Không “ngán” taxi điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhưng sếp Vinasun muốn sớm đưa xe điện vào kinh doanh taxi

Trong nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 25/04, một nội dung được cổ đông CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) sếp Vinasun dù không ngại đối đầu với taxi điện VinFast nhưng cũng muốn sớm đưa xe điện vào kinh doanh taxi của hãng.

Sếp Vinasun chỉ ra 4 gạch đầu dòng quan trọng cần giải quyết trước khi đưa xe điện vào kinh doanh taxi - Ảnh 1.

Phó Tổng giám đốc Vinasun Trần Anh Minh trả lời trong đại hội, việc nghiên cứu, tiếp cận và kinh doanh xe điện là một chỉ tiêu trong năm nay.

Ông Minh lưu ý, xe điện là một phương tiện, không phải mô hình kinh doanh. Trước đây, các loại xe đang sử dụng nhiên liệu hoá thạch, nay đang hướng tới nhiên liệu tái tạo.

Bên cạnh xăng, dầu, đã có xe dùng khí hoá lỏng, hydrogen, và đang tiếp cận mô hình hybrid – điện và xăng. Sắp tới sẽ hướng tới xe điện, về lý thuyết là phương tiện sạch và xanh, đó là điều Công ty đang hướng tới.

Tuy nhiên với một doanh nghiệp vận tải taxi, cần phải đánh giá mọi tính khả thi ở mọi phương diện khi đưa một phương tiện vào kinh doanh.

Hiện nay, một công ty như Vinasun phải quan tâm đến 4 lĩnh vực: chi phí đầu tư; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, phụ tùng; và giá xe khi thanh lý và tính thanh khoản.

Hiện nay, trên các phương tiện đang có mức độ so sánh giữa xăng và điện. Nhưng với Vinasun, điện chỉ là một phần, còn phải tính toán đến chi phí pin. Phải tính toán giữa xăng và pin, điện.

Điều tiếp theo phải cân nhắc là chi phí thời gian, chi phí cơ hội đối với một chiếc xe khi vận hành, cụ thể là thời gian chờ đợi sạc điện để lưu hành, và tính sẵn sàng sạc điện. Khi cung và cầu của các trạm sạc thay đổi trong tương lai, khi xe điện có xu hướng gia tăng, vị trí và tính phổ biến của các trạm sạc sẽ cực kỳ quan trọng.

Ông Minh cho biết, Vinasun phải tính được hiệu suất thời gian, chi phí cơ hội của anh em lái xe với hoạt động này. Vinasun đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tính khả thi, và chắc chắn sẽ tìm kiếm cơ hội để triển khai.

Trước mắt, Vinasun cũng sẽ đầu tư mua sắm một số xe hybrid, xe điện để đa dạng hóa giúp khách hàng tăng trải nghiệm.

Sếp Vinasun chỉ ra 4 gạch đầu dòng quan trọng cần giải quyết trước khi đưa xe điện vào kinh doanh taxi - Ảnh 2.
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của

Là một thương hiệu taxi lớn có thị phần lớn nhất tại miền Nam, Vinasun không tránh khỏi phải đương đầu với sức ép cạnh tranh từ các mô hình như ứng dụng gọi xe của Grab, Gojek… Mặc dù vậy, đại diện Vinasun nhìn nhận, việc cạnh tranh này là điều diễn ra thường xuyên và liên tục.

Ông Trần Anh Minh – Phó TGĐ Vinasun cho biết, khi đến một giai đoạn, ưu và nhược điểm của một mô hình sẽ bộc lộ. Theo ông Minh, chỉ có Vinasun có khả năng tái đầu tư vào xe mới trong năm 2022. Vinasun App ghi nhận lượng khách hàng tăng gấp 5-6 lần. Hiện tại khách hàng sử dụng dịch vụ Vinasun đều thấy hài lòng trên mọi phương diện.

Hệ thống của Vinasun không quản lý xe chạy trên app, mà quản lý từng cuốc xe trên đường, dù khách hàng vẫy xe hay gọi qua tổng đài, app. Vinasun App là tâm huyết của Việt Nam, sử dụng cả bản đồ cũng của Việt Nam.

Sau khi liên tiếp thua lỗ xấp xỉ 300 tỷ trong hai năm 2020 và 2021, Vinasun đã bật tăng trở lại với mức lãi 185 tỷ đồng năm 2022, gấp gần 8 lần kế hoạch, doanh thu thuần đạt 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2021.

