Sống ở nông thôn nhưng vẫn tự tin dùng xe điện mỗi ngày: Ít trạm sạc nhưng chẳng bao giờ phải lo lắng nhờ thói quen nhỏ này?

Sống ở nông thôn nhưng vẫn tự tin dùng xe điện mỗi ngày: Ít trạm sạc nhưng chẳng bao giờ phải lo lắng nhờ thói quen nhỏ này?

Nhiều người dùng ở nông thôn e ngại việc không có trạm sạc sẽ ảnh hưởng tới việc di chuyển của những chiếc xe điện, tuy nhiên chuyện này lại chẳng hề to tát với một người đàn ông sống ở vùng nông thôn ít trạm sạc dưới đây.

Tờ báo địa phương Springfield News-Leader 157 tuổi đã có một bài chia sẻ đáng chú ý từ một người sử dụng xe điện. Giữa những lời phàn nàn, Frank Johnson, giáo viên nghỉ hưu, sống ở hạt Dade, bang Missouri, Mỹ, lại cho thấy việc sống chung với xe điện không quá khó khăn như nhiều người hình dung.

Đặc biệt, nơi ông Johnson sống là vùng nông thôn. Sở hữu xe điện ở đây sẽ bất tiện hơn nhiều so với trong thành phố, do không có nhiều điểm sạc công cộng.

Sống ở nông thôn vẫn dùng xe điện: Ít trạm sạc nhưng chưa bao giờ phải lo lắng, đó là nhờ thói quen nhỏ này - Ảnh 1.
Ông Frank Johnson đã sử dụng xe điện được 3 năm. Ảnh: Springfield News-Leader

Vì thế, khi mới mua xe điện, ông Johnson cũng khá lo lắng. Nhưng sau 3 năm sử dụng và đi được khoảng 100.000 km, ông “vui mừng khi có thể nói rằng những lo lắng thuở ấy không còn là vấn đề nữa”.

Không lo lắng về tầm hoạt động

Ông Johnson cho biết đang sử dụng một chiếc xe điện có phạm vi hoạt động là 300 dặm (480km). Tuy nhiên, do chủ yếu loanh quanh phía tây nam Missouri và qua lại thành phố Kansas thăm cháu, ông chưa bao giờ đi xa đến mức đó.

Sống ở nông thôn vẫn dùng xe điện: Ít trạm sạc nhưng chưa bao giờ phải lo lắng, đó là nhờ thói quen nhỏ này - Ảnh 2.
Theo Bloomberg, xe điện tầm vận hành 300 dặm (480km) phổ biến đã khuyến khích người mua xe điện hơn, cho thấy đây là mốc đủ dùng với nhu cầu của số động người Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Ông thừa nhận những lời phàn nàn thường thấy của các chủ xe điện là có thật. Chẳng hạn, trời lạnh, gió mạnh, mưa lớn sẽ khiến tiêu hao điện nhanh hơn. Nhưng xe xăng dầu cũng gặp vấn đề tương tự, chỉ khác ở chỗ nhiên liệu ở đây là xăng chứ không phải điện. 

Do đó, theo ông, trong vô vàn lời phàn nàn về xe điện, điểm trừ “chân thực” nhất vẫn nằm ở trạm sạc. Không phải nơi nào cũng dồi dào trạm sạc, trong khi trạm xăng ở khắp nơi.

Sạc tại nhà là đủ cho sinh hoạt hằng ngày

Do nơi ông sống không có nhiều trạm sạc, ông Johnson cho biết 95% thời gian sạc được thực hiện ở nhà, với bộ sạc cấp 2 220V, chi phí chỉ tương đương 1/5 giá xăng. Thông thường, ông sẽ cắm sạc qua đêm, khi đang ngủ, cài đặt sạc đến 85% để bảo vệ pin.

Sống ở nông thôn vẫn dùng xe điện: Ít trạm sạc nhưng chưa bao giờ phải lo lắng, đó là nhờ thói quen nhỏ này - Ảnh 3.
Theo ông Johnson, đi lại hằng ngày thì không cần đến trạm sạc, sử dụng nguồn điện ở nhà là đủ. Ảnh minh họa: Drive

“Sống ở nông thôn có lẽ vẫn khó khăn với một số người. Nhưng ở thành phố thì không có gì băn khoăn cả. Cứ thoải mái đi 60-80km một ngày, tối về sạc qua đêm và xe điện lại đầy sức sống chỉ sau 2 tiếng. Nếu sạc bằng điện 120V sẽ mất nhiều thời gian hơn”, ông nói.

