GMA T.50 – Siêu xe kế thừa về và viết tiếp câu chuyện của huyền thoại McLaren F1 đầu tiên được bàn giao sau hơn 2 năm giới thiệu

Gordon Murray vừa ký tên mình lên chiếc siêu xe GMA T.50 đầu tiên xuất xưởng, chỉ có 100 chiếc T.50 được sản xuất và tất cả chúng đã có chủ nhân.

Gần hai năm rưỡi sau khi Gordon Murray tiết lộ về siêu xe GMA T.50 – Siêu xe kế thừa về và viết tiếp câu chuyện của huyền thoại McLaren F1 đầu tiên được bàn giao sau hơn 2 năm giới thiệu T.50, ông đã đánh dấu khung gầm đầu tiên trong số 100 xe lắp ráp thủ công đến tay khách hàng bằng chữ ký của mình.

Đó là một thời điểm mang tính bước ngoặt theo nhiều cách, đặc biệt vì đây có thể sẽ được lịch sử ôtô ghi nhớ là chiếc xe thể thao hút khí tự nhiên cuối cùng trang bị động cơ V12.

McLaren,  sieu xe ke nhiem anh 1
Gordon Murray đánh dấu lên khung gầm chiếc xe đầu tiên bằng chữ ký.

Trong khi các nhà sản xuất siêu xe khác đang hạn chế nhắc đến xy-lanh để nói đến pin nhiên liệu nhiều hơn, thì Murray và đội ngũ của ông đã cố gắng vượt qua đại dịch để viết tiếp câu chuyện của ngày hôm qua. Động cơ V12 mà ông ấp ủ thậm chí còn mạnh hơn kế hoạch ban đầu.

Ông Murray cho biết: “Ngay từ thời điểm chúng tôi công bố T.50, được định hình là siêu xe tập trung vào người lái nhất thế giới, tôi đã mong chờ ngày này.

McLaren,  sieu xe ke nhiem anh 2

Thiết kế và chế tạo T.50 là một hành trình đáng kinh ngạc với phần lớn công đoạn ban đầu đã được hoàn thành trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh, vì vậy được chứng kiến kiệt tác nghệ thuật khung liền khối bằng sợi carbon trên chiếc xe của khách hàng đầu tiên chính thức đi vào lắp ráp trong vòng chưa đầy 2 năm rưỡi kể từ khi tiết lộ quả là một điều kỳ diệu”.

Đó là một quá trình phát triển nhanh chóng, nhưng siêu xe hiện đã chính thức được sản xuất và việc khách hàng có thể trải nghiệm phiên bản kế nhiệm thực sự của McLaren F1 chỉ còn là vấn đề thời gian.

Murray cho biết thêm: “Đội ngũ tại Gordon Murray Automotive (GMA) nên tự hào về những gì họ đã đạt được và tôi rất nóng lòng được lắng nghe phản hồi của khách hàng khi họ nhận xe”.

GMA T.50 dẫn đầu việc đưa công ty gia nhập thị trường ôtô và theo sau sẽ là siêu xe T.33 có công suất tương tự. T.33 sẽ được phân biệt là một siêu xe có nhiều đặc tính grand touring hơn, chỉ có hai chỗ ngồi và có tính năng khí động học truyền thống nhưng tiên tiến hơn so với quạt hiệu ứng mặt đất (ground effect), loại công nghệ trên xe đua F1 mà T.50 sử dụng.

GMA T.50 – Siêu xe đua hoàn hảo nhất thế giới, chuẩn chẳng cần phải chỉnh

Những siêu xe trên thế giới luôn bị giới hạn về tốc độ, nhưng với thiên tài Gordon Murray thì không. Ông đã đưa siêu phẩm GMA T.50s Niki Lauda tới hiệu năng cực đại.

Một nhà thiết kế xe đua lỗi lạc, Gordon Murray đã có sự nghiệp cực kỳ thành công kéo dài tới 52 năm với nhiều chiếc xe đua vô địch Công thức 1 và siêu phẩm McLaren F1 danh tiếng. Vào năm 2020 vừa qua, ông đã khởi đầu một chương mới với công ty riêng Gordon Murray Automotive và GMA T.50.

Với vị trí lái trung tâm tương tự McLaren F1 và cánh quạt khí động học tương tự xe đua “Fan Car” Brabham BT46B, T.50 giống như một album với những “bản hit” nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Murray.

Với thiết kế tối ưu về mọi mặt, GMA T.50 được mệnh danh là siêu xe thương mại hoàn hảo nhất mọi thời đại, và là chiếc xe đem tới cảm giác lái thuần khiết nhất mà tiền có thể mua được.

Nhưng trong khi T.50 được thiết kế để có thể lưu thông hàng ngày ngoài đường thì chiếc xe bạn thấy ở đây – GMA T.50s Niki Lauda – là một con quái vật chỉ dành riêng cho đường đua.

Không còn phải tuân thủ các giới hạn của một chiếc xe dân dụng, nhà thiết kế thiên tài Gordon Murray đã đưa siêu phẩm GMA T.50s Niki Lauda tới hiệu năng cực đại.

Nếu là một fan F1, chắc chắn bạn sẽ thấy quen thuộc với cái tên Niki Lauda. Dù chỉ 3 lần vô địch F1 trong các mùa giải 1975, 1977 và 1984, nhưng tay đua người Áo sinh năm 1949 này là người duy nhất đưa chiến thắng về cho cả 2 hãng xe danh giá nhất là FerrariMcLaren.

