Người dùng Mỹ “suýt” trả giá đắt vì quá tin tưởng vào chế độ tự lái của xe điện Tesla Model 3

Người dùng Mỹ "suýt" trả giá đắt vì quá tin tưởng vào chế độ tự lái của xe điện Tesla Model 3

Mỹ – Mới mua xe điện Tesla Model 3 được một năm và thường sử dụng FSD (hệ thống hỗ trợ lái xe), một chủ xe ở Mỹ đã suýt phải trả giá đắt bằng tính mạng mình khi đối diện với đoàn tàu đang băng ngang trước mặt.

Tình huống mới đây xảy ra khi chủ xe Tesla Model 3 đang chạy ở chế độ Full Self-Driving (FSD) suýt va chạm với một đoàn tàu trong điều kiện thời tiết xấu. Vụ việc được ghi lại bởi camera hành trình và sau đó được chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội.

Xem video:

Người dùng Mỹ “suýt” trả giá đắt vì quá tin tưởng vào chế độ tự lái của xe điện Tesla Model 3

Theo đoạn video, hôm 8/5, chiếc Tesla Model 3 đang di chuyển trên con đường mù sương với tầm nhìn bị hạn chế, khi đến gần đường giao cắt với đường ray xe lửa, hệ thống FSD không có dấu hiệu phanh dù đèn cảnh báo đã bật và đoàn tàu đang đến gần.

Phải đến những giây cuối cùng, tài xế mới kịp thời can thiệp, tự đánh lái xe tránh được va chạm trực tiếp với tàu hỏa, nhưng không may lại đâm vào một thanh chắn. Hậu quả là xe bị hư hỏng nặng ở phần bánh trước và hệ thống treo, cùng với một vết nứt trên cản và chắn bùn.

Chiếc Tesla Model 3 sau vụ tai nạn với hệ thống treo bị gãy và bánh trước bên phải bị hư hỏng nặng. (Ảnh : teslamotorsclub)

Chiếc Tesla Model 3 sau vụ tai nạn với hệ thống treo bị gãy và bánh trước bên phải bị hư hỏng nặng. (Ảnh : teslamotorsclub)

Sau tai nạn, chủ xe đã chia sẻ video từ camera hành trình lên diễn đàn Tesla Motors Club, sau đó đoạn video lan truyền rộng rãi trên Twitter và Reddit. Nhiều người dùng mạng xã hội chỉ trích tài xế vì đã quá tin tưởng vào hệ thống FSD trong điều kiện thời tiết xấu và không chú ý đến tốc độ.

Trong khi đó, nam tài xế cho biết đã mua Tesla Model 3 được gần một năm, và đây là lần thứ 2 trong vòng 6 tháng hệ thống FSD không phản ứng với tàu hỏa. Anh đang cố gắng thu thập dữ liệu và tìm kiếm những người dùng Tesla khác có trải nghiệm tương tự để kiện Tesla. Tuy nhiên, anh cũng cho biết các luật sư từ chối nhận vụ kiện của anh do không có chấn thương nghiêm trọng.

Chủ xe cũng giải thích rằng sau một thời gian sử dụng FSD, anh đã quá tin tưởng vào hệ thống, tương tự như cách mọi người tin tưởng vào Cruise Control (kiểm soát hành trình tự động). Anh cũng nói thêm rằng từ khi có bản cập nhật gần đây, xe đã tự động đặt tốc độ khoảng 61 đến 63 MPH (khoảng 98 đến 101 km/h) trên các tuyến đường nông thôn với giới hạn tốc độ 55 MPH (khoảng 88 km/h).

Được biết FSD là hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến của Tesla, được thiết kế để cung cấp các tính năng tự động hóa cao, giúp giảm tải công việc cho tài xế và tăng cường an toàn khi lái xe. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn vai trò của người lái, và Tesla nhấn mạnh rằng chế độ FSD yêu cầu tài xế phải luôn chú ý đến đường và sẵn sàng can thiệp ngay lập tức.

Nhiều chủ sở hữu Tesla thường hiểu lầm về mức độ tự động của hệ thống này, dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.

Những điểm thay đổi “đáng tiền” trên Lexus LX600 so với LX570 cũ | Tạp Chí Siêu Xe

Theo Carscoops

Tậu “thùng tôn di dộng” Tesla Cybertruck dính đầy lỗi, hàng loạt chủ xe đòi hãng đổi xe mới

Mỹ – Chủ nhân chiếc xe bán tải điện “thùng tôn di động” Tesla Cybertruck đang rầu rĩ than trời vì chiếc xe của mình liên tục dính lỗi, yêu cầu được hãng đổi xe mới nhưng chỉ nhận lại sự im lặng.