Bên cạnh đó, ông Johnson cũng dùng sạc nhanh (sạc cấp 3) trên đường cao tốc mỗi khi đến thành phố Kansas thăm cháu. Loại sạc này đắt hơn sạc ở nhà, nhưng chi phí cũng chỉ bằng một nửa tiền xăng thông thường.

Từ nhà ông đến Kansas chỉ cần sạc hai lần, một lần trên đường và một lần khi đến nơi. Mỗi lần sạc nhanh 20 phút là đủ dùng. Trong thời gian đó ông tranh thủ nghỉ ngơi, uống cà phê – điều mọi người cũng thường làm ngay cả khi lái xe xăng dầu.

Sống ở nông thôn vẫn dùng xe điện: Ít trạm sạc nhưng chưa bao giờ phải lo lắng, đó là nhờ thói quen nhỏ này - Ảnh 4.
Nếu đi cao tốc, chỉ cần lên kế hoạch và theo dõi các điểm sạc trên đường là cũng không cần lo lắng. Ảnh minh họa: Car and Driver

Nếu ông Johnson chỉ loanh quanh một phần bang Missouri, con gái ông thậm chí còn lái xe điện đi khắp nước Mỹ. Theo lời ông kể, cô gần như không gặp phải vấn đề gì khi đi nhiều như vậy. Khi gặp vấn đề với trạm sạc, cô có thể tấp vào bãi đỗ cho nhà di động, xe cắm trại. Những nơi đó thường có ổ điện, tốc độ không quá nhanh nhưng đủ dùng để đến điểm sạc kế tiếp.

“Các trạm sạc hiện nằm dọc theo đường cao tốc, cứ khoảng 160 km có một cái. Sự lo lắng về phạm vi đã trở nên tối thiểu kể từ khi tôi sở hữu xe điện”, ông cho hay.

Những nỗi lo vô căn cứ

Ngoài sạc, các chủ xe điện còn nhiều nỗi lo khác, nhưng ông Johnson cho rằng tất cả đều không phải vấn đề.

Chẳng hạn, quá tải lưới điện khi quá nhiều cần sạc một lúc. Ông Johnson nói không cần lo lắng vì xe điện có thể lập trình để sạc vào nửa đêm. Đây cũng là khoảng thời gian thấp điểm mà các nhà sản xuất điện đều mong muốn người tiêu dùng lựa chọn.

Chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp hơn so với khi còn sử dụng xe xăng dầu. Từ tháng 3-2021 đến tháng 3-2024, ông Johnson đã đi 105.000km. Trong khoảng thời gian này, ông hầu như không phải bảo trì bảo dưỡng nhiều, chủ yếu là cần gạt nước và lốp. Những bộ phận này có thể thực hiện ở bất kỳ xưởng dịch vụ nào, không nhất thiết phải vào hãng. 

Về pin cho động cơ, tuổi thọ vào khoảng 480.000km, theo nhà sản xuất. Với xe của ông, một nửa quãng đó nằm trong thời gian bảo hành (8 năm hoặc 240.000km). Vẫn có hiện tượng chai pin (dung lượng xuống dần theo thời gian) nhưng không đáng kể. Khi mới mua, xe ông đi được 490 km khi sạc đầy, giờ là 467 km/sạc. Còn về bình điện sẽ cần thay thế sau 5-7 năm, tương tự xe xăng dầu.

Với vấn đề cháy xe, ông cho rằng nỗi lo đang bị phóng đại. Dựa trên số liệu, lượng xe xăng dầu bốc cháy cao gấp 300 lần so với xe điện. Nhưng ít người chú ý do đã quá quen thuộc. Trong khi đó, xe điện là sản phẩm mới, dễ thu hút sự quan tâm hơn. 

