Không phải Mỹ, đây mới là thị trường mà hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc – BYD muốn nhắm tới, tham vọng lật đổ “ngôi vương” của Tesla

Hãng BYD – Hiện tại đang là nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc không có ý định gia nhập vào thị trường ô tô có tính cạnh tranh cao như Mỹ.

Ông Vương Truyền Phúc – người sáng lập và hiện đang là Chủ tịch của hãng xe ô tô Trung Quốc BYD cho biết công ty đang trong giai đoạn “mở rộng hoàn toàn” cho các phương tiện năng lượng mới bao gồm cả xe điện (BEV), xe hydro (FCV), xe hybrid cắm điện (PHEV).

Theo báo cáo của Bloomberg, mặc dù thu nhập ròng của công ty đã tăng gấp 5 lần trong năm 2022 và nguồn kinh phí đầu tư dồi dào nhưng trước mắt BYD sẽ không tiến quân vào thị trường Mỹ để thách thức Tesla.

Việc BYD không quan tâm đến thách thức tại thị trường Mỹ không có nghĩa hãng xe điện thứ 2 thế giới này chỉ tập trung cho thị trường nội địa.

Mục tiêu của ông lớn xe điện Trung Quốc là mở rộng sang các thị trường Nhật Bản và châu Âu như Anh, Đan Mạch, Na Uy… nơi các quốc gia này đang đẩy mạnh và tập trung cho xe điện.

Một sự kiện giới thiệu các sản phẩm xe điện của BYD tại Nhật Bản. (Ảnh: Japan Times)
Một sự kiện giới thiệu các sản phẩm xe điện của BYD tại Nhật Bản. (Ảnh: Japan Times)

Vị Chủ tịch của BYD dự đoán rằng xu hướng bùng nổ xe điện sẽ tạo ra một cuộc tái thiết trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, nơi những hãng ô tô non trẻ có thể vươn lên cạnh tranh một cách sòng phẳng và công bằng với những thương hiệu ô tô có bề dày lịch sử trước đó.

Cũng như nhiều nhà sản xuất ô tô khác, BYD đang phải đối mặt với sự sụt giảm lãi đối với xe điện nhưng họ vẫn bán được lượng xe điện kỷ lục (911.410 chiếc), gần bắt kịp với Tesla. Báo cáo lợi nhuận của họ đã tăng gấp 11 lần trong quý cuối cùng của năm ngoái, bất chấp cuộc chiến về giá để giữ thị phận tại Trung Quốc được các công ty khác tạo ra.

Theo Reuters đưa tin, BYD hiện đang kiểm soát 41% doanh số xe năng lượng mới trên thị trường ô tô, trong khi Tesla chỉ kiểm soát 8% thị trường do họ chỉ bán xe điện chứ không phải là xe hybrid.

BYD Han - mẫu sedan chạy điện dành cho thị trường châu Âu để cạnh tranh với Tesla Model 3.
BYD Han – mẫu sedan chạy điện dành cho thị trường châu Âu để cạnh tranh với Tesla Model 3.

Nhìn chung, doanh số bán hàng của BYD đã tăng hơn 200% trong năm 2022 với 1,85 triệu xe điện cắm sạc các loại nhưng họ không hy vọng có thể tiếp tục tốc độ tăng trưởng đó trong năm nay.

Nhất là khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc đã sụt giảm đáng kể sau khi kết thúc chương trình trợ cấp xe điện từ Chính phủ.

Điều này đã khiến nhà sản xuất ô tô này phải giảm ca làm việc tại hai trong số các nhà máy lớn của mình. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, doanh số bán hàng của BYD nhiều khả năng vẫn sẽ tăng khoảng 80% trong quý đầu tiên của năm 2023.

Mục tiêu bán hàng của BYD trong năm 2023 sẽ chỉ là gần 2 triệu xe nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào xe điện (BEV), đặc biệt là phân khúc xe điện cao cấp nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận với những chiếc xe điện được bán ra.

Đồng thời, công ty cũng kỳ vọng có thể vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện số 1 thế giới.

Hãng xe điện Trung Quốc BYD muốn chiếm ngôi vương số 1 thế giới của Tesla

Kết thúc năm 2022, BYD đã bán được hơn 1,85 triệu xe điện cắm sạc, tăng hơn gấp 3 lần so với kết quả năm 2021 (593.745 xe). Điều này đã giúp BYD trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, nếu xét riêng trường hợp xe điện chạy pin (BEV), BYD chỉ bán được 911.141 xe, dù tăng 184% so với năm trước nhưng vẫn chưa thể vượt qua được Tesla khi nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ đã giao hơn 1,3 triệu xe tới tay khách hàng trên toàn cầu. 

