Lãnh đạo Porsche nói gì sau khi thấy xe điện Trung Quốc Xiaomi SU7 quá giống Taycan? Có khi nào là do “tâm ý tương thông”?

Lãnh đạo Porsche nói gì sau khi thấy xe điện Trung Quốc Xiaomi SU7 quá giống Taycan? Có khi nào là do "tâm ý tương thông"?

Lãnh đạo Porsche đã có bình luận được đánh giá cao khi vừa tránh “đụng chạm” đến mẫu xe điện Trung Quốc Xiaomi SU7, vừa tôn vinh sản phẩm của hãng xe đến từ Đức.

Michael Kirsch - chủ tịch kiêm CEO Porsche Trung Quốc - đã có bình luận đáng chú ý về chiếc xe điện Xiaomi SU7 đang gây sốt - Ảnh: Porsche
Michael Kirsch – chủ tịch kiêm CEO Porsche Trung Quốc – đã có bình luận đáng chú ý về chiếc xe điện Xiaomi SU7 đang gây sốt – Ảnh: Porsche

Cuộc phỏng vấn giữa Michael Kirsch, chủ tịch kiêm CEO của Porsche Trung Quốc, giữa tháng 4-2024 đánh dấu lần đầu tiên hãng xe Đức công khai thảo luận về vấn đề so sánh Xiaomi SU7 và Porsche.

“Thiết kế tốt dẫn mọi người gặp nhau tại một điểm”

Ông Michael Kirsch tin rằng điểm tương đồng giữa Xiaomi SU7 và xe Porsche là do “tâm ý tương thông”, ám chỉ về việc các bên có suy nghĩ giống nhau. Đó là bởi con người có xu hướng tìm đến những thiết kế tối ưu.

Xiaomi SU7 có thiết kế gợi nhớ đến Porsche Taycan - Ảnh: LICHAN
Xiaomi SU7 có thiết kế gợi nhớ đến Porsche Taycan – Ảnh: LICHAN

Từ đó, ông nhấn mạnh Porsche có tính thẩm mỹ thiết kế độc đáo cùng nguyên tắc “thiết kế đi cùng chức năng”. Triết lý này nhấn mạnh việc đưa chức năng vào trung tâm của các quyết định thiết kế.

Ông chỉ ra rằng nguyên tắc này đã định hình nên bản sắc thương hiệu của Porsche trong suốt 75 năm tồn tại. Ông cũng nhấn mạnh đóng góp của Porsche trong đổi mới sản phẩm và các tiêu chuẩn sản xuất.

Kirsch bày tỏ kỳ vọng về cạnh tranh công bằng và hợp pháp với các công ty duy trì các tiêu chuẩn tương tự hoặc thậm chí cao hơn.

Xiaomi SU7 bị nhầm thành Porsche

Phát biểu của ông liên quan đến thiết kế của Xiaomi SU7. Khi ra mắt cuối năm ngoái, Xiaomi SU7 đã nhanh chóng bị cư dân mạng đánh giá “cứ ngỡ mẫu nào đấy của Porsche”. Một số đặt biệt danh cho xe là “Mi Porsche”.

XiaoAI nhầm Xiaomi SU7 là Porsche Taycan khi chiếc xe Trung Quốc mới ra mắt - Ảnh: Sohu
XiaoAI nhầm Xiaomi SU7 là Porsche Taycan khi chiếc xe Trung Quốc mới ra mắt – Ảnh: Sohu

Không chỉ vậy, còn một câu chuyện thú vị khác liên quan đến sự giống nhau này.

XiaoAI là trợ lý ảo nổi tiếng của Xiaomi. Cư dân mạng đã sử dụng XiaoAI trên điện thoại của hãng để tìm kiếm thông tin về Xiaomi SU7.

Chẳng ngờ, XiaoAI lại vô cùng khẳng định đây chính là một chiếc… Porsche chạy điện. Bất chấp hình ảnh được sử dụng là đuôi xe có hẳn dòng chữ “Xiaomi”.

