Hơn 10 tỷ USD mà chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Vingroup “bơm” cho hãng xe điện VinFast bao gồm những gì?

Không chỉ góp vốn thành lập công ty, tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các cổ đông sáng lập VinFast cũng đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay hàng tỷ USD của nhà sản xuất xe điện tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Tuy việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn còn bỏ ngỏ, VinFast vẫn có thể tạm yên lòng với cam kết tài trợ vốn từ người sáng lập mới đây.

Ngày 26/4, tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần VinFast và ông Phạm Nhật Vượng ký thoả thuận cam kết, theo đó, trong vòng 1 năm tới, ông Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân.

Tập đoàn Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD thời hạn tối đa 5 năm. Tổng số tiền cam kết 2,5 tỷ USD.

Vingroup đã “bơm” bao nhiêu cho VinFast?

Tính đến hết năm ngoái, khoảng 8,2 tỷ USD đã được Vingroup, các công ty liên kết và bên cho vay bên ngoài sử dụng để tài trợ cho chi phí hoạt động và chi phí vốn của VinFast kể từ năm 2017, theo nội dung báo cáo F-1/A công bố hồi đầu tháng 3.

“Vingroup vẫn là nhà tài trợ cam kết cho sự phát triển và thành công của chúng tôi”, VinFast nêu. Nhà sản xuất xe điện Việt Nam tin rằng mối quan hệ lâu dài với Vingroup là một lợi thế cạnh tranh đáng kể , đáng chú ý nhất là việc chia sẻ chuyên môn và hợp tác phát triển phần mềm giữa hơn 1.100 kỹ sư trong hệ sinh thái Vingroup, giúp tạo công nghệ khác biệt cho VinFast.

Hết năm 2022, tổng tài sản trên sổ sách của VinFast đạt hơn 4,8 tỷ USD. Nguồn vốn tài trợ ghi nhận: 2,8 tỷ USD nợ ngắn hạn, 1,8 tỷ USD các khoản vay và nợ dài hạn chịu lãi suất, và 3,56 tỷ USD nợ dài hạn.

Trên thực tế, các khoản vay quốc tế VinFast hàng tỷ USD và cả trái phiếu phát hành trong nước hầu hết được bảo lãnh bởi tập đoàn Vingroup và các bên liên quan.

Một trong những bài toán của VinFast là làm sao huy động được nguồn tiền trả các nghĩa vụ nợ đến hạn trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh còn yếu những năm đầu. Lời giải không có gì bất ngờ chính là việc thông qua các khoản vay của bên liên quan, thuộc hệ sinh thái tập đoàn Vingroup.

Ngay cả khi VinFast tiến hành cơ cấu lại, chuyển sang chế độ sản xuất xe điện hoàn toàn, việc thanh lý dây chuyền sản xuất xe xăng (ICE), với mức giá trên 1 tỷ USD, cũng do CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (Vietnam Investment Group), cổ đông lớn của Vingroup và được sở hữu bởi hai vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng mua lại.

VIG đã đồng ý rằng, trong trường hợp công ty chuyển nhượng tài sản ICE cho bất kỳ bên thứ ba nào để lấy tiền mặt, cũng sẽ tái đầu tư vào VinFast.

Hàng nghìn xe điện Việt Nam đầu tiên đã được bàn giao cho khách hàng Mỹ

Đúng như cam kết đã tuyên bố cách đây nhiều năm, tập đoàn Vingroup đã dồn toàn lực cho VinFast và vẫn sẽ không dừng lại. Đáp lại hàng tấn tiền đã chi ra, nhà sản xuất xe điện Việt Nam đang đạt được những bước tiến quan trọng, hàng nghìn xe điện Việt Nam đầu tiên đã được bàn giao cho khách hàng Mỹ.

Vingroup đã chính thức bước vào cuộc chơi toàn cầu với quyết tâm chinh phục thế giới”, ông Phạm Nhật Vượng viết trong báo cáo thường niên tập đoàn Vingroup 2022.

