagen dự kiến sẽ sử dụng kiến trúc điện và phần mềm của Rivian cho các phương tiện bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ này. Ông cho biết liên doanh không bao gồm bất cứ thứ gì liên quan đến công nghệ pin, nền tảng động cơ đẩy của xe, hệ thống điện áp cao hoặc phần cứng tự động và điện.

Scaringe cho biết liên doanh dự kiến sẽ được lãnh đạo bởi một nhóm lãnh đạo “cân bằng”, bao gồm hai đồng CEO, trong đó Rivian bổ nhiệm lãnh đạo kỹ thuật và Volkswagen bổ nhiệm giám đốc điều hành.

Theo Giám đốc tài chính Rivian Claire McDonough, thoả thuận thành lập liên doanh dự kiến sẽ kết thúc vào quý 4 năm nay. Volkswagen sẽ là nhà sản xuất ô tô lâu đời thứ hai nắm giữ cổ phần của công ty có trụ sở tại California. Ford là một trong những bên liên quan lớn nhất của Rivian, với tỷ lệ sở hữu khoảng 12%, cùng với Amazon khi Rivian IPO vào năm 2021. Tuy nhiên, Ford đã rời Rivian vào năm 2023 sau khi rút lại kế hoạch hợp tác phát triển xe điện với công ty.

Mối quan hệ hợp tác giữa Volkswagen-Rivian diễn ra khi các nhà sản xuất ô tô thay đổi chiến lược trong bối cảnh việc áp dụng xe điện chậm hơn dự kiến.

Pietro Zollino, người đứng đầu bộ phận truyền thông doanh nghiệp của VW cho biết thỏa thuận với Rivian không làm thay đổi kế hoạch xây dựng nhà máy xe điện trị giá 2 tỷ USD cho xe tải và SUV Scout Motors đã được công bố ở Nam Carolina.

“Cam kết của chúng tôi đối với Scout không hề thay đổi”, ông nói trong một email vào tối thứ ba.

Rivian đã thực hiện sứ mệnh cắt giảm chi phí trong nhiều tháng. Họ đã cắt giảm nhân sự, trang bị lại nhà máy ở Illinois để tăng hiệu quả và tạm dừng việc xây dựng một nhà máy mới trị giá hàng tỷ USD ở Georgia. Việc dừng xây nhà máy mới dự kiến sẽ tiết kiệm hơn 2,25 tỷ USD chi tiêu vốn, bao gồm cả tác động của việc bắt đầu sản xuất xe R2 sắp ra mắt (mẫu xe rẻ hơn) của Rivian tại nhà máy ở Illinois thay vì Georgia trong nửa đầu năm 2026.

McDonough cho biết khoản đầu tư của Volkswagen dự kiến sẽ giúp công ty phát triển các loại xe R2 mới, rẻ hơn ở Illinois cũng như mẫu xe điện cỡ trung tại nhà máy ở Georgia.

Trước đó, Rivian đã báo cáo khoản lỗ 1,45 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay khi họ trang bị lại nhà máy của mình ở Normal, Illinois, để tung ra các phiên bản cập nhật của xe bán tải R1T và xe SUV R1S EV trước các xe thế hệ tiếp theo vào năm 2026.

Rivian báo cáo 7,86 tỷ USD tiền mặt, các khoản tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn tính đến cuối tháng 3, với tổng thanh khoản hơn 9 tỷ USD.

Theo: CNBC / An ninh Tiền tệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top