Tesla Cybertruck là mẫu xe điện đầy tai tiếng của Elon Musk, mở bán chính thức vào cuối năm 2023 với giá khởi điểm từ 57.390-96.390 USD cho 3 phiên bản (RWD, AWD và Cyberbeast). Chiếc xe này không chỉ chậm tiến độ giao hàng mà còn xuất hiện các sự cố với khách mua xe.

Đã có những khách hàng nhận lô hàng đầu tiên nhưng không phải ai cũng gặp may mắn và có được trải nghiệm thú vị với mẫu xe bán tải điện hiệu suất cao này.

Tesla Cybertruck bàn giao khách hàng vào cuối năm 2023. Ảnh: Carscoop

Tesla Cybertruck bàn giao khách hàng vào cuối năm 2023. Ảnh: Carscoop

Chia sẻ trên nền tảng X, chủ tài khoản Lamar MK nói rằng: “Chiếc Tesla Cybertruck của tôi đã bị hỏng sau chưa đầy hai tuần được bàn giao. Chiếc xe cảnh báo lỗi hệ thống lái tương tự như nhiều người khác gặp phải và một số các mã lỗi khác”.

Ngay sau đó, khách hàng này đã mang xe đến trung tâm dịch vụ của Tesla để kiểm tra và sửa lỗi. Ngoài ra, chiếc xe của khách hàng “số nhọ” này còn bị một số vấn đề phiền toái khác như gối tựa đầu bị rũ xuống, không cố định, ghế lái cọ sát với khu vực điều khiển trung tâm và có một vết kẻ dài trên kính chắn gió,… Điều này khiến chiếc Cybertruck của Lamar MK phải nằm trong xưởng dịch vụ nhiều tuần liền.

Tuy nhiên, sau khi được xưởng dịch vụ bàn giao thì chiếc xe lại tiếp tục gặp lỗi điều hòa, dù đã được khắc phục nhanh chóng nhưng tình trạng lỗi điều hòa vẫn tái diễn khoảng một tuần sau đó.

Ở thời điểm này liên tục nhận chiếc xe bị lỗi, sự tức giận của Lamar MK đã lên tới đỉnh điểm và anh đòi Tesla phải đổi cho anh một chiếc Cybertruck hoàn toàn mới.

Tesla Cybertruck từng bị chậm bàn giao, nghi do lỗi bàn đạp ga. Ảnh: Carscoop

Tesla Cybertruck từng bị chậm bàn giao, nghi do lỗi bàn đạp ga. Ảnh: Carscoop

Tuy nhiên, nhiều người theo dõi Lamar MK trên nền tảng X cũng cho rằng có lẽ vì anh sử dụng chiếc Cybertruck này để cho thuê trải nghiệm nên nhiều khách hàng thuê xe không giữ gìn, dẫn đến hư hỏng.

Lamar MK cho thuê chiếc Tesla Cybertruck với giá lên tới 1.500 USD/ngày và nếu chọn chuyến đi ngắn kéo dài khoảng 30 phút, anh chàng này thu của khách hàng 150 USD.

Dù vậy, không chỉ riêng Lamar MK gặp tình trạng này khi sử dụng xe, nhiều chủ xe Tesla Cybertruck cũng đã gặp vô số lỗi khác nhau. Những khách hàng này đang lên án về dịch vụ hỗ trợ khách hàng cực kỳ kém của Tesla sau khi bán được xe.

Ngược lại, vẫn có một số khách hàng “cuồng” thương hiệu Tesla, sẵn sàng bỏ qua các lỗi nguy hiểm mà không quan tâm tới sự an toàn của bản thân.

Jordan Schiefer là chủ sở hữu Cybertruck từng chia sẻ trên Out of Spec Reviews rằng: “Chiếc Tesla Cybertruck thật sự có vấn đề về an toàn, chiếc đai ốc đã bị rơi ra khi di chuyển, cần gạt nước của xe bị lỏng lẻo và dễ gây ảnh hưởng cho kính chắn gió”. Dù vậy, Jordan Schiefer vẫn luôn tin rằng Cybertruck là một phương tiện tuyệt vời.

Vào hồi đầu tháng 4, Tesla cũng đã gửi thông báo đến khách hàng về việc chậm bàn giao xe Cybertruck so với thời gian dự kiến. Một số người dùng nghi ngờ việc chậm trễ này liên quan tới lỗi bàn đạp ga, khiến chân ga bị trượt do các chất bôi trơn bên trong cơ cấu của bàn đạp gây ra. Dù vậy, Tesla cũng không đưa ra bình luận nào về thông tin này.

Theo Carscoops

Báo quốc tế: VinFast VF3 giúp cổ phiếu VFS tăng mạnh sau kỷ lục sau khi nhận “bão đơn” tại Việt Nam

Ngay sau khi hãng xe điện VinFast công bố mở cọc mẫu VinFast VF3 tại Việt Nam và nhận được số lượng đơn cọc kỷ lục, giá cổ phiếu VFS lập tức tăng mạnh. Các chuyên gia đưa ra dự báo lạc quan về diễn biến giá cổ phiếu VinFast trong ngắn hạn và cả dài hạn.