Nhưng chắc chắn VinFast sẽ không thể mãi sống bằng tiền và sự bảo trợ của các nhà sáng lập. Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam sẽ phải tự đứng bằng đôi chân của mình thông qua việc tìm cách phát hành tăng vốn chủ sở hữu, huy động các nguồn vốn khác cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh lõi.

Bloomberg: Hãng xe điện VinFast đón tin cực vui trước thềm IPO vào Mỹ: Nhận 2,5 tỷ USD từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup

Theo lời đã hứa trước đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Công ty cổ phần Vingroup sẽ cung cấp thêm 2,5 tỷ USD cho đơn vị ô tô điện của công ty VinFast trước đợt chào bán cổ phiếu tại Mỹ.

Theo Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup, sẽ đích thân trao 1 tỷ USD cho VinFast trong năm tới. Ngoài ra, Vingroup sẽ cung cấp cho VinFast khoản vay lên đến 5 năm trị giá 1 tỷ USD. Vingroup cũng sẽ cấp cho VinFast 500 triệu USD.

Năm 2019, ông Vượng từng cho biết sẽ dành 2 tỷ USD tài sản cho VinFast. 

Khoản tài trợ và cho vay trị giá 2,5 tỷ USD này sẽ tạo thêm nguồn lực để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho VinFast, đẩy nhanh tốc độ phát triển để nhanh chóng đạt được mục tiêu tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu, Vingroup cho biết trong thông cáo.

Cũng theo Bloomberg, VinFast đang xem xét tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) tại Mỹ ngay trong quý 2 năm nay. Trong khi đó, việc sản xuất xe điện của VinFast tại Mỹ dự kiến không bắt đầu cho đến năm 2025.

Các thông tin được đưa ra trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô Việt Nam tăng cường nỗ lực thâm nhập thị trường nước ngoài. VinFast có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Bắc Carolina và đã vận chuyển lô xe điện thứ hai đến Bắc Mỹ vào ngày 16/4. Công ty cũng lên kế hoạch giao xe tại Mỹ vào tháng 5, đến Canada vào tháng 6 và gửi những chiếc xe đầu tiên đến châu Âu vào tháng 7.

Đợt giao hàng thứ hai tại Bắc Mỹ và Canada của VinFast diễn ra khi nhà sản xuất ô tô non trẻ này đang cố gắng tạo dựng chỗ đứng tại các thị trường nước ngoài cạnh tranh khốc liệt.

Theo thông tin từ Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng có giá trị tài sản ròng khoảng 4,1 tỷ USD, là chủ tịch của Vingroup, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công viên giải trí và có một trường đại học.

VinFast được ông Vượng thành lập vào năm 2017. Tính đến cuối năm ngoái, Vingroup cùng các công ty con và các bên cho vay bên ngoài đã “bơm” khoảng 8,2 tỷ USD vào VinFast, theo hồ sơ trước IPO của VinFast.

Ông Vượng trực tiếp sở hữu 18,12% cổ phần của Vingroup, theo số liệu của Bloomberg. Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, hay VIG, trong đó ông Vượng có khoảng 92% cổ phần, nắm giữ 33% cổ phần của Vingroup.

Ông Vượng không trực tiếp nắm giữ bất kỳ cổ phần nào trong VinFast, nhưng tính đến ngày 30/9, Vingroup sở hữu 51,5% cổ phần của VinFast, VIG nắm giữ 33,5% cổ phần của công ty và Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Ngôi sao Châu Á có 15% cổ phần.

https://tapchibonbanh.com/kham-pha/van-hoa-xe/su-giong-nhau-thu-vi-trong-cach-o-to-cua-2-ty-phu-elon-musk-va-pham-nhat-vuong-thanh-bai-tai-ky-nang.html?fbclid=IwAR1TqyGbYvav8Yh-jOdaUXbn_RB4KUE_Rx6FTAGwTBodk4HU4JMVhbyx_FI

Sự giống nhau thú vị trong cách ô tô của 2 tỷ phú Elon Musk và Phạm Nhật Vượng: Thành bại tại kỹ năng?