Cuối cùng, ông Johnson đi đến kết luận, xe điện là sự lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình và shipper nếu di chuyển trong vùng. Còn chuyện đi đường dài thì tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người.

Có người vẫn thấy thoải mái, nhưng nhiều người sẽ thấy đi xe xăng dầu tiện lợi hơn. Với trường hợp này, ông cho rằng có thể thuê xe khi đi xa, không nhất thiết phải giữ xe xăng dầu trong nhà. Nếu là người phải đi xa liên tục mới cần xem xét đến các lựa chọn khác.

Koenigsegg Jesko về Việt Nam, tên chủ xe QK còn gây tò mò hơn | Tạp Chí Siêu Xe

Theo Phụ Nữ Số

Trạm sạc VinFast phủ khắp mọi nẻo đường, nạp điện ô tô tiện lợi chẳng kém đổ xăng

Nhờ quãng đường di chuyển dài mỗi lần sạc đầy, mật độ trạm sạc dày đặc và thời gian sạc dần rút ngắn, các chủ xe điện ngày càng tận hưởng những lợi ích to lớn xe điện mang lại.

Sạc xe điện đã quá tiện”

Hơn 7 tháng kể từ ngày nhận chiếc VinFast VF9, chị Thanh Bình đã có đến 4 chuyến đi dài từ Hà Nội về Hà Tĩnh mà không mảy may lo lắng về chuyện sạc pin cho xe. Trụ sạc VinFast bố trí rộng khắp các tỉnh thành mang lại sự thuận tiện tối đa cho những chủ xe hiện tại.

“Mỗi lần sạc đầy chiếc VF9 có thể đi từ đến 480 km, nếu chỉ loanh quanh Hà Nội thì khoảng 10 ngày mới phải sạc 1 lần. Tôi thường dùng trụ 11 kW gần nhà sạc qua đêm, đến sáng là đủ pin sử dụng. Mỗi chuyến đi từ Hà Nội về Hà Tĩnh chỉ cần sạc ở trạm 250 kW khoảng 30 phút là đủ pin cho cả chuyến đi”, chị Thanh Bình cho biết.

Từ một số suy đoán, hoài nghi ban đầu về vấn đề sạc pin, ngày càng có nhiều chủ xe như chị Thanh Bình chia sẻ cảm giác an tâm sau những hành trình hoàn thành thuận lợi với xe điện VinFast.

Tốn khoảng 60 phút sạc pin cho quãng đường di chuyển khoảng 300 km,nghe thì có vẻ ghê gớm nhưng mọi thứ lại rất nhẹ nhàng nếu bạn có kế hoạch cụ thể”, anh Trần Danh Nhân, chủ xe VinFast VF8 cho biết. Chuyển đổi xe xăng sang xe điện đã lâu, anh cảm thấy việc thay đổi thói quen là xứng đáng và hạnh phúc cùng chiếc xe xanh, thông minh của mình.

Người dùng cho rằng sạc pin không phải là vấn đề lớn khi chuyển sang xe điện.

Theo giới quan sát, trung bình một năm người sử dụng ô tô thường di chuyển ở mức phổ biến từ 10.000 km đến 15.000 km, tương đương khoảng 834 km – 1.250 km/tháng.

Như vậy, với những dòng xe điện VinFast đang bán ra thị trường, trung bình một tháng người sử dụng chỉ cần sạc pin khoảng 4 lần. Do đó, thời gian dành cho việc sạc pin không phải vấn đề quá lớn với chủ xe điện như một vài lầm tưởng.

“Nhìn bản đồ trạm sạc hiện tại, đi bất cứ đâu từ đồng bằng đến vùng đèo núi cũng có trạm sạc với đủ công suất khác nhau. Tỉnh lộ, quốc lộ khoảng 30-40 km lại có một trạm”, anh Đỗ Trường, một chủ xe VF 9 cho biết.

Thực hiện khá nhiều chuyến đi dài từ khi nhận xe, anh Trường chưa từng cảm thấy bất tiện vì chuyện sạc điện. Theo anh, chỉ cần lên kế hoạch để nghỉ ngơi đúng các điểm có trụ sạc trên lộ trình là ổn thoả.