Loạt sản phẩm xe điện của BYD được giới thiệu trong một sự kiện sự kiện báo chí tại Tokyo, Nhật Bản.

Chính vì vậy, BYD đã quyết tâm đặt mục tiêu bán gần 2 triệu xe trong năm 2023, trong đó tập trung nhiều hơn vào dòng xe BEV, đặc biệt là phân khúc xe điện cao cấp.

Điều này không chỉ giúp cho nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc này củng cố vị thế của mình trên thị trường xe điện toàn cầu, mà còn gia tăng tỷ suất lợi nhuận với những chiếc xe điện được bán ra.

“Chúng tôi sẽ thay đổi cấu trúc công nghiệp toàn cầu đối với phân khúc ô tô cao cấp và biến giấc mơ của chúng tôi sẽ trở thành hiện thực nhờ nỗ lực nghiên cứu và phát triển trong hơn 20 năm”, ông Vương Truyền Phúc – người sáng lập kiêm Chủ tịch của BYD chia sẻ trong buổi lễ ra mắt thương hiệu hạng sang mới với tên gọi YangWang vào tháng 11 năm ngoái.

Đến tháng 1/2023, hãng đã lần đầu tiên giới thiệu ra thị trường 2 mẫu xe điện hạng sang mới có tên gọi YangWang U8 (SUV) và U9 (Siêu xe thể thao) với mức giá khoảng 800.000 – 1.500.000 nhân dân tệ (116.878 – 218.429 USD), dự kiến sẽ bán ra trong năm 2023.

Một trong những lý do BYD quyết định tham gia vào lĩnh vực xe điện hạng sang là do vị thế thương hiệu đang trở nên bấp bênh tại thị trường Trung Quốc.

Mặc dù doanh số bán hàng của BYD tăng trưởng mạnh mẽ trong năm vừa qua nhưng hầu hết lại đến từ mẫu xe điện giá rẻ và trung bình với mức giá từ 100.000 – 300.000 nhân dân tệ (14.560 – 43.700 USD), chẳng hạn như Song, Qin, Dolphin và Han.

Thương hiệu xe điện hạng sang YangWang được kỳ vọng giúp tăng lợi nhuận và hình ảnh thương hiệu cho BYD.

Nhưng sự cạnh tranh trong phạm vi giá này đang ngày một gia tăng. Tesla đã phải giảm giá mạnh vào tháng 1 vừa qua, đưa mức giá tiêu chuẩn của Model 3 từ 265.900 nhân dân tệ (38.700 USD) xuống còn 229.000 nhân dân tệ (33.360 USD). Mức giá của Tesla model 3 hiện đang cạnh tranh trực tiếp với BYD trên phân khúc giá trung bình.

Những hãng khác như Volkswagen và Honda cũng đang củng cố hoạt động kinh doanh xe điện của họ tại Trung Quốc, điều này cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với sự thống trị của BYD.

Morgan Stanley cho biết: “Việc ra mắt các mẫu xe điện cao cấp mang thương hiệu YangWang sẽ mở đường cho BYD việc thâm nhập vào phân khúc giá cao trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xe điện phổ thông, nơi họ sớm đạt đỉnh trong thời gian tới.”

Dòng xe điện hiện tại của BYD, chủ yếu bao gồm các mẫu xe giá rẻ và trung bình, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động ở mảng kinh doanh ô tô của BYD trong những năm gần đều khá thấp, dưới 5% so với 25% của Tesla.

Mục tiêu vượt qua Tesla của BYD gặp nhiều thách thức khi đối thủ giảm giá còn mình lại phải tăng giá bán do hết được hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc.

Xe điện (BEV) và xe hybrid cắm điện (PHEV) sinh lời ít hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong vì giá pin quá đắt.

Việc BYD gặp khó khăn trong việc tăng lợi nhuận đã buộc công ty phải tham gia vào các phân khúc thị trường khác, trong đó thương hiệu xe điện hạng sang Yangwang được kỳ vọng không chỉ tăng lợi nhuận mà còn nâng cao hình ảnh của công ty.

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu trong năm 2023, BYD đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản, khu vực châu Âu và các quốc gia Đông Nam Á.

Đặc biệt, họ đang làm nhiều cách để có thể vào được Bắc Mỹ vốn đang thị trường hàng đầu của Tesla, Toyota, Volkswagen và các hãng khác. Chỉ có như vậy, mục tiêu vượt qua Tesla của BYD mới sớm trở thành hiện thực.

Theo Carscoops / Nikkei

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top