Cả tỷ phú Elon Musk hay Phạm Nhật Vượng đều không chỉ bán xe với những tính năng vật lý của sản phẩm mà thực tế họ bán câu chuyện của mình: sự táo bạo, luôn vượt qua giới hạn và là người hùng của thời đại.

Trong khi Ford tốn cả triệu đôla chạy quảng cáo trong các trận đấu của NFL phát trên TNT, ông chủ Tesla mời phi hành gia Nasa lái Tesla Model X đến bệ phóng và từ đó bước lên tàu vũ trụ SpaceX Dragon.

Còn ở Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng mời được Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi của Malaysia – Dr Mahathir Mohamad, cầm cái chiếc Lux SA 2.0 đi với vận tốc hơn 100 km/h.

Phi hành gia Nasa lái Tesla Model X và Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi của Malaysia Mahathir Mohamad thử xe so với quảng cáo thương mại cùng phát trên một kênh truyền hình thì cái nào ấn tượng và được người xem nhớ lâu hơn? Chắc không cần có câu trả lời thì ai cũng biết.

Đây là chưa kể phi hành gia Nasa và Thủ tướng huyền thoại của Malaysia chắc chắn sẽ được ưu tiên hơn ở các chương trình tin tức hot nhất và cũng được viral khủng khiếp trên mạng xã hội. Còn với một video quảng cáo thương mại về ô tô thì…

Cũng từ quảng cáo khác nhau việc thúc đẩy nhu cầu đến người tiêu dùng khi sở hữu một chiếc xe cũng sẽ khác nhau rất lớn.

Nói đến nhu cầu, Elon Musk làm ô tô điện lúc mà trên thị trường, yếu tố công nghệ cho loại xe này còn chưa chín muồi. Thế nhưng, vị tỷ phú thiên tài và lập dị này nhìn vào khả năng giải quyết vấn đề về công nghệ, tạo ra sản phẩm đột phá và nhu cầu của thị trường chứ không nhìn vào những điều mà những người khác coi là không thể.

Còn ở Việt Nam, ông Vượng làm ô tô thương hiệu Việt khi chẳng có mấy ai tin là một doanh nghiệp trong nước nào có thể thực hiện điều đó bởi quá nhiều rào cản. Nhưng cũng giống như Elon Musk, Chủ tịch Vingroup chẳng quan tâm đến khó khăn mà tin rằng người Việt Nam làm được.

Khi đã có những thành công bước đầu với ô tô xăng, vị tỷ phú đặc biệt nhất của đất nước hình chữ S đã có một cú ngoặt ngoạn mục khi dồn toàn lực cho xe điện và chấm dứt sản xuất xe xăng từ đầu năm 2022.

Thế nhưng, không còn giống như lần đầu tiên sản xuất ô tô, lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm ô tô điện của ông Phạm Nhật Vượng đã khác. Hơn 37.000 xe được đặt hàng trước từ Việt nam cho thương hiệu xe điện của Vinfast, với tổng số tiền nếu toàn bộ số xe VF e34, VF8 và VF9 được đưa đến người tiêu dùng là gần 1,4 tỷ USD – con số chưa từng có trong lịch sử ngành ô tô Việt Nam. Còn nếu tính thêm số đơn hàng trên toàn cầu, con số sẽ lên gần 2 tỷ USD.

Và để làm được kỳ tích đó, ông Vượng đơn giản chỉ cần làm lễ ra mắt những chiếc xe điện mới toanh của mình tại CES 2021, mà không cần thêm các chiến dịch hoành tráng nào khác trước đó.

