Vụ tài xế xe Toyota Land Cruiser “hô biến” biển trắng thành biển xanh 80B: Vì sao bị phát hiện?

Vụ tài xế xe Toyota Land Cruiser "hô biến" biển trắng thành biển xanh 80B: Vì sao bị phát hiện?

Cục Hành chính – Quản trị II (thuộc Văn phòng Chính phủ) đề nghị kiểm tra, làm rõ việc xe ôtô của đơn vị gắn biển xanh số 80B – 9189 không hoạt động nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản VETC.

Liên quan đến vụ xe ôtô Toyota Land Cruiser lắp biển xanh giả, ngày 30-6, Bộ Công an cho biết đơn vị nghiệp vụ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) tiếp tục, xác minh dấu hiệu trục lợi của tài xế Ng.Đ.H. (trú tại Hoàng Mai, TP Hà Nội) khi lái xe biển xanh giả đã qua các trạm thu phí, chiếm đoạt số tiền phí đường bộ.

Vụ xe Land Cruiser "hô biến" biển trắng thành biển xanh 80B: Vì sao bị phát hiện?- Ảnh 1.
Thiết bị lật biển được nam tài xế sử dụng. Ảnh: Cục CSGT

Theo Bộ Công an, trước đó Cục CSGT thuộc bộ này nhận được văn bản của Cục Hành chính – Quản trị II (thuộc Văn phòng Chính phủ) đề nghị kiểm tra, làm rõ việc xe ôtô của đơn vị gắn biển xanh số 80B-9189 không hoạt động nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản VETC vào lúc 22 giờ 23 ngày 22-6 tại điểm thu phí cầu Bến Thủy I.

Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lái xe dùng biển xanh giả, quá trình hoạt động đã chiếm đoạt tiền để qua các trạm thu phí đối với tài khoản VETC của xe mang biển kiểm soát thật 80B-9189, Cục CSGT đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát.

Khoảng 10 giờ ngày 30-6, tại Trạm thu phí đường cao tốc Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc cao tốc Hạ Long – Móng Cái, tổ công tác của Đội 2 đã dừng và kiểm tra xe Land Cruiser VX mang BKS 80B-9189 khi thấy có dấu hiệu bất thường. Lúc này trên xe có 5 người, trong đó có tài xế là Ng.Đ.H. (trú tại Hoàng Mai, TP Hà Nội), cùng 4 người phụ nữ.

Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện xe ôtô sử dụng biển số 80B-9189 không đúng với đăng ký xe do Công an TP Hà Nội cấp, đồng thời phát hiện xe có sử dụng thiết bị lật biển số xe với BKS 29A-455.65. Kiểm tra trên hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký xe của Cục CSGT xác định BKS 80B-9189 được cấp cho phương tiện thuộc quản lý của Cục Quản trị – Văn phòng Chính phủ.

Trước bằng chứng nêu trên, tài xế Ng.Đ.H. đã thừa nhận thực chất xe ôtô Land Cruiser VX đang điều khiển mang BKS 29A-455.65 song đã lắp thiết bị lật biển số ở mặt sau là BKS 80B-9189. Cùng với đó, nam tài xế cũng đã xuất trình được giấy đăng ký, đăng kiểm của xe mang BKS 29A-455.65 do mình làm chủ phương tiện.

Theo Cục CSGT, tài xế Ng.Đ.H. đang công tác tại một cơ quan Trung ương.

Hiện nay, biển số xe đã được định danh để quản lý chặt chẽ, do vậy CSGT khuyến cáo đối với mọi hành vi sử dụng biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, các thiết bị thay đổi biển số xe hoặc làm giả giấy tờ phương tiện…, người thực hiện sẽ có nguy cơ bị truy tố hoặc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Bộ 3 Hypercar trăm tỷ được đồn đoán sắp về Việt Nam: Siêu hiếm, độc lạ và cực mạnh | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: nld

Dân chơi Ấn Độ hô biến Honda Civic thành đại siêu phẩm Lamborghini Terzo Millennio “không hề giả trân”

Đại siêu phẩm Lamborghini Terzo Millennio là một mẫu xe ý tưởng tuyệt đẹp của thương hiệu siêu xe nước Ý, mới đây một dân chơi tại Ấn Độ đã quyết biến ý tưởng đó thành hiện thực bằng việc độ lại chiếc xe Honda Civic có giá rẻ hơn nhiều.