Vô cùng “tự tin”, XiaoAI nói đó là Porsche Taycan có giá 898.000 đến 1,838 triệu NDT ở Trung Quốc.

Cư dân mạng hài hước bình luận: “Bạn học Tiểu Ái (cách gọi XiaoAI ở Trung Quốc) gặp rắc rối rồi”.

Lãnh đạo Xiaomi nói gì?

Li Tianyuan, giám đốc thiết kế của Xiaomi, khẳng định thiết kế SU7 không chủ đích học theo Porsche. Nguyên tắc thiết kế của Xiaomi cũng là tuân theo chức năng.

Xiaomi SU7 tại buổi ra mắt - Ảnh: Xiaomi
Xiaomi SU7 tại buổi ra mắt – Ảnh: Xiaomi

CEO Lôi Quân đề cập đến chủ đề này tại cuộc họp báo SU7, nói rằng thiết kế có ít lực cản nhất sẽ trông giống nhau một cách tự nhiên.

Nhưng bên cạnh đó, CEO Lôi Quân cũng thừa nhận ông muốn tạo ra chiếc xe có thể cạnh tranh với Porsche và Tesla.

Bản thân ông cũng sở hữu xe Porsche và Tesla, và cho rằng nếu muốn tạo ra một chiếc ô tô tốt thì phải cạnh tranh với những nhà sản xuất ô tô tốt nhất trên thế giới.

Có thể nói, thiết kế của Xiaomi SU7 là một trong những yếu tố bán hàng quan trọng. Trang Pan Daily của Trung Quốc dẫn lại kết quả khảo sát từ công ty truyền thông về mảng năng lượng mới Garage No. 42, cho biết 81% khách đặt mua Xiaomi SU7 coi “thiết kế ngoại thất” là yếu tố hàng đầu khi mua xe.

Cận cảnh BMW Z4 sDrive30i M-Sport 2021 – Xe thể thao mui trần cho đại gia Việt ưa phóng khoáng

Theo: Tuoitre

“Anh hàng xóm khó tính” – Trung Quốc lại khiến thế giới phải “ngả mũ thán phục” với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h

“Ông lớn” thế giới – Trung Quốc đánh dấu bước đột phá được chờ đợi từ lâu trong lĩnh vực vận tải bay bằng từ trường với tốc độ kỷ lục lên tới 1.000 km/h.

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h

Tàu hyperloop-maglev (tàu điện từ) của Trung Quốc có tên là T-Flight, đã vượt quá tốc độ 1.000 km/h (623 mph) trong đường hầm thử nghiệm dài 2km ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây. 

Đây được coi còn hơn cả một thành tựu kỹ thuật, cho thấy tiềm năng chuyển đổi vận tải đường bộ bằng một giải pháp thay thế nhanh và mang ý nghĩa sinh thái hơn. Nếu dự án này thành công, T-Flight sẽ trở thành phương tiện vận tải đường bộ nhanh nhất thế giới.

Phương tiện lập kỷ lục tốc độ này lấy cảm hứng từ Hyperloop nổi tiếng (do ông chủ SpaceX, Elon Musk đề xuất vào năm 2013), hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành vận tải lên những chân trời mới. 

T-Flight do Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) thực hiện, nó nêu bật những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực hệ thống bay từ trường và vận chuyển bằng chân không.

Con tàu đã đạt tốc độ chưa từng có trong quá trình thử nghiệm trong đường hầm dài 2km ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, vượt qua các ranh giới kỹ thuật vận tải. 

Đây là thành quả dựa trên nhiều năm nghiên cứu và đổi mới, sáng kiến này thể hiện tham vọng của Trung Quốc trong việc khẳng định vị trí dẫn đầu về công nghệ vận tải trong tương lai từ quốc gia tỷ dân. 

Phát triển phương tiện nhanh nhất thế giới

T-Flight sử dụng lực nâng từ tính (hoặc lực bay lên) để đẩy phương tiện đi qua đường ray ở trạng thái gần như chân không (áp suất chân không thấp). 