Vậy điều gì khiến người dùng tin vào sản phẩm xe điện của ông Phạm Nhật Vượng khi tỷ phú này không phải là dân công nghệ, mới làm xe điện và sản phẩm cũng chưa được chứng minh về chất lượng trên thực tế?

Có lẽ, giống như Elon Musk, người dùng tin vào lời hứa của 2 tỷ phú này, khi họ đều cam kết và thực hiện được những điều mà nhiều người coi là không thể. Elon Musk thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp xe điện ở Mỹ, còn ông Vượng thay đổi hoàn toàn suy nghĩ “người Việt không làm nổi con ốc vít”.

Tỷ phú Richard Branson là người sáng lập Tập đoàn Virgin, nhận xét về Elon Musk: “Bất cứ điều gì những người hoài nghi nói là không thể làm được, Elon đã đi ra ngoài và biến thành sự thật. Ở Việt Nam, điều đó cũng đúng với ông Vượng.

Cũng giống như Elon Musk, trong khi các hãng xe xăng nổi tiếng thế giới phải mất cực nhiều công sức mới bán được vài nghìn xe ở Việt Nam thì ông Vượng chỉ cần ra mắt, mới là sản phẩm mẫu thì đã có hàng chục nghìn đơn hàng đặt mua trước và phải chờ rất lâu mới được nhận xe.

Nếu Tesla của Elon Musk đại diện cho “giấc mơ Mỹ” thì Vinfast của ông Vượng có thể coi là đại diện cho hình ảnh của một Việt Nam mới đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ thế giới.

Trên thực tế, việc một người Mỹ mua xe Tesla hay một người Việt Nam mua ô tô điện của Vinfast đều có chung một đặc tính tương tự nhau, đó là được gắn liền hình ảnh: “Tôi đi trước thời đại”.

Cả tỷ phú Elon Musk hay ông Vượng đều không chỉ bán xe với những tính năng vật lý của sản phẩm mà thực tế họ bán câu chuyện của mình: sự táo bạo, luôn vượt qua giới hạn và là người hùng của thời đại.

Sức ảnh hưởng của chủ nhân Tesla hay Vinfast đã bao phủ lên thương hiệu xe điện mà họ bán khiến sản phẩm có một sức hút khó cưỡng, mà những thương hiệu ô tô truyền thống không thể có được.

Nếu như ở Mỹ, phi hành gia Nasa lái chiếc Tesla Model X thì ở Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đi chiếc Vinfast VF8, chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi thăm nhà máy sản xuất ô tô ở Hải Phòng. Khó có thể có một cơ hội nào tốt hơn thế với một thương hiệu ô tô điện ở Việt Nam.

Điều còn lại là, ông Vượng có thể giống Elon Musk ở quyết tâm biến điều không thể thành có thể, cơ hội marketing đặc biệt mà không một hãng xe truyền thống nào làm được, cũng như khả năng bán một câu chuyện huyền thoại về chiếc xe điện… nhưng sản phẩm được chứng thực trên thị trường ra sao thì sẽ cần chờ thời gian mới có câu trả lời.

Cũng vì thế, dự báo Vinfast có thể được định giá tối thiểu 50 tỷ USD, cao hơn cả Honda và Ford khi niêm yết ở Mỹ vẫn chỉ là một giả định cần được kiểm chứng. Còn Elon Musk với Tesla hiện được định giá cao hơn cả 4 ông lớn sản xuất ô tô (Honda, Toyota, Daimler, Volkwagen) trên thế giới cộng lại, dù năm 2020 thì Tesla chỉ sản xuất 400.000 xe, còn 4 hãng kia cho ra thị trường tới 26 triệu xe.

https://www.youtube.com/watch?v=p_Yyfibu-nc
Đại gia chốt 2 chiếc Rivian R1T – Có thể quay xe 360 độ? | Tạp Chí Siêu Xe

Nguồn: Bloomberg / vtc.vn

Theo Nhịp sống thị trường

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top