Ra mắt vào đúng 22/2/2021 – Sinh nhật Lauda, phiên bản mới nhất của T.50s cũng đồng thời là sự vinh danh của Gordon Murray tới ông. Cũng được đặt tên theo một tay đua F1 quá cố, nhưng không có bất kỳ sự liên hệ hay “đá xoáy” nào giữa T.50s Niki Lauda và McLaren Senna ở đây.

Lấy cảm hứng từ chiếc McLaren F1 huyền thoại mà ông từng tạo ra, GMA T.50 vẫn được trang bị động cơ V12 hút khí tự nhiên, tương tự như mẫu xe đó. Tuy nhiên, động cơ của T.50 lại do Cosworth sản xuất với dung tích 3.9 lít, có khả năng tạo ra công suất cực đại 654 mã lực và mô-men xoắn cực đại 468 Nm. Động cơ này được chế tạo đặc biệt với tốc độ tối đa lên đến 12.100 vòng/phút và có thể đạt được cong số này từ tốc độ cầm chừng trong chỉ 0,3 giây.

Nói về chiếc xe này, ngoài động cơ mạnh mẽ và khối lượng cực nhẹ, ta còn phải nói về hệ thống khí động học “thiên tài” mà Giáo sư Gordon Murray đã thiết kế cho nó. Hệ thống này bao gồm bộ khuếch tán cỡ lớn đặt dưới gầm xe, bộ cánh gió chủ động phía trên cùng một cánh quạt tua-bin kép, có khả năng quay với vận tốc 7.000 vòng/phút để tạo thêm lực ép cho xe. Bộ tua-bin này sử dụng nguồn điện phụ 48V để vận hành.

Bộ tua-bin này lấy cảm hứng từ chiếc xe đua Công thức 1 Brabham BT46B với ứng dụng hút khí từ gầm xe để giảm hiệu ứng mặt đất sinh ra khi xe vận hành ở tốc độ cao. Ứng dụng này trước đây cũng được Murray và đội của ông sử dụng trên McLaren F1 với quy mô nhỏ, giúp tăng 5% lực ép và giảm 2% lực cản.

Về phần khuếch tán của xe, nó tích hợp một đường ống dốc nhưng không làm giảm tốc luồng khí, nhờ vào tốc độ tua-bin cao, luồng khí sẽ qua cụm chi tiết này sẽ được tăng tốc, tăng hiệu quả.

Chế độ High Downforce

Ở chế độ này, cánh gió phía sau sẽ được nâng cao, đồng thời bên dưới, đường ống dẫn gió bên dưới mở và cánh quạt quay ở chế độ trung bình. Với thiết lập này, toàn bộ hệ thống sẽ giúp tăng lực ép, tăng sự ổn định và độ bám đường của xe. Mặt khác, khoang động cơ cùng các-te dầu cũng được làm mát nhờ luồng khí dưới gầm xe.

Chế độ Streamline

Chế độ này được sử dụng để tăng lực nâng, giảm lực ép, lực kéo cũng như khả năng tiêu hao nhiên liệu của xe. Để làm được điều đó, cánh quạt của xe sẽ vận hành ở tốc độ tối đa, ống dẫn gió dưới gầm xe đóng, tạo nên luồng khí xoáy. Cánh gió đặt ở vị trí âm 10 độ, chốc xuống dưới. Tất cả kết hợp nhằm giúp giảm hiệu ứng mặt đất cho xe.

Chế độ Vmax Boost

Thiết lập của chế độ này có phần tương đồng so với Streamline, sự khác biệt duy nhất của nó chính là việc vận hành bộ tua-bin bằng viên pin. Điều này giúp động cơ hoạt động ít tải hơn, tạo công suất lớn nhằm mang đến cho xe tốc độ tối đa.

Gordon Murray còn cho biết thêm, nếu lấy đồ bịt phía sau đuôi xe, chiếc T.50 sẽ trở thành chiếc máy hút bụi cực kỳ sạch, còn không, bạn sẽ chẳng muốn lái xe sau nó đâu. Ông còn cho biết ở chế độ Streamline, khi tất cả các bộ phận hoạt động cùng nhau, lực cản sẽ được giảm 12,5% so với bình thường. Nhìn chung, bộ tua-bin của T.50 tận dụng luồng không khí và giảm hiệu ứng mặt đất hiệu quả hơn 30% so với thông thường.

Gordon Murray Automotive cho biết T.50 sẽ được sản xuất giới hạn 125 chiếc, trong đó, 100 chiếc xe sẽ là bản thương mại và 25 chiếc còn lại là bản đặc biệt, được thiết kế cho đường đua.

Cụ thể,  Chỉ có 25 chiếc T.50s Niki Lauda sẽ được sản xuất, tất cả đều được đặt tên theo mỗi chặng trong số 25 chiến thắng F1 của những chiếc xe do Murray thiết kế. Chiếc đầu tiên sẽ được đặt tên là Kyalami theo tên một đường đua ở Nam Phi – quê hương của ông. Cuối cùng, giá bán của mỗi chiếc sẽ là 3,1 triệu Bảng Anh (tương đương 100 tỷ đồng).

https://www.youtube.com/watch?v=m0fUrE0LJnI&list=RDCMUChe8fjO-LdDVjP6EPoazgfw&index=8
Top 3 mẫu siêu xe đẹp và hiếm nhất thế giới, có mẫu chỉ sản xuất duy nhất 1 chiếc | Tạp Chí Siêu Xe

Theo: GMA / Zingnews / motor1

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Scroll to Top