Kỹ thuật này gần như loại bỏ hoàn toàn lực ma sát và lực cản không khí, cho phép phương tiện di chuyển ở tốc độ rất cao. Không giống như máy bay và tàu hỏa hiện tại, T-Flight hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và có tốc độ chưa từng có, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du lịch trên bộ.

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h - 1
Tàu T-Flight vừa đạt được tốc độ kỷ lục 1.000 km/h khi thử nghiệm trong đường hầm (Ảnh: Trust my science).

Theo tờ South China Morning Post, cuộc thử nghiệm gần đây do CASIC thực hiện trong đường hầm Đại Đồng đã đánh dấu một bước ngoặt cho công nghệ này. Con tàu đã đạt tốc độ 1.000 km/h, nó không chỉ chứng tỏ tính khả thi về mặt kỹ thuật mà còn cả tiềm năng thương mại. 

CASIC hiện xem xét áp dụng công nghệ này để thiết lập kết nối giữa các thành phố lớn của Trung Quốc, điều này có thể cắt giảm thời gian di chuyển từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút.

Những thách thức và quan điểm

Dự án T-Flight vượt ra ngoài biên giới quốc gia, là một phần trong cách tiếp cận đổi mới và dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực vận tải.

Trung Quốc vốn sở hữu mạng lưới tàu cao tốc tiên tiến, quốc gia đang thể hiện tham vọng dẫn đầu cuộc đua hướng tới tương lai bằng du lịch đường bộ. 

Sáng kiến T-Flight không chỉ là bằng chứng thể hiện năng lực đổi mới của đất nước mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của nước này trong việc vượt qua các ranh giới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng và hiệu quả trên quy mô toàn cầu. 

Trung Quốc đột phá với tàu điện từ trường đạt tốc độ kỷ lục 1.000 km/h - 2
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng phương tiện này để vận chuyển hành khách vào năm 2035 (Ảnh: Futura Science).

Hệ thống này như một phần quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, quốc gia tỷ dân đang định vị mình để gây ảnh hưởng lớn đến xu hướng giao thông tổng thể toàn cầu. 

Tuy nhiên, con đường hiện thực hóa và áp dụng rộng rãi loại tàu này vẫn còn nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, kinh tế và quy định.

Đầu tiên là chi phí xây dựng. Việc tạo ra một mạng lưới đường ray gần như chân không trên khoảng cách xa đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ về vật liệu, công nghệ và lao động chuyên môn. 

Cơ sở hạ tầng này không chỉ có thể hỗ trợ phương tiện di chuyển ở tốc độ cực cao, nó còn phải đảm bảo an ninh và tính bền vững trong thời gian dài. Điều này càng làm tăng chi phí sản xuất và lắp đặt. 

An toàn của hành khách là một thách thức quan trọng khác. Ở tốc độ đạt tới hoặc vượt quá 1.000 km/h, một sai sót hoặc sự cố kỹ thuật nhỏ nhất cũng có thể gây ra hậu quả thảm khốc. 

Mối lo ngại khác liên quan đến môi trường mà hành khách sẽ tiếp xúc trực tiếp trong trường hợp phương tiện bị hỏng đột ngột, họ sẽ trực tiếp phải đối mặt với áp lực khủng khiếp đến từ sự thay đổi áp suất đột ngột và có khả năng bị thiếu oxy gây tử vong.

Điều này đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cực kỳ cao, từ thiết kế toa hành khách và đường ray đến hệ thống điều khiển và cách xử lý trong trường hợp xảy ra khẩn cấp. Để kiểm soát được điều này đòi hỏi những đổi mới về công nghệ chưa từng có và quy định nghiêm ngặt.

Bất chấp những thách thức này, Trung Quốc thể hiện mong muốn mạnh mẽ vượt qua, với mục tiêu đầy tham vọng là đưa T-Flight hoạt động vào năm 2035. 

Đặc biệt vì CASIC là nhà sản xuất tên lửa lớn nhất Trung Quốc đồng thời là cơ quan đóng góp chính cho các chương trình không gian quốc gia. Chính vì thế, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầy hứa hẹn này.

Theo: Dantri

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top