VFS ngày 16/5 tăng vọt sau khi có thông tin hãng xe Việt đã nhận được gần 30.000 đơn đặt cọc chiếc VF 3 trong chưa đầy 72 giờ, theo chuyên trang tài chính lớn Benzinga (Mỹ).

 “Mức độ quan tâm lớn đã khiến giá cổ phiếu VFS đạt mức tăng 15% trong đầu phiên giao dịch hôm 16/5, bổ sung cho mức tăng trước đó. VFS ghi nhận mức tăng 3% vào lúc 14h (giờ địa phương). Chỉ trong 5 ngày qua, cổ phiếu này đã tăng hơn 30%”, Benzinga đánh giá.

Benzinga cho rằng có nhiều nguyên nhân cho thấy đà tăng của VFS có thể là xu hướng bền vững.

VFS: Lạc quan về xu hướng tăng giá, sẽ lên gần 10 USD/cổ phiếu

Theo Benzinga, từ góc độ kỹ thuật, cổ phiếu VFS đang cho thấy xu hướng tăng giá, trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Cụ thể, cổ phiếu VinFast đang giao dịch với giá cao hơn đường trung bình động đơn giản (SMA) của cả giai đoạn 5 ngày và 50 ngày, cho thấy xu hướng tăng giá mạnh. Trên thực tế, SMA giai đoạn 5 ngày gần đây đã vượt lên trên SMA 50 ngày, cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn của VFS.

Trong khi đó, chỉ báo Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) cũng gợi ý rằng tín hiệu mua ở mức 0,1, cao hơn nhiều so với đường tín hiệu ở mức -0,16. Chỉ báo MACD đã vượt qua đường tín hiệu vào cuối tháng 4 và nhiều khả năng sẽ duy trì đà tăng. Đây là tín hiệu tích cực đối với cổ phiếu VFS.

Các nhà phân tích lạc quan về tương lai của VinFast và thống nhất giá mục tiêu của VFS là 9,60 USD – mức tăng giá 122,24% so với mức hiện tại.

Đặc biệt, nhà phân tích Andres Sheppard của Cantor Fitzgerald giữ nguyên xếp hạng “Mua” đối với VFS, cho rằng lợi thế giá vốn có của VinFast và các chiến lược mở rộng tích cực là động lực chính cho tăng trưởng của VFS trong tương lai.

“Các nhà phân tích vẫn lạc quan về tiềm năng lâu dài của VinFast, khiến VFS trở thành cổ phiếu đáng theo dõi trong ngành xe điện”, Benzinga kết luận.

Sức hút của VF 3 và khả năng “đi đầu trong đổi mới” của VinFast

Phân tích riêng về kỷ lục của VF 3, chuyên trang tài chính của Mỹ The Motley Fool, chỉ ra rằng VF 3 được chào bán với mức giá khoảng 10.000 USD nên nhiều người đang tranh thủ nắm bắt cơ hội.

“Mức giá đặc biệt trên dành cho mẫu xe bán cho thuê pin, nhưng ngay cả lựa chọn xe mua đứt pin cũng chỉ rơi vào khoảng 12.000 USD”, một bài viết gần đây trên Fool nói về mức giá phải chăng của VF 3.

Mẫu xe mini VF 3 của VinFast có sức ảnh hưởng “khủng”.

Trong khi đó, Benzinga chỉ ra rằng, thành công của VinFast không chỉ gói gọn trong doanh số bán hàng mà còn trong các mối quan hệ đối tác chiến lược của hãng.

Chẳng hạn, VinFast mới đây công bố thỏa thuận hợp tác quan trọng với Bosch, nhà cung cấp công nghệ ô tô hàng đầu thế giới, giúp khách hàng VinFast tiếp cận mạng lưới rộng khắp gồm 700.000 điểm sạc trên 30 quốc gia tại Châu Âu, từ đó giúp nâng cao sự tiện lợi và tự tin của người dùng VinFast khi họ đi du lịch khắp lục địa này.

“Hơn nữa, VinFast luôn đi đầu trong đổi mới, thể hiện ở việc hãng gần đây ra mắt dịch vụ giải trí mới RIDEVU của Sony trên mẫu ô tô điện VF 8 tại Mỹ.

Qua đó, VinFast trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới ra mắt RIDEVU, nhấn mạnh cam kết cung cấp dịch vụ hiện đại, sản phẩm ô tô điện thông minh và trải nghiệm lái vượt trội cho khách hàng”, Benzinga viết.

Theo: Tuoitrethudo

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top