Còn khi sử dụng hàng ngày, với tần suất đi khoảng 30 m/ngày, chủ xe VF 9 này chỉ cần sạc pin một lần vào dịp cuối tuần là đủ. Thời gian chờ đợi, anh thoải mái làm những việc khác như đi mua sắm, cafe… hay ngồi trong xe bật điều hoà nghe nhạc.

Ngoài sạc ở trạm công cộng, anh Trường cũng chủ động sạc ở nhà với bộ sạc 3,5 kW theo xe, qua khoảng 10 tiếng, tương đương một giấc ngủ qua đêm, chiếc VF9 của anh có thể đi được khoảng 130 km, đủ cho quãng đường đi làm vài ngày. Vị chủ xe còn ví von việc sạc pin “dễ dàng như cắm quạt hay sạc điện thoại”.

Đầu tư khủng, hệ thống trạm sạc sắp tăng tốc phủ sóng

Ngoài những chia sẻ từ chính chủ xe, tốc độ phát triển hạ tầng trạm sạc của VinFast cũng liên tục được cập nhật trên website của hãng và các ứng dụng bản đồ thông dụng. Với quy hoạch 150.000 cổng sạc, đến nay, hệ thống sạc VinFast đã phủ rộng ở 63 tỉnh, thành phố.

Mật độ dày đặc của trạm sạc VinFast

Trên 125 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc, chủ xe đều có thể dễ dàng tìm thấy trụ sạc, với khoảng cách trung bình giữa hai điểm sạc là 65km. Thậm chí, mật độ này trong đô thị còn thấp hơn, chỉ khoảng 3,5 km giữa mỗi điểm sạc.

Không dừng lại ở đó, hãng xe Việt cho biết vẫn tiếp tục công cuộc phát triển trạm sạc để thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa các điểm sạc. Điểm nhấn mới nhất trên hành trình này là sự xuất hiện của V-GREEN – công ty mới được tỉ phú Phạm Nhật Vượng thành lập, đóng vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện cho VinFast trên quy mô toàn cầu.

Tại Việt Nam, V-GREEN có kế hoạch đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới để xây mới, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống trạm sạc đang có của VinFast.

Giới chuyên gia dự báo, với khoản đầu tư bổ sung này, hệ thống cổng sạc trong nước sẽ mọc lên như “nấm sau mưa” trong những năm tới. Từ đó, khoảng cách giữa việc sạc pin và đổ xăng sẽ gần như bằng không.

Ngoài việc phủ rộng về quy mô, VinFast đang cung cấp cho chủ xe hệ thống trụ sạc với công suất đa dạng từ 11 kW, 30 kW, 60 kW, 180 kW và 250 kW, được lắp đặt tại các địa điểm tiện lợi cho khách hàng như bãi đỗ xe, trạm xăng, dầu, trạm dừng nghỉ…

Gần đây, hãng xe Việt bắt đầu triển khai thử nghiệm loại trụ sạc công suất đến 360 kW tại Đà Nẵng, cho phép sạc nhiều xe cùng lúc với công suất tối ưu tùy theo số lượng xe và khả năng tiếp nhận, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng.

Trụ sạc siêu nhanh của VinFast đang được thí điểm tại Đà Nẵng.

Với những nỗ lực của VinFast, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có hạ tầng trạm sạc tốt nhất thế giới, đi tiên phong trong công cuộc chuyển đổi sang các loại phương tiện xanh.

Theo tính toán, trong năm 2023, hạ tầng trạm sạc của VinFast có mức tăng trưởng lên tới 75% (so với năm 2022). Đây là tốc độ phát triển đáng nể, thậm chí vượt trội so với nhiều nước phát triển trên thế giới.

Trong bối cảnh thị trường xe điện ngày càng thu hút sự quan tâm của những thương hiệu “ngoại binh”, việc sở hữu hạ tầng trạm sạc có độ phủ rộng nhất, được đầu tư kỹ lưỡng sẽ là lợi thế cho hãng xe Việt duy trì vị thế đứng đầu, đồng thời tiến gần hơn tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành hình mẫu về giao thông xanh trong khu vực.

Chi tiết siêu SUV Aston Martin DBX đầu tiên tại Việt Nam | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Tienphong

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top