Kết quả kinh doanh phục hồi, khởi sắc còn được thể hiện ở một số chỉ báo như lượng đặt app năm qua đã tăng trưởng đột biến, từ bình quân 2.691 lượt/ngày lên 17.022 lượt/ngày. Tương đương, mỗi phút Vinasun có khoảng 12 lượt đặt qua ứng dụng.

Số lượng nhân viên của Vinasun đến cuối năm 2022 đã tăng 136 người so với năm 2021. Hay, Vinasun cũng đầu tư tăng thêm 700 xe trong năm 2023 ở cả công ty mẹ và con.

Sếp Vinasun chỉ ra 4 gạch đầu dòng quan trọng cần giải quyết trước khi đưa xe điện vào kinh doanh taxi - Ảnh 3.
Nguồn: VNS

Công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 700 chiếc xe mới trong năm 2023 (gồm 230 xe 4 chỗ và 470 xe 7 chỗ), nhưng lượng xe thanh lý và bán trả chậm cho tài xế kinh doanh dưới hình thức thương quyền là khoảng 450 chiếc.

Với kết quả tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2023, Vinasun đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất tổng cộng 1.377 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế 209,42 tỷ đồng, tăng lần lượt 123% và 112,98% so với năm ngoái.

Trong quý I đầu năm, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 53 tỉ đồng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 25% kế hoạch cả năm.

Sau Hà Nội và TP.HCM, taxi điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp xuất hiện tại Huế, “quân số” ban đầu 250 xe

Sau Hà Nội, TP.HCM sẽ là địa phương tiếp theo mà taxi điện VinFast hoạt động. Theo một số nguồn tin, sau TP.HCM, taxi điện VinFast sẽ xuất hiện tại Huế với “quân số” ban đầu là 250 xe.

Chiều ngày 24/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi làm việc Công ty Cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh (GSM) về đề xuất đăng ký hoạt động xe Taxi thuần điện trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc GSM Nguyễn Văn Thanh cho biết, GSM là đơn vị kinh doanh xe Taxi thuần điện đầu tiên có tại Việt Nam, với thương hiệu Taxi Xanh SM sử dụng các dòng xe điện VinFast VF5, VinFast VF e34 (Taxi GreenCar) và VinFast VF8 (LuxuryCar).

Công ty đã chính thức khai trương đi vào hoạt động tại Hà Nội vào ngày 14/4/2023 vừa qua. Sự kiện mở ra một kỷ nguyên mới của taxi: Thông minh, không gây ô nhiễm và không gây tiếng ồn, thân thiện với môi trường. Hiện đang rất được người dân ủng hộ và yêu thích.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, Công ty nhận thấy tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Việt Nam và là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn hàng năm.

Và chính các vị khách quốc tế là các khách hàng rất ưa thích sử dụng các phương tiện xanh và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, Công ty mong muốn đăng ký hoạt động xe taxi thuần điện trên địa bàn tỉnh.

“Trong thời gian tới, Công ty sẽ bắt đầu tuyển dụng và tổ chức đào tạo bài bản về tiếng anh, ngành dịch vụ cho các tài xế để mang đến trải nghiệm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Công ty. Dự kiến, trong giai đoạn 1 sẽ đưa vào hoạt động 250 taxi thuần điện” – Tổng Giám đốc GSM Nguyễn Văn Thanh cho biết thêm.

Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương hoan nghênh, đánh giá cao việc Công ty GSM tiến hành nghiên cứu và mong muốn đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương giao các sở, ban, ngành phối hợp với Công ty GSM tổ chức khảo sát, đánh giá để đề xuất phương án phù hợp theo quy mô, nội dung đề xuất của công ty. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và có định hướng phù hợp cho công ty đầu tư trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, taxi điện là một trong những giải pháp tiên tiến mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần giảm ô nhiễm không khí; phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường.

Đồng thời việc triển khai dịch vụ taxi điện khẳng định quyết tâm của tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển giao thông xanh, bền vững.

https://www.youtube.com/watch?v=Fi9fJMbEG3c
So sánh VinFast VF7 và VF e34 – Khác biệt hoàn toàn nhưng vẫn là Crossover hạng C | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: Nhịp sống thị trường

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top