Honda Civic là một chiếc xe khá phổ biến được giới độ xe ưa thích tại Ấn Độ. Trước đó, mẫu xe này đã từng được “biến hình” thành Lamborghini Huracan hay Lamborghini Aventador.

Mới đây, một YouTuber đã quyết định biến một chiếc Honda Civic cũ thành mẫu xe Lamborghini Terzo Millennio cực ngầu.

Video kể trên đã được Youtuber có tên Tanna Dhaval đăng tải. Trong video, Tanna Dhaval đã tìm đến thành phố Ahmedabad, nơi chiếc xe “nhái” Lamborghini Terzo Millennio vừa hoàn thiện để đưa chiếc xe của mình trở về nhà, dự định sẽ trưng bày để những khách hàng đến thăm có thể nhìn thấy chiếc xe độc đáo này.

Không giống như các lần độ xe trước đó, chiếc siêu xe Lamborghini Terzo Millennio không dựa trên bất kỳ nền tảng cụ thể của một chiếc xe nào. Thay vào đó, nó được chế tạo hoàn toàn từ đầu.

Khung gầm của chiếc xe được làm bằng các ống kim loại và thiết kế kiểu dáng tương tự như một chiếc xe thể thao. Sau khi bộ khung được thiết lập xong, nhóm độ xe bắt đầu làm việc trên các bộ phận khác như thân vỏ, nội thất, hệ thống điện và động cơ.

Đáng chú ý, chỉ có động cơ và hộp số của chiếc xe này là được sử dụng lại từ mẫu Honda Civic. Động cơ được đặt ở phía sau tương tự thiết kế truyền thống của siêu xe Lamborghini, phần thân vỏ đều được chế tạo từ vật liệu composite sợi thủy tinh để giảm trọng lượng và không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của chiếc xe. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu sợi thủy tinh còn vì chúng dễ gia công hơn nhiều so với vật liệu kim loại.

Ngoài ra, chiếc Lamborghini Terzo Millennio tự chế còn sử dụng một số bộ phận của những chiếc xe khác như bình xăng lấy từ Hyundai Santro, hệ thống treo lấy từ Suzuki Maruti Alto, la-zăng nguyên bản của Honda Civic đã được thay thế bằng bên phụ kiện thứ 3.

Đèn pha và đèn hậu đều được chế tạo để sao cho giống với chiếc Lamborghini Terzo Millennio nhất. Toàn bộ chiếc xe được sơn màu vàng với các chi tiết trang trí sọc nhỏ và một số bộ phận được sơn màu đen.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-27.png

Dự án tạo ra siêu xe Lamborghini mất khoảng 12 tháng để hoàn thành và chủ xe đã chi khoảng 1,25 triệu Rupee (khoảng 382 triệu đồng).

Lamborghini Terzo Millennio Concept là “đứa con cưng” giữa Lamborghini và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), được ra mắt vào tháng 11/2017 tại hội nghị EmTech ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Đây là sản phẩm đầu tiên trong mối quan hệ hợp tác kéo dài 3 năm trị giá 100 triệu bảng Anh giữa hai tổ chức.

Thiết kế của Terzo Millennio được coi là một phần của “dòng Gandini” và là tác phẩm của nhà thiết kế trưởng Mitja Borkert của Lamborghini và bộ phận Centro Stile của Viện Công nghệ Massachusetts. Trong khi đó, công nghệ của xe được phát triển bởi các kỹ sư chuyên nghiệp của Lamborghini cùng các giáo sư và sinh viên của MIT.

Theo Cartoq

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top